Sơn La chủ động các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng

Nguyễn Nga | 16/01/2020, 11:27

(TN&MT) - Năm 2019, thời tiết trên địa bàn tỉnh Sơn La diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng cao. Để bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn, chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả, an toàn, tỉnh Sơn La đã tập trung triển khai các biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng, tìm kiếm cứu nạn xã Cò Nòi năm 2019.

Tới hết năm 2019, trên địa bàn toàn tỉnh có 628.430 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt trên 44,5%.

Để quản lý bảo vệ rừng, PCCCR đạt hiệu quả cao, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các Hạt kiểm lâm, các đơn vị trực thuộc tăng cường tuyên truyền vận động người dân sống gần rừng không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng.

Hướng dẫn xây dựng nội quy, quy ước bảo vệ rừng đến từng tổ, bản, cụm dân cư, sản xuất nương rẫy theo đúng mốc giới quy định, thực hiện tốt các biện pháp PCCCR trong mùa khô hanh.

Ông Lương Ngọc Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sơn La cho biết: Năm 2019, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền các xã mở 746 đợt tuyên truyền tại các bản về công tác bảo vệ và PCCCR, với gần 42.000 lượt người tham gia; ngoài ra, các đơn vị cơ sở thường xuyên phối hợp tổ chức tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR của mọi tầng lớp nhân dân.

Đặc biệt, Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị, kế hoạch về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, PCCCR năm 2019-2020; chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung làm tốt công tác PCCCR; xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh trong bảo vệ, PCCCR; tổ chức diễn tập ứng phó cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn một số huyện; triển khai xây dựng mới và duy tu hơn 121 km đường băng trắng cản lửa phục vụ công tác PCCCR.

Đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR giữa huyện với xã; cam kết giữa xã, chủ rừng với bản, hộ gia đình thực hiện quản lý bảo vệ rừng, PCCCR ở các địa bàn trọng điểm. Tổ chức thường trực bảo vệ rừng và PCCCR 24h/ngày tại các trụ sở.

Tuy nhiên, mùa khô hanh năm 2019, do nắng nóng gay gắt, khô hanh kéo dài trên diện rộng, nguy cơ cháy rừng thường xuyên ở cấp độ V – cấp cực kỳ nguy hiểm, do đó, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 17 vụ cháy rừng. Trong đó, cháy 263,4 ha rừng trồng đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản lâm sinh, mức độ thiệt hại từ 70-100%; cháy 33 ha rừng trồng đã thành rừng và 153 rừng tự nhiên, mức độ thiệt hại 5-15%.

Năm 2020, Sơn La phấn đấu giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại so với năm 2019, nâng độ che phủ rừng từ 44,5% lên 45,4%.

Năm 2020, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục nỗ lực bảo vệ tốt diện tích rừng hiện còn; trồng rừng tập trung đạt 1.200ha; khoanh nuôi tái sinh 25.000ha rừng; trồng 1 triệu cây phân tán. Phấn đấu giảm cả về số vụ vi phạm và mức độ thiệt hại so với năm 2019, diện tích có rừng đạt 641.435ha, độ che phủ rừng từ 44,5% tăng lên 45,4%.

Để đạt mục tiêu này, tỉnh Sơn La sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cơ cấu diện tích 3 loại rừng, nhằm phục vụ công tác quản lý rừng bền vững và giải quyết dứt điểm tình trạng lấn chiếm đất rừng trái pháp luật. Chủ động phối hợp với các địa phương tập trung làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng tận gốc, không để hình thành các “điểm nóng” về bảo vệ rừng.

Đặc biệt, mùa khô hanh 2019 – 2020 được dự báo thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp. Với phương châm “phòng là chính, chữa cháy kịp thời, bảo vệ an toàn diện tích rừng hiện có”, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên kiểm tra địa bàn, xây dựng, triển khai phương án và bố trí lực lượng PCCCR tại cơ sở. Tổ chức khoanh vùng xác định các “điểm, khu vực” có nguy cơ cháy cao, kịp thời thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR.

Tiếp tục đôn đốc các địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

Nâng cao hiệu quả hoạt động của kiểm lâm địa bàn; đổi mới công tác tuyên truyền trong lực lượng kiểm lâm. Tăng cường thanh, kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng; giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, trồng rừng thay thế…

Theo số liệu từ Chi cục Kiểm lâm Sơn La, năm 2019, toàn tỉnh đã kiểm tra, phát hiện, lập hồ sơ 566 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, đã xử lý 533 vụ (xử lý hành chính 529 vụ, xử lý hình sự 3 vụ, 1 vụ vi phạm các quy định về PCCCR đã chuyển hồ sơ khởi tố). Trong đó, có 303 vụ vi phạm phá rừng làm nương rẫy trái phép; 24 vụ khai thác lâm sản trái phép; 136 vụ mua bán vận chuyển lâm sản trái phép…

Bên cạnh đó, trong năm qua, tỉnh Sơn La đã tổ chức trồng rừng tập trung đạt 1.672,7ha; chăm sóc 6.790ha rừng trồng; khoanh nuôi tái sinh 14.535ha rừng; hỗ trợ bảo vệ vệ rừng hơn 34.000ha.

Triển khai thực hiện Đề án trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện Quỳnh Nhai, Mường La, Sốp Cộp, Bắc Yên, Phù Yên thông qua nguồn trợ cấp gạo bằng nguồn dự trữ Quốc gia; với kết quả năm 2019 đã cấp gần 4.400 tấn gạo cho người dân.

Bài liên quan
  • Huyện Điện Biên: Chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô
    (TN&MT) - Nắng nóng kéo dài với nhiệt độ cao dẫn đến nguy cơ cháy rừng ngày càng cao, để ngăn chặn tình trạng cháy rừng, để hạn chế thiệt hại do cháy rừng gây ra, chính quyền các cấp huyện Điện Biên cần chủ động các giải pháp tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR).

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO