Sơn La: Đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường niên vụ nông sản 2021-2022

Nguyễn Nga | 17/06/2022, 16:46

(TN&MT) - Ngày 17/6, Đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường với các cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Hậu làm trưởng đoàn đã kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại 4 cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La.

ktra-cat-que-1.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Hậu cùng đoàn công tác kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường tại Xưởng chế biến cà phê Cát Quế, xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu.

Chuyển biến tích cực về bảo vệ môi trường

Ghi nhận tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Cát Quế, niên vụ năm 2021-2022, Công ty đã tiến hành thu mua và chế biến 9.646 tấn cà phê tươi tại Xưởng chế biến cà phê Cát Quế (xã Muổi Nọi huyện Thuận Châu). Quá trình hoạt động, Công ty cơ bản đã chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đã tiến hành thu gom, xử lý chất thải theo quy định. Đã lắp đặt hệ thống đồng hồ đo lưu lượng nước thải; 11 camera giám sát tại các khu vực xử lý nước thải sản xuất, truyền dữ liệu về Sở TN&MT.

ktra-cat-que-2.jpg
ktra-cat-que-3.jpg

Hệ thống xử lý nước thải Xưởng chế biến cà phê Cát Quế.

Tại Công ty TNHH xuất nhập khẩu cà phê Minh Tiến, Công ty đã tiến hành thu mua và chế biến 5.357 tấn cà phê tươi tại Xưởng chế biến cà phê bản Sẳng xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La. Công ty cơ bản đã chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đã tiến hành thu gom, xử lý chất thải; đã lắp đặt hệ thống 7 camera giám sát tại các khu vực xử lý nước thải, truyền dữ liệu về Sở TN&MT. Tuy nhiên, hiện Công ty chưa hoàn thiện Hồ sơ thiết kế các hạng mục công trình của dự án gửi Sở Xây dựng thẩm định; chưa tổ chức kiểm tra, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo đúng quy định.

Niên vụ vừa qua, Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La của Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La đã tiến hành thu mua, chế biến 11.388 tấn cà phê tươi. Trong hoạt động sản xuất, Hệ thống xử lý nước thải công suất 200m3/ngày đêm của Nhà máy gặp sự cố, chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý không đảm bảo quy chuẩn.

ktra-phuc-sinh-2.jpg
ktra-phuc-sinh-1.jpg

Kiểm tra tại Nhà máy chế biến sâu tinh chế cà phê từ sản phẩm cà phê Sơn La của Công ty Cổ phần Phúc Sinh Sơn La, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn.

Thực hiện yêu cầu của Đoàn kiểm tra, Công ty đã dừng các hoạt động của Trạm xử lý nước thải, không xả nước thải ra môi trường, xây dựng 1 hồ kỵ khí HDPE dung tích 7.200m3 để lưu giữ nước thải. Bên cạnh đó, xây dựng 1 hồ chứa được phủ bạt HDPE dung tích 484m3 để tiếp nhận nước thải sau sản xuất và nước rỉ vỏ từ khu vực ủ bã vỏ cà phê. Đối với hồ tiếp nhận nước thải, Công ty đã tiến hành bơm nước về hồ chứa nước thải và rắc vôi bột để khử trùng.

Công ty cũng đã lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các khu vực xử lý nước thải sản xuất, truyền dữ liệu về Sở TN&MT. Song, Công ty chưa gửi Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và hạng mục xử lý nước thải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, thực hiện tổ chức nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định.

Đối với Hợp tác xã xây dựng và phát triển nông thôn Mường Chanh, niên vụ năm 2021-2022, Hợp tác xã đã tiến hành thu mua và chế biến 11.868 tấn cà phê tươi tại Xưởng chế biến cà phê Mường Chanh (xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn). Quá trình hoạt động, Công ty cơ bản đã chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, đã tiến hành thu gom, xử lý chất thải; đã lắp đặt 7 camera giám sát khu vực xử lý nước thải sản xuất, truyền dữ liệu về Sở TN&MT. Tuy nhiên, hiện đơn vị chưa hoàn thiện các nội dung giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định; chưa tổ chức nghiệm thu các hạng mục Hệ thống thu gom xử lý chất thải (được Sở Xây dựng kiểm tra nghiệm thu) theo quy định.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Niên vụ 2021-2022, thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường, nguồn nước đối với hoạt động chế biến nông sản, chăn nuôi, Đoàn kiểm tra, giám sát với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường tại 4 cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung.

ktra-muong-chanh-1.jpg

Kiểm tra tại Xưởng chế biến cà phê Mường Chanh, xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn.

Hình thức kiểm tra gồm kiểm tra trực tiếp tại cơ sở và giám sát qua hình thức trực tuyến, liên tục - camera giám sát truyền thực tiếp qua app điện thoại về các thiết bị di động thông minh để cập nhật, không phân biệt không gian và thời gian giám sát. Đồng thời, giao UBND cấp xã thường xuyên giám sát hoạt động sản xuất, bảo vệ môi trường, trường hợp có vấn đề phát sinh kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo UBND huyện, Đoàn kiểm tra.

Định hướng xây dựng cơ sở thu gom nước thải tập trung

Cũng theo Phó Giám đốc Sở TN&MT, điều đáng ghi nhận là niên vụ năm vừa qua, các cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung đã cơ bản chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, tiến hành thu gom xử lý chất thải theo đúng quy trình. Đã tiến hành lắp đặt hệ thống đồng hồ kiểm soát lưu lượng, hệ thống camera giám sát tại khu vực xử lý nước thải.

ktra-minh-tien-1.jpg

Khu vực xử lý nước thải tại Xưởng chế biến cà phê Minh Tiến, xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La.

Đến nay, toàn bộ các cơ sở chế biến đã dừng hoạt động thu mua, chế biến cà phê tươi. Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và tình hình hoạt động của các công trình xử lý chất thải sau khi kết thúc niên vụ cà phê 2021 - 2022.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường niên vụ nông sản vẫn đối diện nhiều thách thức. Hiện nay, diện tích trồng và sản lượng cà phê đang ngày càng gia tăng, trong khi các cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung chưa đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng cà phê tươi trên toàn tỉnh, dẫn đến phát sinh hoạt động sơ chế, chế biến quy mô hộ gia đình, nguy cơ ô nhiễm cao. Do đó, tỉnh Sơn La xác định: Cần phải có chính sách thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong sản xuất, chế biến nông sản (đặc biệt là cà phê) quy mô lớn để đổi mới công nghệ chế biến, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý chất thải, góp phần nâng cao chất lượng chế biến cà phê và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, việc di chuyển Xưởng chế biến cà phê Cát Quế vào Cụm công nghiệp Tông Cọ (huyện Thuận Châu) cũng đang chậm tiến độ. Nguyên nhân do Cụm Công nghiệp Tông Cọ vẫn đang trong giai đoạn triển khai bổ sung quy hoạch, thành lập và lựa chọn đơn vị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Vì vậy, tiến độ di chuyển Xưởng bị gián đoạn, trong khi niên vụ cà phê năm 2022-2023 đã gần kề (dự kiến bắt đầu từ tháng 9/2022).

ktra-minh-tien-2.jpg
ktra-minh-tien-3.jpg

Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải tại Xưởng chế biến cà phê Minh Tiến.

Ông Đặng Ngọc Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: Niên vụ 2021-2022, tỉnh Sơn La đặc biệt quan tâm, tăng cường kiểm tra, giám sát với các cơ sở. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy, cơ bản các đơn vị đã chấp hành tốt quy định về bảo vệ môi trường; triển khai ký cam kết về bảo vệ môi trường, chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống, không để xảy ra sự cố môi trường. Tuy rằng, vẫn còn một số cơ sở có vi phạm, song đều đã được phát hiện, xử lý kịp thời, mức độ vi phạm nhỏ, đã yêu cầu cơ sở khắc phục và cam kết thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường.

Thời gian tới, triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020, UBND tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát với các cơ sở sản xuất chế biến. Việc tăng cường giám sát là hoạt động thường xuyên, còn góp phần chung tay tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các cơ sở, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh. Hoạt động kiểm tra hôm nay cũng là bước chuẩn bị cho niên vụ cà phê 2022-2023.

Với các cơ sở nhỏ lẻ của hộ gia đình, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, đặc biệt là Mai Sơn, Thuận Châu, Thành phố tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu các cơ sở ký cam kết về bảo vệ môi trường; kiên quyết đóng cửa với cơ sở không đảm bảo về môi trường. Tỉnh cũng định hướng cho các huyện về phương án có những cơ sở xử lý môi trường tập trung, thu gom các cơ sở nhỏ lẻ để xử lý về môi trường, hướng tới phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, nguồn nước.

Bài liên quan
  • Sơn La: Giám sát hoạt động xử lý nước thải tại 2 Nhà máy chế biến nông sản sau niên vụ
    (TN&MT) - Ngày 20/5, Đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực liên quan với các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng sản xuất và tình hình hoạt động các công trình xử lý chất thải sau khi kết thúc niên vụ 2021-2022 tại Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La và Công ty Cổ phần chế biến nông sản BHL Sơn La.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Dự báo thời tiết ngày 26/9: Đông Bắc Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày 26/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Phía Đông Bắc Bộ nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng khu vực đồng bằng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
  • Áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sáng nay (26/9), áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.
  • Áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền, mưa lớn ở Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện áp thấp nhiệt đới đã vào đất liền các tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên Huế, gây mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to ở Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ.
  • Lốc xoáy liên tiếp ở Thừa Thiên – Huế, hàng chục nhà dân tốc mái
    (TN&MT) - Một số người dân bị thương, nhiều căn nhà tại Thừa Thiên - Huế đã bị tốc mái, hư hỏng nặng do lốc xoáy liên tiếp xảy ra.
  • Chuyên gia KTTV cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Trao đổi với báo chí vào chiều 25/9, ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết nhiều nơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên sẽ có mưa dồn dập trong thời gian ngắn, cảnh báo nguy cơ sạt lở, lũ quét rất nguy hiểm do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Tuyên Quang: Bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc
    Năm 2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 bắt đầu được thực thi. Để những chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống, tỉnh Tuyên Quang mà ở đây là Sở Tài nguyên và Môi trường Tuyên Quang đã nỗ lực tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật tới người dân, nhất là người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, đông thời qua đó giúp người dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có phỏng vấn ông Đặng Minh Tơn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang.
  • Áp thấp nhiệt đới cách Quảng Ngãi khoảng 80km, gây mưa ở Bắc và Trung Trung Bộ
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới nên ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
  • Quảng Trị: Sẵn sàng ứng phó thời tiết nguy hiểm
    Nhằm sẵn sàng ứng phó với thời tiết nguy hiểm sắp tới, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị liên quan trong tỉnh triển khai các lực lượng kiểm tra, rà soát các khu vực ven sông, suối, khu vực thấp trũng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.
  • Thừa Thiên – Huế: Mưa xối xả, nhiều tuyến đường ngập cục bộ
    (TN&MT) - Mưa lớn kéo dài đang xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế khiến nhiều tuyến đường thấp trũng bị ngập. Trong khi đó, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, tỉnh sẽ tổ chức bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.
  • Điện Biên: Dấu ấn trong công tác bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Là đơn vị chủ trì và quản lý về lĩnh vực bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Điện Biên đã thực hiện tốt trách nhiệm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành, chỉ đạo, triển khai nhiều chính sách quan trọng về lĩnh vực môi trường. Đến nay, công tác bảo môi trường tỉnh Điện Biên đã và đang được kiểm soát tốt, không phát sinh cơ sở mới gây ô nhiễm môi trường trong vài năm trở lại đây.
  • Áp thấp nhiệt đới cách bờ hơn 200km, di chuyển với tốc độ 10-15km/h
    (TN&MT) - Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia cho biết từ chiều 25/9, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn và huyện đảo Cù Lao Chàm) gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
  • Nâng cao nhận thức trong bảo vệ môi trường thông qua Dự án “Vì tương lai xanh”
    (TN&MT) - Dự án “Vì tương lai xanh” là dự án thiện nguyện của chùa Long Hưng (Đông Anh – Hà Nội) được thành lập từ ngày 13/7/2023 đã một lần nữa phổ biến đến đông đảo quần chúng, nhân dân thông qua thời khoá Pháp thoại tại chùa diễn ra vào ngày 24/9.
  • Đề phòng gió mạnh trên biển, mưa lớn, sạt lở đất ở Trung Bộ, Tây Nguyên do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Tối 24/9, chủ trì cuộc họp về dự báo áp thấp nhiệt đới, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái nhấn mạnh các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên cần đề phòng với gió mạnh trên biển, mưa lớn và sạt lở đất do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO