Sơn La: Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg về chấn chỉnh công tác quản lý đất đai

Nguyễn Nga | 29/05/2020, 21:35

(TN&MT) - Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai, từ năm 2019 tới nay, tỉnh Sơn La đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên toàn tỉnh.

Huyện Mai Sơn vừa thực hiện cưỡng chế phá vỡ công trình xây dựng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông tại xã Hát Lót

Siết chặt xử lý vi phạm

Thực hiện Chỉ thị số 01, huyện Mai Sơn đã chỉ đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, TN&MT tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị liên quan tuyên truyền, xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền. Thường xuyên nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện về quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng đô thị, quản lý hành lang giao thông tại các xã, thị trấn.

Ông Lò Văn Biên, Trưởng phòng TN&MT huyện Mai Sơn cho biết: Năm 2019, trên địa bàn huyện đã kiểm tra, phát hiện 54 trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đất đai, ban hành 27 quyết định xử phạt hành chính, 22 trường hợp đã chấp hành nộp phạt với số tiền phạt 88,5 triệu đồng.

Quý 1/2020, đã lập biên bản vi phạm 17 trường hợp, gồm 3 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng (xây dựng không có giấy phép); 6 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp; 8 trường hợp sử dụng đất sai mục đích, san ủi cải tạo đất nông nghiệp (đã dừng thi công). Xử phạt 3 trường hợp với số tiền 11,5 triệu đồng. Qua các đợt kiểm tra đã kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm không có giấy phép xây dựng, sử dụng đất không đúng mục đích.

Bên cạnh đó, huyện đã ban hành Kết luận thanh tra đối với 3 xã, yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu UBND các xã trong công tác quản lý đất đai.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tăng cường rà soát, xử phạt vi phạm về đất đai

Còn tại huyện Thuận Châu, năm 2019, UBND huyện đã tiến hành rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với 4 tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn. Đồng thời, qua thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử dụng đất 5% tại xã Tông Lạnh, đã xác định: UBND xã chưa thường xuyên kiểm tra, xác minh quỹ đất 5% của xã dẫn đến việc sử dụng quỹ đất chưa được chính xác, qua xác minh phát hiện 5.059 m2 đất giao cho hộ đấu thầu của 17 hộ chưa chính xác, đất chưa kê khai, chưa thu tiền thuê đất.

Cùng với đó, từ năm 2019 tới hết quý 1/2020, huyện Thuận Châu có 17 trường hợp vi phạm về sử dụng đất đai, chủ yếu là các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

Ông Tạ Đăng Hải, Trưởng phòng TN&MT huyện Thuận Châu đánh giá: Thời gian qua, ở một số xã việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai còn thiếu chặt chẽ, do chưa nắm chắc tình hình sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, việc san ủi, cải tạo mặt bằng trái phép vẫn diễn ra ở một số khu vực. UBND xã, thị trấn chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự xây dựng, trật tự đô thị và đất đai theo quy định. Ý thức chấp hành Luật Đất đai, Luật xây dựng của một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân còn hạn chế dẫn đến vi phạm trong quá trình đầu tư xây dựng.

Duy trì, tăng cường kiểm tra, giám sát

Theo lãnh đạo Sở TN&MT Sơn La, trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sơn La đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên toàn tỉnh. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chỉ thị, đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của người dân dần được nâng cao; số công trình xây dựng sai phép và không có phép đã có chiều hướng giảm.

Tới nay, toàn tỉnh đã thực hiện nghiêm việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tại cấp tỉnh, cấp huyện. Về các dự án đã có kế hoạch hàng năm nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện, Sở TN&MT đã phối hợp với các huyện, thành phố rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh hủy bỏ 52 danh mục công trình, dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa có quyết định thu hồi; hủy bỏ 42 dự án quá 3 năm chưa thực hiện.

Huyện Quỳnh Nhai di dời máy móc ra khỏi khu vực san ủi, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép

Đặc biệt, trong công tác thanh, kiểm tra, trong quý 1/2020, Sở TN&MT đã ban hành 14 thông báo kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận thanh tra, 2 văn bản đôn đốc thực hiện các kết luận thành tra, kiểm tra đã ban hành.

Tại cấp huyện, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn. Qua đó, phát hiện, xử lý 32 trường hợp vi phạm sử dụng đất sai mục đích, xây dựng trái phép, gồm 2 trường hợp tại huyện Sốp Cộp; 6 trường hợp tại Thuận Châu; 17 trường hợp tại Mai Sơn; 2 trường hợp tại Vân Hồ; 5 trường hợp tại TP Sơn La.

Trong quý I còn xảy ra 2 vụ liên quan đến tranh chấp đất đai tại xã Chiềng Khoa và xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, đã giải quyết xong 1 vụ, đang giải quyết 1 vụ. Huyện Phù Yên đã tổ chức kiểm tra, giải tỏa 1 công trình xây dựng tại xã Huy Hạ trái với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nên vừa qua, việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra còn bị gián đoạn. Tình trạng vi phạm quy hoạch tại khu vực cụm xã, trung tâm cụm xã còn diễn ra, chưa được kịp thời ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm ngay từ cơ sở.

Trong thời gian tới, Sở TN&MT sẽ tiếp tục rà soát xây dựng, tham mưu sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách hướng dẫn thi hành phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng và tình hình thực tế tại địa phương.

Đề nghị UBND cấp huyện, xã tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo việc sử dụng đất, đầu tư xây dựng công trình, nhà ở đúng theo quy hoạch. Thường xuyên tổ chức các đợt phổ biến, tuyên truyền các nội dung đổi mới chính sách pháp luật đất đai; các quy định mới về xử lý vi phạm pháp luật đất đai; nội dung thanh tra, kiểm tra.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO