Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế thuộc top đầu cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2022

Văn Dinh | 06/01/2023, 15:36

Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế là một trong 3 đơn vị xếp loại xuất sắc trong kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2022.

UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa công bố kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính của các sở, ban, ngành cấp tỉnh năm 2022.

Theo đó, 3 đơn vị được xếp loại xuất sắc trong bảng xếp hạng là Sở TT&TT (90,450 điểm), Sở TN&MT (90,156 điểm) và Văn phòng UBND tỉnh (90,083 điểm). 18 đơn vị còn lại được xếp hạng tốt và khá.

hc.jpg

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế chúc mừng các đơn vị, địa phương có thứ hạng cao trong công tác cải cách hành chính năm 2022

Đối với khối UBND các huyện, thị, thành phố thì UBND huyện Quảng Điền dẫn đầu với 89,056 điểm, xếp loại tốt.

Năm 2022, công tác cải cách hành chính ở Thừa Thiên - Huế được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Toàn tỉnh có 2.129 thủ tục hành chính được đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, đã thiết lập 100% quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính trên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Thừa Thiên - Huế; đã tích hợp 964 dịch vụ công trực tuyến lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

adsdsadasda.jpg

Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế thuộc top đầu cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2022

Hiện nay, toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế có 1.790 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, trong đó có 814 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 976 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 367/814 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 45,08%); 154/976 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 15,77%).

100% cơ quan nhà nước sử dụng hệ thống phần mềm dùng chung tích hợp từ cấp tỉnh đến cấp xã. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh đã được liên thông với Trục liên thông văn bản Quốc gia theo mô hình 4 cấp; 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã áp dụng chữ ký số trong trong văn bản điện tử; tích hợp nền tảng thanh toán trực tuyến của Cổng dịch vụ công quốc gia trên Cổng dịch vụ công của tỉnh…

Các chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Thừa Thiên – Huế rất ấn tượng. Trong đó, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp vị thứ nhất toàn quốc; chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp vị thứ 4 toàn quốc; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 8 toàn quốc; chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin ICT xếp thứ 2 toàn quốc; chỉ số Chuyển đổi số (DTI) xếp vị thứ 2 toàn quốc.

Bài liên quan
  • Báo TN&MT làm việc với Sở TN&MT Thừa Thiên Huế
    (TN&MT) - Ban biên tập Báo Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa có buổi làm việc với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm trao đổi thông tin, tăng cường hợp tác tuyên truyền trong lĩnh vực tài nguyên môi trường thời gian tới...

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Thái Nguyên: Đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Kết quả này có được là nhờ vào sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh để từng bước thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.
  • Đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế, thêm quyền lợi cho người bệnh
    Bộ Y tế cho biết, thuốc là cấu phần quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng chi lớn nhất trong tổng chi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, chi phí để điều trị bệnh hiếm, trong đó tiền mua thuốc hiếm rất tốn kém. Vì vậy, Bộ Y tế đã đề xuất nới phạm vi chi trả bảo hiểm y tế với một số nhóm thuốc đặc thù.
  • Ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, mô hình giảm nghèo giai đoạn 2021 -2025
    Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được ưu tiên hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án, mô hình phát triển sản xuất thực hiện trên địa bàn.
  • Đà Nẵng: Có lợi thế rất lớn để phát triển, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    Ngày 29/9, TP. Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – SURF 2023 với chủ đề “Khát vọng sông Hàn - Khơi nguồn sáng tạo” và thông điệp “Đà Nẵng - Thành phố đổi mới sáng tạo"
  • Chi Lăng (Lạng Sơn): Gắn xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình MTQG xây dựng NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
  • Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Cao Bằng
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trong năm 2023, với mục tiêu tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực, nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, góp phần xóa đói giảm nghèo, thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Hà Nam khởi sắc nhờ nông thôn mới
    Sau hơn 12 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn Hà Nam đã có sự thay đổi toàn diện, cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng sáng - xanh - sạch - đẹp. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều cải thiện.
  • Công an tỉnh Hà Nam tổ chức đêm hội trăng rằm cho thiếu nhi
    Tối 28/9, tại Nhà thi đấu Thể dục, Thể thao tỉnh Hà Nam - phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình “Đêm hội trăng rằm” với thông điệp “Gắn kết và lan tỏa yêu thương” cho các cháu thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em mồ côi và con em cán bộ, chiến sỹ cùng hàng ngàn cháu thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh.
  • Phú Thọ diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh
    (TN&MT) - Ngày 28/9, UBND tỉnh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp tỉnh năm 2023.
  • Yên Bái: Hiệu quả từ chính sách cho vay nhà ở xã hội
    (TN&MT) – Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã thực hiện có hiệu quả chính sách cho vay nhà ở xã hội, giúp nhiều cán bộ và người dân có thu nhập thấp có nhà ở, yên tâm làm việc.
  • Bắc Kạn: Ưu tiên nguồn lực nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Bắc Kạn có gần 314.000 người, trong đó dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 88%. Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang giúp thay đổi cơ bản điều kiện hạ tầng nông thôn miền núi, từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào dân tộc của tỉnh.
  • Quảng Ninh: Đồn Biên phòng đảo Trần cứu hộ thành công 3 ngư dân bị đắm tàu
    (TN&MT) - Đồn biên phòng Đảo Trần, BĐBP tỉnh Quảng Ninh vừa cứu nạn thành công 3 ngư dân bị đắm tàu trên vùng biển huyện đảo Cô Tô.
  • Hàm Thuận Nam (Bình Thuận): Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của người dân địa phương, công tác giảm nghèo của huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện sau khi thoát nghèo có cuộc sống ổn định, từng bước cải thiện kinh tế gia đình, tăng thu nhập, từ đó đã góp phần thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO