Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 28/5/2025 16:44 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

 Sôi động thị trường bảo hiểm

Thứ Hai 16/03/2020 , 16:00 (GMT+7)

(TN&MT) - Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các ngành của đất nước. Tuy nhiên ngành bảo hiểm là một ngành ít bị ảnh hưởng nhất, không chỉ vậy, một số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã nhanh nhạy "tung" ra gói bảo hiểm “thời covid” để thu hút khách.

Không ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm

Trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, các hợp đồng bảo hiểm được tái tục từ cuối năm trước, hoặc là các hợp đồng bao, nên tổng doanh thu phí bảo hiểm không có nhiều biến động.

Theo Báo cáo tình hình kinh tế quý I/2020, Bộ Tài chính đánh giá, trong ngắn hạn phí bảo hiểm du lịch và chi phí bồi thường gián đoạn kinh doanh không quá cao và chưa phát sinh chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân nhiễm Covid-19. Điều này là do hầu hết các chi phí y tế sẽ được Bảo hiểm xã hội chi trả. Ngoài ra, việc thanh toán chi phí bồi thường thực tế có thể xảy ra 1 đến 2 tháng sau sự cố, do đó tác động tiêu cực sẽ không diễn ra ngay đối với kết quả kinh doanh của các công ty bảo hiểm trong quý I/2020.

Đồng thời, do tác động của việc hạn chế sử dụng cồn trong điều khiển phương tiện giao thông lại làm giảm chi phí bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới. Vì vậy, về tổng thể tác động của dịch Covid-19 đối với lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ không lớn.

Sôi động nhất là lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ. Chia sẻ với phóng viên báo Tài nguyên & Môi trường, anh Nguyễn Văn Tùng, nhân viên tư vấn bảo hiểm Manulife cho biết: “Từ khi dịch bùng phát, người dân quan tâm đến bảo hiểm nhiều hơn, họ chốt hợp đồng cũng nhanh hơn. Bình thường chúng tôi đi gặp khách hàng trong giờ hành chính, nhưng thời điểm này làm đến 10 giờ tối vẫn chưa tư vấn hết khách".

Chị Lê Kiều Anh, Đại lý bảo hiểm AIA cho biết: “Do dịch Covid nên nhu cầu khách hàng tìm tới bảo hiểm tăng đột biến. Ngoài việc lựa chọn các gói bảo hiểm tự phòng vệ cho bản thân thì nhu cầu lựa chọn gói bảo hiểm để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình của người dân có xu hướng tăng cao. Nói chung, đây đang là thời điểm bận rộn của các công ty bảo hiểm”.

Nhiều gói bảo hiểm "corona" ra đời

Bảo hiểm “Corona” đắt khách

Khi diễn biến dịch Covid - 9 còn phức tạp, hàng loạt công ty bảo hiểm đã tung ra các gói sản phẩm linh hoạt mang tính thời điểm, hoặc tăng các gói hỗ trợ nhằm thu hút khách hàng sở hữu các hợp đồng bảo hiểm mới phù hợp, với nhiều mức giá khác nhau, nhiều quyền lợi được hưởng.

Hãng bảo hiểm Viễn Đông (VASS) kịp thời đưa ra sản phẩm Corona Care, trong đó chi trả toàn bộ chi phí từ khi xét nghiệm đến khi điều trị hoàn tất nếu người được bảo hiểm dương tính với Covid-19, tính từ ngày 5/2. Gói bảo hiểm này có mức chi phí khá thấp, chỉ 200.000 đồng một năm nhưng quyền lợi bảo hiểm lên đến 100 triệu đồng.

Bảo hiểm PVI hút khách rằng việc đưa ra sản phẩm Bảo hiểm Corona ++ dành cho người Việt từ 16-60 tuổi với mức phí chưa tới 200.000 đồng. Ưu điểm của sản phẩm là không áp dụng thời gian chờ, tức là có hiệu lực ngay sau khi khách hàng hoàn tất mua sản phẩm. Ðây là quyền lợi được cho là hữu ích đối với loại bệnh nguy hiểm như bệnh viêm phổi cấp Covid-19 hiện nay.

Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH) có chương trình Bảo hiểm ENCOVY (nCoV Shield) với 3 ưu điểm: Không giới hạn độ tuổi tham gia, không giới hạn chi trả phí điều trị và không giới hạn số ngày nằm viện… Ðối tượng tham gia bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam. Phí tham gia 200.000 đồng/người/ năm với số tiền được bảo hiểm 100 triệu đồng/người và cũng không áp dụng thời gian chờ.

Một đại diện của Công ty Bảo hiểm Manulife cho biết, với khách hàng bị nghi hoặc đã xác định nhiễm Covid-19 sẽ được công ty miễn thời gian chờ, quyền lợi trợ cấp y tế được tính theo mức giá nằm viện tại khoa chăm sóc đặc biệt tương ứng 200.000 đồng/ngày, 400.000 đồng/ngày và 600.000 đồng/ngày lần lượt cho ba gói bảo hiểm. Quyền lợi này vẫn được giải quyết riêng cùng với chi phí cách ly đã được Nhà nước hỗ trợ như cách hỗ trợ tài chính cho khách hàng trong thời gian điều trị.

Bảo hiểm Prudential cũng cam kết sẽ hỗ trợ tiền mặt lên đến 20 triệu đồng/người cho khách hàng của công ty nếu không may nhiễm Covid-19 kể từ ngày 6/2 đến hết 30/4. Khoản hỗ trợ tương ứng với mức độ nghiêm trọng dựa trên số ngày nằm viện điều trị cách ly của khách hàng.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành bảo hiểm, các công ty bảo hiểm không tìm kiếm nhiều lợi nhuận ở các gói bảo hiểm này mà chủ yếu là chung tay cùng Chính phủ và cộng đồng nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh. Do đó, mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ chi phí điều trị và nằm viện, nhưng công ty bảo hiểm vẫn sẽ thanh toán toàn bộ chi phí y tế cho người bệnh, bao gồm viện phí, thuốc, xét nghiệm, chi phí điều trị… Như vậy, người mua bảo hiểm sẽ được hưởng 2 khoản, một của Nhà nước hỗ trợ, một của Công ty chi trả với mức tương đương với khoản hỗ trợ của Nhà nước và không quá số tiền bảo hiểm quy định trên Giấy chứng nhận bảo hiểm (100 triệu đồng).

Xem thêm
Tính toán 'thị trường đường xa' cho cà phê Việt

Trong khi tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu cà phê, ngành cà phê Việt Nam đang có những toan tính về thị trường sau khi thuế đối ứng được Hoa Kỳ áp dụng.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

GrowMax được vinh danh vì những đóng góp xuất sắc cho KHCN Việt Nam

Trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, GrowMax được vinh danh nhờ các sản phẩm thức ăn chức năng Specific TPD và quy trình nuôi tôm tuần hoàn nước - an toàn sinh học.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất