Sơn La: Chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

29/04/2017, 00:00

(TN&MT) – Năm 2016, chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 1, số 3 và 4; đợt rét đậm, rét hại, băng giá, mưa tuyết, mưa đá và nắng nóng, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã làm 14 người chết, 28 người bị thương, trên 400 nhà sập đổ... Thiệt hại về vật chất ước tính 433 tỷ đồng. Năm 2017, tỉnh Sơn La đang tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Năm 2016, tỉnh Sơn La thiệt hại hơn 400 tỷ đồng do mưa lũ
Năm 2016, tỉnh Sơn La thiệt hại hơn 400 tỷ đồng do mưa lũ

Năm 2016, trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và thiên tai, tỉnh Sơn La đã triển khai thực hiện đồng bộ phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) theo phương châm 4 tại chỗ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, từng địa phương. Chỉ đạo việc dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc phòng chống dịch bệnh; tổ chức diễn tập PCTT&TKCN cấp tỉnh tại một số địa bàn trọng điểm; triển khai thực hiện các phương án ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ kịp thời, thực hiện tốt các chính sách xã hội, thăm hỏi, cứu trợ, hỗ trợ khắc phục nhà cửa, khôi phục sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng để ổn định đời sống cho nhân dân vùng bị thiệt hại do thiên tai. Trong năm 2016, tổng kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai toàn tỉnh trên 140 tỷ đồng.

Tuy nhiên, công tác PCTT&TKCN vẫn còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức nâng cao nhận thức, kỹ năng PCTT tại cộng đồng và người dân vẫn còn nhiều bất cập, người dân chưa chủ động nhận biết các loại thiên tai để tự phòng tránh.

Trong năm 2017, nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành đã tập trung xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN, chú trọng những biện pháp phòng, chống các dạng thiên tai giá rét, hạn hán, nắng nóng, cháy rừng, gió lốc, mưa đá, lũ quét, ngập lụt, sạt lở trên từng địa bàn, lĩnh vực. Kế hoạch PCTT được lồng ghép trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2017 của địa phương.

Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, các ngành, phân công trách nhiệm cho từng thành viên phụ trách địa bàn và lĩnh vực cụ thể.

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTT&TKCN cho cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình thiên tai và biện pháp phòng, tránh; những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trách nhiệm và nghĩa vụ trong PCTT đến mọi tầng lớp nhân dân. Tổ chức rà soát, cập nhật, xác định những vùng nguy cơ xẩy ra lũ quét, sạt lở đất để xây dựng phương án cụ thể trong ứng phó, di dời nhân dân trong trường hợp khẩn cấp.

Kiểm tra lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí để thực hiện có hiệu quả phương châm “ 4 tại chỗ ”, chủ động dự trữ lương thực, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm... ở những vùng thường xuyên bị chia cắt, khó khăn trong việc đi lại những tháng mùa mưa.

Tập trung chỉ đạo việc thực hiện chằng néo an toàn nhà ở của nhân dân, kho tàng, trường học, trạm xá…; sự an toàn hành lang lưới điện, hành lang giao thông; cây xanh đại thụ tại các khu công sở, công trình phúc lợi công cộng, khu dân cư... đảm bảo an toàn trong phòng tránh thiệt hại do gió lốc, sét đánh, lũ lụt, sạt lở.

Các dạng thiên tai thường gặp gồm giá rét, hạn hán, nắng nóng, cháy rừng, gió lốc, mưa đá, lũ quét, ngập lụt, sạt lở…
Các dạng thiên tai thường gặp gồm giá rét, hạn hán, nắng nóng, cháy rừng, gió lốc, mưa đá, lũ quét, ngập lụt, sạt lở…

Tổ chức kiểm tra, rà soát xác định những địa điểm thường xuyên xẩy ra thiếu nước vụ Chiêm Xuân, giữ gìn và sử dụng nguồn nước tiết kiệm; chủ động phương án phòng chống hạn, chuyển đổi diện tích cây trồng phù hợp, hiệu quả. Chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh.

Thường xuyên kiểm tra các hồ đập thủy lợi, thủy điện điều tiết nước hợp lý phòng chống hạn, đảm bảo phát điện kết hợp cấp nước phục vụ sản xuất và an toàn trong mùa mưa lũ. Chuẩn bị các phương án về lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng ứng phó, xử lý tình huống xấu với các công trình trọng điểm, xung yếu, vùng nguy cơ cao xẩy ra lũ quét, ngập lụt, sạt lở.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân nhận thức đầy đủ, toàn diện  hoạt động PCTT, thích ứng với biến đổi khí hậu để mỗi cộng đồng, mỗi người dân nhận thức được mình đang ở đâu, đang làm gì, nên làm gì, không được làm những gì và phải làm gì để phòng chống, ứng phó và giảm nhẹ thiên tai an toàn về người và tài sản, giảm thiểu thiệt hại ổn định đời sống và sản xuất.

Đồng thời, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Tây Bắc thường xuyên cập nhật thông tin về thời tiết, thông tin kịp thời và cảnh báo sớm về khả năng xảy ra các dạng thiên tai tới Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp. Các lực lượng vũ trang đóng tại địa phương xây dựng phương án hiệp đồng cụ thể, đảm bảo lực lượng, phương tiện, vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ trật tự an toàn xã hội...

Các sở, ban, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai, mưa lũ gây ra; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để tham gia ứng cứu, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường khi có yêu cầu theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Nguyễn Nga

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
  • Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch không gian biển
    (TN&MT) - Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền vào Quý IV năm 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác khoáng sản
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
  • TP. Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trước thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nam Huân - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO