Sơn La: Đẩy nhanh tiến độ Dự án kè suối Nặm La giai đoạn 2

Nguyễn Nga | 30/03/2022, 14:45

(TN&MT) - Dự án kè suối Nặm La, thành phố Sơn La là một trong các công trình trọng điểm của tỉnh, góp phần cải tạo dòng chảy, đảm bảo thoát lũ, tạo cảnh quan môi trường đô thị, ứng phó BĐKH. Sau hơn 5 năm triển khai, Dự án đã hoàn thành giai đoạn I, đang tập trung thi công giai đoạn II, mục tiêu năm 2023 sẽ hoàn thành dự án.

1(1).jpg

Thi công cầu Dây Văng.

Trước đây, vào mùa mưa lũ, hàng nghìn hộ dân sinh sống ở hai bên bờ suối Nặm La thuộc các phường Quyết Thắng, Chiềng Cơi, Chiềng Xôm, Chiềng An, thành phố Sơn La lại hết sức lo lắng vì nguy cơ bị ngập úng. Do đó, dự án kè suối Nặm La được triển khai có ý nghĩa quan trọng để cải tạo dòng chảy, thoát lũ, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, tạo điểm nhấn đô thị cho thành phố Sơn La. Không chỉ thế, còn góp phần phát triển đô thị hai bên suối Nậm La, thúc đẩy phát triển thương mại du lịch thành phố.

Dự án được UBND tỉnh Sơn La phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 23/8/2016 và phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư tại Quyết định số 1346/QĐ-UBND ngày 24/5/2017, với tổng mức đầu tư trên 1.475 tỷ đồng.

Trong đó, giai đoạn I từ cầu Dây Văng đến hồ Tuổi Trẻ, khởi công xây dựng từ ngày 20/1/2017; hoàn thành và bàn giao cho UBND thành phố quản lý, vận hành, khai thác sử dụng từ tháng 10/2019 và đã kết thúc thời gian bảo hành.

Giai đoạn II gồm 3 đoạn, từ cầu 308 - cầu Dây Văng; cầu Coóng Nọi - viện Dưỡng Lão; hồ Tuổi Trẻ - cầu Tông Panh. Gồm các hạng mục kè suối, đường hai bên kè, cầu Dây Văng, cầu Coóng Nọi, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh. Dự kiến thực hiện từ nay đến hết năm 2023.

3.jpg

Đẩy nhanh tiến độ thi công cầu Dây Văng để kịp thông cầu kỹ thuật trước mùa mưa năm 2022.

Ông Nguyễn Thế Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sơn La, cho biết: Dự án có 1.050 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng, với diện tích thu hồi là 30,1 ha liên quan tới 6 xã, phường gồm: Chiềng Cơi, Tô Hiệu, Quyết Thắng, Chiềng Lề, Chiềng An và xã Chiềng Xôm. Quá trình triển khai, thực hiện, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ban ngành của tỉnh, các xã, phường có liên quan, kịp thời đối thoại, lắng nghe, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của người dân để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; thực hiện chi trả tiền đền bù đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đến nay, UBND thành phố đã hoàn thành GPMB và bàn giao cho đơn vị thi công trên 30 ha để thi công thực hiện dự án, còn lại khoảng 0,1 ha và 20 hộ gia đình đang tiếp tục thực hiện GPMB.

Hiện nay, toàn tuyến từ cầu 308 đến cầu Dây Văng đã thi công hoàn thành đạt trên 60% khối lượng so với hợp đồng. Nhà thầu cũng đã thi công hoàn thiện hạng mục kè bờ trái, 290/353 m đường giao thông và vỉa hè. Bờ phải hiện đã có mặt bằng để tổ chức triển khai thi công, đã hoàn thành 54/56 đơn nguyên kè.

Đoạn từ cầu Coóng Nọi - Viện Dưỡng lão, cũng đã hoàn thành trên 53% khối lượng. Các nhà thầu đã thi công hoàn thiện cầu Coóng Nọi, 101/120 đơn nguyên kè bê tông cốt thép. Khối lượng còn lại đang thi công gồm 19 đơn nguyên kè; đường giao thông hai bên kè; hạ tầng kỹ thuật đang tiếp tục triển khai thi công.

Đối với đoạn từ hồ Tuổi Trẻ - cầu Tông Panh, đã hoàn thành trên 27% khối lượng. Đã thi công hoàn thành 20 đơn nguyên kè, hiện nay đang tiếp tục tập kết vật tư, vật liệu và tổ chức thi công.            

2(1).jpg

Thi công kè suối đoạn hồ Tuổi Trẻ - cầu Tông Panh.

Theo Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, Ban quản lý đang chỉ đạo nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình tại các vị trí đã được UBND Thành phố bàn giao mặt bằng. Riêng hạng mục cầu Dây Văng đã chỉ đạo nhà thầu tăng ca, triển khai thi công ca 3 để kịp tiến độ thông cầu kỹ thuật trước mùa mưa năm 2022.

Trong quá trình triển khai, chủ đầu tư đã chỉ đạo nhà thầu luôn đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn giao thông, trang bị các biển báo công trường thi công, lập hàng rào phạm vi công trường. Các phương tiện vận chuyển vật tư, vật liệu, chở đất đắp, đất đổ thải phải đảm bảo đúng tải trọng cho phép, vệ sinh sạch sẽ trước khi tham gia lưu thông trên đường để đảm bảo vệ sinh môi trường trên các cung đường vận chuyển. Đồng thời, chủ đầu tư thường xuyên đôn đốc đơn vị tư vấn giám sát nhà thầu thi công cũng như thường xuyên kiểm tra nhắc nhở các nhà thầu đảm bảo đúng tiến độ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Nam: Thấp thỏm nỗi lo sạt lở núi
    Vị trí địa lý, điều kiện địa hình phức tạp cùng những thay đổi khó lường của thời tiết dưới tác động của BĐKH khiến miền núi Quảng Nam luôn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở núi trong mùa mưa bão.
  • Càng nhiều thiết bị lạnh – Trái đất càng nóng lên
    (TN&MT) - Điều hòa không khí, tủ lạnh là những thiết bị rất quen thuộc với đời sống hằng ngày, nhưng chính các thiết bị này đang góp phần phát thải một lượng lớn khí nhà kính, làm tăng tình trạng biến đổi khí hậu.
  • Cơ hội và thách thức phát triển thị trường việc làm xanh
    (TN&MT) - Chuyển dịch năng lượng là quá trình phức tạp nhưng sẽ mang đến nhiều cơ hội lớn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Thời tiết ngày 20/9, cả nước có nhiều nơi mưa to
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 20/9, khu vực Bắc Bộ và khu vực Trung Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
  • Điện Biên: Ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp
    (TN&MT) - Trong những năm qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của các hiện tượng thời tiết cực đoan như: hạn hán, rét đậm, mưa lũ, giông lốc... khiến cho ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên gặp không ít khó khăn, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Trước thực trạng đó, tỉnh Điện Biên đã đề ra một số giải pháp nhằm ứng phó biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp, giúp người dân ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực.
  • Tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ các hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn năm 2023, Cục Biến đổi khí hậu tổ chức Hội thảo tham vấn hoàn thiện Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát và kết quả khảo sát, đánh giá việc thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ tầng ô-dôn. Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Nguyễn Tuấn Quang chủ trì Hội thảo.
  • Việt Nam đóng góp tích cực vào tiến trình khôi phục tầng ô-dôn
    (TN&MT) - Năm 2023, Liên hợp quốc đã đưa ra chủ đề cho Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ô-dôn 16/9 là “Nghị định thư Montreal: Khôi phục tầng ô-dôn và giảm thiểu biến đổi khí hậu”.
  • Đài KTTV khu vực Nam Bộ: Đẩy mạnh sử dụng công nghệ trên nền tảng AI
    (TN&MT) - Đến nay, Đài Khí tượng thủy văn (KTTV) khu vực Nam Bộ đã chuyển toàn bộ phương pháp dự báo KTTV truyền thống sang công nghệ số, từng bước sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI… để nâng cao chất lượng dự báo, cung cấp những sản phẩm chất lượng trong thời gian sớm nhất phục vụ công tác phòng chống thiên tai và các nhu cầu kinh tế - xã hội.
  • Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ: Từng bước chuyển đổi số
    (TN&MT) - Khí hậu thay đổi đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với toàn cầu và khu vực Nam Trung Bộ cũng không là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương chuyển đổi số của Chính phủ, của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đã từng bước chuyển đổi số trong công tác quan trắc, truyền tin và dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn để ứng phó hiệu quả với những biến đổi cực đoan có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân, hạn chế những tác động tiêu cực do thời tiết gây ra.
  • Quản lý hoạt động dự báo, cảnh báo KTTV thời đại 4.0: Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu
    (TN&MT) - Trong bối cảnh chuyển đổi số và công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các ngành, nghề, lĩnh vực tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, việc thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (KTTV) là một xu hướng tất yếu.
  • Phát triển kiến trúc bền vững - thích ứng với biến đổi khí hậu
    Nằm trong khuôn khổ EXPO Kiến trúc 2023, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chiều 8/9, Hội thảo chuyên đề “Phát triển kiến trúc bền vững – Thích ứng với biến đổi khí hậu” đã diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế uy tín.
  • Chủ tịch tỉnh Lào Cai thị sát công tác khắc phục hậu quả mưa lũ
    ( TN&MT) - Sáng ngày 13/9, ngay sau khi nhận thông tin mưa lũ xảy ra trên địa bàn thị xã Sa Pa gây thiệt hại lớn làm 03 người chết và 07 người mất tích, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường đã đến hiện trường thị sát chỉ đạo khắc phục hậu quả và động viên người dân bị ảnh hưởng do mưa lũ.
  • Lào Cai bất ngờ có lũ ống: 2 người chết và 5 người mất tích
    (TN&MT) - Theo báo cáo nhanh của Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, vào tối 12/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn, lũ ống, lũ quét xuất hiện tại nhiều địa phương, cuốn trôi nhiều người và tài sản. Theo báo cáo đã có 2 người chết và 5 người mất tích cùng nhiều tài sản hoa màu bị thiệt hại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO