Sơn La: Các địa phương đồng loạt ra quân hưởng ứng Tết trồng cây 2023

Nguyễn Nga | 31/01/2023, 17:10

(TN&MT) - Từ ngày 27/1-31/1, các huyện, thành phố và một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đồng loạt ra quân hưởng ứng Tết trồng cây mừng Đảng mừng Xuân Quý Mão 2023.

mla-3.jpg

Huyện Mường La tổ chức Lễ ra quân trồng cây mừng Đảng, mừng Xuân và phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi mùa khô.

* Tại huyện Mường La, các đại biểu đã ra quân trồng 40 cây ban dọc tuyến quốc lộ 279D, xã Mường Bú. Đồng thời, phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi mùa khô năm 2023, cùng nhân dân tu sửa, phát quang, nạo vét gần 1.000m mương dẫn nước.

Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Mường La phấn đấu trồng trên 230.000 cây phân tán. Trong đó, 30.000 cây trồng tại các hành lang giao thông các tuyến đường; hơn 200 cây trồng tại khuôn viên các trường học, nhà văn hóa các xã, bản; số cây còn lại sẽ trồng tại vườn, đồi.

mla-1.jpg

Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Mường La phấn đấu trồng trên 230.000 cây phân tán.

mla-2.jpg

Phát động phong trào toàn dân làm thủy lợi mùa khô năm 2023.

Được biết, năm 2022, Mường La đã trồng 100ha rừng phòng hộ thuộc dự án rừng bền vững tại xã Chiềng Ân; khôi phục và bảo tồn 150ha rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường La; trồng mới trên 680.000 cây phân tán; bảo vệ tốt trên 67.800 ha rừng; độ che phủ rừng đạt hơn 47,7%.

Cùng với đó, các xã, thị trấn đã huy động hơn 13.000 lượt ngày công lao động phát dọn, nạo vét gần 170km mương chính và mương nội đồng, với 4.000m3 đất, đá của 213 công trình thủy lợi, đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ sản xuất.

yc-2.jpg

Lễ phát động trồng cây, trồng rừng là nét đẹp truyền thống mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

* Năm nay, huyện Bắc Yên đã trồng 50 cây hoa anh đào tại điểm du lịch bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, dọc theo tỉnh lộ 112. Các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện cũng đồng loạt ra quân trồng 1.200 cây phân tán, gồm tếch, lát, sấu tại khu vực trụ sở xã, trường học và các tuyến đường của xã, thị trấn.

Dự kiến, trong năm 2023, Bắc Yên sẽ trồng 150ha rừng tập trung và 600.000 cây phân tán, nâng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 45%.

yc-1.jpg

Qua đó, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng, tạo cảnh quan môi trường sống xanh sạch đẹp.

* Hưởng ứng Tết trồng cây đầu xuân, huyện Yên Châu đã tổ chức trồng xà cừ và các loại cây ăn quả tại bản Nà Khái, xã Sặp Vạt và Khu vực Trận địa phòng không của huyện. Tết trồng cây năm nay, huyện Yên Châu sẽ trồng trên 3.000 cây xanh gồm xà cừ, sấu và các loại cây ăn quả tại các xã, thị trấn.

Những năm qua, Yên Châu luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào trồng cây, khoanh nuôi, chăm sóc rừng, được người dân đồng tình hưởng ứng.

Đã lựa chọn những cây trồng phù hợp, tổ chức chăm sóc, quản lý, bảo vệ cây trồng; khuyến khích nhân dân phát triển trồng rừng sản xuất ở những nơi có điều kiện, phù hợp với quy hoạch đất lâm nghiệp, quan tâm chăm sóc, bảo vệ nâng cao chất lượng rừng. Nhờ đó, tỷ lệ che phủ rừng toàn huyện đạt trên 48%.

sm-1.jpg

Các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tích cực việc trồng cây xanh.

* Tại xã Chiềng Pha, UBND huyện Thuận Châu đã phát động trồng, chăm sóc và bảo vệ cây phân tán nhân dịp Xuân Quý Mão 2023. Trong dịp Tết, dự kiến toàn huyện sẽ trồng 5.350 cây; trong đó, 1.000 cây trồng tại hành lang giao thông các tuyến đường, hơn 1.300 cây trồng tại khuôn viên các trường học, nhà văn hóa xã, bản...

Ngay sau lễ phát động, các đại biểu đã trồng 50 cây ban trắng tại khuôn viên nhà văn hóa và dọc tuyến đường vào bản Nà Heo, xã Chiềng Pha. Kế hoạch năm 2023, Thuận Châu phấn đấu trồng 50.000 cây phân tán. 

sc-1.jpg

Ra quân trồng cây nhằm tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp.

sc-2.jpg

Góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Tại huyện Sốp Cộp, UBND huyện cùng các cơ quan, đơn vị đoàn thể đã trồng 12 cây sấu tại khuôn viên ao to khu Trung tâm hành chính huyện. Các xã, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đồng loạt ra quân hưởng ứng trồng hàng trăm cây phân tán tại các tuyến đường và khu vực trụ sở...

Sau đợt ra quân, UBND huyện Sốp Cộp tiếp tục tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị hưởng ứng trồng cây phân tán tại các tuyến đường, khu vực trụ sở các cơ quan, đơn vị.

Qua đó, đưa phong trào trồng cây, trồng rừng thành hoạt động thường xuyên, nét đẹp văn hóa trong cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong huyện. Năm 2023, Sốp Cộp phấn đấu trồng 450ha rừng tập trung, tăng tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 46,6%.

* Nhân dịp này, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La đã trồng mới trên 160 cây bơ tại Trung đoàn 754. Ban Chỉ huy quân sự 12 huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc đã phát động và trồng mới trên 1.300 cây ăn quả, cây bóng mát, cây lấy gỗ.

2(2).jpg

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh đã trồng hàng vạn cây xanh trên các ngọn đồi nơi biên giới của tỉnh.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã trồng gần 300 cây ăn quả tại vườn cây Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động. Đây là hoạt động hàng năm của đơn vị, tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH.

Được biết, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng tỉnh đã trồng hàng vạn cây xanh trên các ngọn đồi nơi biên giới của tỉnh và các đơn vị mà Bộ đội biên phòng tỉnh đóng quân. Riêng năm 2022, cán bộ, chiến sỹ Bộ đội biên phòng tỉnh đã trồng hơn 5.000 cây xanh gồm cây lấy gỗ và cây ăn quả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
  • Minh Hóa (Quảng Bình): Đưa người dân thoát lũ, thoát nghèo
    (TN&MT)- Với Quảng Bình và cả nước, huyện Minh Hóa được “mẹ tự nhiên” sắp đặt cho một vị trí không mấy thuận lợi. Một mặt là núi cao, giao thông cách trở, nhưng mặt khác Minh Hoá lại vẫn phải thường xuyên hứng chịu lũ lụt nghiêm trọng mỗi mùa bão về. Trong bối cảnh đó, chính quyền các cấp của Minh Hoá luôn trú trọng công tác di dời, tái định cư, giúp người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu.
  • Bán tín chỉ các-bon sao cho được giá?
    (TN&MT) - Việc mua bán tín chỉ các-bon ở Việt Nam đã manh nha từ vài năm trở lại đây. Do chưa có các quy định cụ thể nên hầu hết các hoạt động mua bán, trao đổi đều thực hiện tự phát theo nhu cầu của bên mua là các tổ chức quốc tế. Để hiểu rõ hơn về những thách thức trong phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Vũ Trung Kiên - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu về vấn đề này.
  • Truyền tải kịp thời thông tin, truyền thông về lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Đó là một trong những định hướng của Kế hoạch tuyên truyền, truyền thông năm 2023 của Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV).
  • Bộ TN&MT quy định Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm
    (TN&MT) - Từ ngày 15/3/2023, Thông tư 25/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo hiện tượng khí tượng thủy văn nguy hiểm sẽ chính thức có hiệu lực.
  • Quảng Ninh ứng phó BĐKH: Nhân lên những cánh rừng
    (TN&MT) - Những năm gần đây, Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng trong quá trình phát triển, tỉnh đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ thách thức về phát triển bền vững trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO