Sơn La: Các địa phương ra quân hưởng ứng Tết trồng cây 2022

Nguyễn Nga | 09/02/2022, 17:43

(TN&MT) - Từ ngày 7/2 đến nay, các huyện, thành phố và một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt ra quân hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Nhâm Dần 2022.

1(3).jpg

Lễ phát động trồng cây, trồng rừng là nét đẹp truyền thống mỗi dịp Tết đến, Xuân về, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, tạo cảnh quan môi trường sống xanh sạch đẹp.

Tại TP Sơn La, các đại biểu đã trồng 174 cây lộc vừng tại khu dân cư 6B, bản Cọ, phường Chiềng An. Đây là sự khởi đầu cho phong trào trồng cây, trồng rừng trong toàn tỉnh nói chung và xã hội hóa trồng cây xanh nói riêng, góp phần xây dựng thành phố Sơn La và tỉnh Sơn La phát triển toàn diện, bền vững, đảm bảo môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp và xây dựng các tiêu chí của đô thị loại I.

Theo kế hoạch, năm 2022, tỉnh Sơn La phấn đấu nâng độ che phủ rừng lên 47,3%; thực hiện nếp sống "văn minh đô thị", hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước... Quy hoạch và lựa chọn phát triển hệ thống cây xanh đô thị, tạo nét đặc trưng cho từng khu vực; cung cấp đủ số lượng cây giống với chất lượng cao, phục vụ phong trào trồng cây phân tán; thực hiện tốt các quy định về hệ thống cây xanh trong các công trình, dự án đầu tư xây dựng...

tc1.jpeg

Huyện Thuận Châu phấn đấu trồng 50.000 cây phân tán trong năm 2022.

Tại huyện Thuận Châu, năm 2022, Thuận Châu đã xây dựng kế hoạch phấn đấu trồng 50.000 cây phân tán trên địa bàn huyện. Trong đó, trồng 10.000 cây dọc hành lang giao thông các tuyến đường trụ sở, khuôn viên trường học, sân nhà văn hóa xã, bản… Số cây còn lại sẽ được trồng tại vườn đồi núi, đất dốc.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã trồng 50 cây ban xung quanh khuôn viên trụ sở xã Noong Lay. Trong đợt này, toàn huyện sẽ trồng 5.300 cây phân tán các loại tại hành lang giao thông, các nhà văn hóa xã, bản và trường học...

Trong thời gian tới, huyện Thuận Châu tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân trồng các loại cây phân tán thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn của huyện. Qua đó, góp phần làm đẹp thêm các tuyến đường làng, ngõ xóm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; tăng độ che phủ rừng toàn huyện, cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và nhân dân.

yc.jpg

Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực việc trồng cây xanh.

Những năm qua, huyện Yên Châu đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực việc trồng cây xanh, trồng hoa ở các khuôn viên gia đình, các cơ quan, đơn vị và nơi công cộng. Lựa chọn những cây trồng phù hợp, tổ chức chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng; khuyến khích nhân dân phát triển trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện, phù hợp với quy hoạch đất lâm nghiệp, quan tâm chăm sóc, bảo vệ nâng cao chất lượng rừng. Đến nay, tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện đạt trên 48%.

Trong dịp ra quân đầu Xuân mới, các đại biểu đã trồng trên 350 cây sao đen dọc công trình kè chống sạt lở suối Vạt bảo vệ thị trấn Yên Châu. Các xã đã trồng được gần 1.000 cây phân tán gồm: Nhãn, bơ, xoài, ban tại các khu di tích lịch sử và trụ sở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Năm 2022, huyện Mai Sơn đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các phòng chuyên môn và các xã, thị trấn chủ động chuẩn bị cây giống, phấn đấu trong năm thực hiện trồng mới 250 ha rừng và trên 65.000 cây phân tán các loại. Ngay tại Lễ phát động, các đại biểu đã tham gia trồng 500 cây phân tán quanh khu vực hồ thủy lợi Chiềng Dong. Một số xã trên địa bàn huyện cũng đã phát động ra quân trồng cây xanh, vệ sinh ngõ xóm, làm đường giao thông nông thôn, khơi thông thủy lợi tại địa phương.

Tại huyện Mường La, năm 2021, toàn huyện đã trồng được hơn 75.000 cây xanh, cây phân tán tại khuôn viên trụ sở, trường học, nhà văn hóa; bảo vệ tốt trên 67.400 ha rừng; độ che phủ rừng đạt hơn 47%. Các xã, thị trấn đã huy động trên 8.800 lượt ngày công lao động sửa chữa gần 150 km mương, phai dẫn nước, 22 phai tạm, đảm bảo nước tưới tiêu cho hơn 23.270 ha đất gieo trồng của huyện. Năm 2022, huyện phấn đấu trồng khoảng 80.000 cây phân tán, góp phần nâng độ che phủ rừng lên trên 48%.

2(1).jpg

Ra quân trồng cây nhằm tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhân dịp này, các đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sơn La đã đồng loạt tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Nhâm Dần 2022.

Với phương châm “Trồng cây nào, sống và phát triển tốt cây đó”, 10 đồn Biên phòng, Tiểu đoàn HL-CĐ đã căn cứ vào điều kiện thực tế về khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng từng địa bàn khu vực biên giới để lựa chọn các loại giống cây trồng đảm bảo số lượng, chất lượng và hiệu quả cao.

Đến nay, toàn đơn vị đã triển khai trồng mới và chăm sóc trên 750 cây xanh các loại. Đây là hoạt động hàng năm của đơn vị, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
  • Ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon tại Việt Nam
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh và giảm thải nhằm thực hiện cam kết Net Zero được nhiều nước trên thế giới đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác hại đến môi trường. Việc ra mắt Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN đầu tiên tại Việt Nam được kỳ vọng doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch, ít carbon và hiệu quả hơn.
  • Đẩy lùi nạn buôn bán, săn bắt động vật hoang dã: Báo chí là “vũ khí”
    (TN&MT) - Đó là phát biểu của Tiến sĩ sinh học Tilo Nadler - Giám đốc Chiến lược bảo tồn của tổ chức Three Monkeys Wildlife Conservancy, người sáng lập - Giám đốc Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng Nguy cấp (EPRC) Vườn Quốc gia Cúc Phương tại Chương trình tập huấn tăng cường năng lực báo chí khai thác đề tài buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) trái pháp luật.
  • Phát động cuộc thi vẽ tranh Đan Mạch trong mắt em 2023
    (TN&MT) - Ngày 29/9, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam - Đan Mạch (VIDAFA) đã phát động cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em 2023". Hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình kỷ niệm 10 năm ký hết Hiệp định Đối tác toàn diện Việt Nam – Đan Mạch.
  • Khẩn trương hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật phân loại rác thải sinh hoạt
    (TN&MT)- Sáng 29/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp nghe Cục Kiểm soát ô nhiễm báo cáo về việc hoàn thiện dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Tham dự cuộc họp có đại diện các Vụ Pháp chế, Khoa học và Công nghệ; đại diện Sở TN&MT thành phố Hải Phòng, tỉnh Bắc Giang và Thái Nguyên.
  • Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    (TN&MT) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ vừa ban hành Văn bản số 24/BCH-BPTT về việc tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ trên đại bàn tỉnh.
  • Để vùng đất ngập nước Trà Sư phát triển gần hơn với tiêu chí của Công ước quốc tế Ramsar…
    (TN&MT) - Đây là mục tiêu được An Giang đặt ra đối với khu đất ngập nước Trà Sư sau một thời gian bị tác động bởi biến đổi khí hậu và các tác nhân từ con người.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/9: Mưa giông tiếp diễn, trời nhiều mây âm u
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong sáng nay (29/9), khu vực Bắc Trung Bộ còn mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, có nơi trên 100mm.
  • Nghệ An: Huyện nghèo Quỳ Châu tan hoang sau lũ dữ
    Trận lũ lụt lịch sử chưa từng có đã xảy ra vào ngày 27/9/2023 trên địa bàn huyện miền núi nghèo Quỳ Châu đã khiến cho hàng nghìn hộ dân bị ngập, cô lập, hư hỏng nhiều tài sản, công trình hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện…ước tính thiệt hại có thể lên đến hàng trăm tỷ đồng.
  • Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý chất thải rắn sinh hoạt
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên vừa ban hành Công văn số 1474/UBND-TNMT, về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO