Xã hội

Sóc Trăng: Nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

Lê Hùng 17/08/2018 17:07

(TN&MT) - Từ đầu năm 2018 đến nay, nhiều chương trình, chính sách về đâu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, giải quyết việc làm trong đồng bào dân tộc thiểu số được các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng tập trung triển khai thực hiện.

Theo báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2018 của UBND tỉnh Sóc Trăng, tính đến thời điểm này, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 96,7%; tỷ lệ hộ Khmer có điện sử dụng đạt 98%; có 53% số hộ dân Khmer trên địa bàn tỉnh sử dụng hố xí hợp vệ sinh; 335.626 người dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế...

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho 768 hộ dân với tổng kinh phí trên 31,1 tỉ đồng; 7.415 hộ dân được hỗ trợ chuyển đổi nghề; 2.570 hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán; giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho trên 6.700 lao động là người dân tộc thiểu số;....

09513015_29.6-soc-trang_22-06-29.jpg
Chính sách dân tộc góp phần thúc đẩy sản xuất trong vùng đồng bào DTTS

Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tỉnh Sóc Trăng quan tâm thực hiện, tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 28,75%; có 18 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí... Từ những chính sách hỗ trợ này, đã tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống.

Ngoài ra, các hoạt động sinh hoạt lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số cũng được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện diễn ra đúng theo truyền thống.

Song song đó, Sóc Trăng luôn quan tâm đầu tư phát triển và hoàn thiện hệ thống các trường từ nhà trẻ đến trung học phổ thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú và thực hiện tốt các chính sách giáo dục dân tộc. Từ đó, đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong năm học 2017 - 2018, toàn tỉnh có 269.617 học sinh, trong đó, học sinh là người dân tộc Khmer, Hoa chiếm 36,07% (95.448 học sinh); toàn tỉnh hiện có 9 trường phổ thông dân tộc nội trú với 92 lớp, 2.027 học sinh; có 156 trường dạy song ngữ Việt - Khmer, 5 trường phổ thông dạy song ngữ Việt - Hoa; 1 trường bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ;...

14.jpg
Vùng đồng bào DTTS đã có nhiều sự thay đổi tích cực trong những năm qua

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, Ngô Hùng cho biết, từ đầu năm đến nay, các cấp, các ngành và địa phương tích cực triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần và tạo cơ hội cho người dân có điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh hộ gia đình trên địa bàn tỉnh nói chung và trong đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Qua việc triển khai thực hiện chương trình, chính sách này, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc được đầu tư hoàn thiện, tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, tình đoàn kết 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa tiếp tục được củng cố.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cũng gặp một số khó khăn như tình hình cán bộ làm công tác dân tộc chưa ổn định, nhất là ở cơ sở, nên việc tham mưu triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc tại địa phương còn nhiều hạn chế,...

Ông Ngô Hùng kiến nghị, trước những khó khăn đó, thời gian tới, Chính phủ cần có chính sách và cơ chế riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ, nhất là đối với học sinh tốt nghiệp đại học mới ra trường, đảm bảo nguồn cán bộ theo tỉ lệ được phê duyệt... Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan xem xét phân bổ đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020; bố trí kinh phí để xây dựng lò hỏa táng cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer;...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lai Châu: Cuộc sống ấm no nhờ bảo vệ phát triển rừng
(TN&MT) - Tham gia bảo vệ rừng nhằm phát triển kinh tế gia đình vươn lên làm giàu. Anh Mã A Phình ở xã Sùng Phài, thành phố Lai Châu đã tập trung vào việc phát kinh tế nông lâm nghiệp, trong đó chú trọng phát triển rừng. Hiện nay, gia đình anh được đánh giá là hộ gia đình có kinh tế vững tại địa phương và là tấm gương tiêu biểu làm giàu từ rừng.
Đừng bỏ lỡ
  • Công bố quyết định BQL Vườn Quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông
    Chiều 3/10, UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ công bố Quyết định tổ chức lại Ban Quản lý Vườn quốc gia Tà Đùng trực thuộc UBND tỉnh và Quyết định về công tác cán bộ.
  • Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
  • Hạnh phúc trẻ thơ tại những khu đô thị thuận ích
    (TN&MT) - Trong những ngày thu tháng tám, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ rộn vang khắp những khu đô thị TNR Gold. Các em háo hức khám phá các trò chơi như kéo co, bịt mắt bắt vịt, ô ăn quan… và nhiều hoạt động hấp dẫn khác.
  • Trà shan tuyết Suối Giàng - tài nguyên xanh nơi bồng bềnh mây trắng
    (TN&MT) - Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán truyền thống của người dân bản địa đã tạo nên một bức tranh đẹp đẽ và nhiều màu sắc trên non cao Suối Giàng.
  • Nhiều nhà khoa học dự Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường"
    (TN&MT) - Ngày 3/10, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Tài nguyên nước, Khoa Khoa học Biển và Hải đảo, Bộ môn Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững; đồng thời tổ chức Hội thảo Khoa học “Phát triển và quản lý bền vững tài nguyên và môi trường”.
  • Lạng Sơn: Ngăn chặn vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới
    (TN&MT) - Gần đây, tại Lạng Sơn diễn ra hoạt động vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới, trước tình hình này, chiều 3/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp để đôn đốc lực lượng chức năng triển khai ngăn chặn, phát hiện, xử lý.
  • Tạm dừng lưu thông lên, xuống Núi Cấm (An Giang) do sạt lở đất, đá
    Ngày 3/10, UBND thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã có thông báo số 5469/TB-UBND, tạm dừng các phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính lên, xuống Núi Cấm (xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang) do sạt lở đất, đá.
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO