Sở TN&MT Sơn La xác minh, đảm bảo nguồn nước cho nhân dân bản Tà Xa, huyện Mai Sơn

Nguyễn Nga | 17/01/2023, 21:16

(TN&MT) - Liên quan đến phản ánh tình trạng ô nhiễm nước suối Nậm Pàn, chảy qua địa phận bản Tà Xa, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, Sở TN&MT Sơn La đã phối hợp với UBND huyện Mai Sơn kiểm tra thực địa, rà soát nguyên nhân ô nhiễm. Làm việc, ghi nhận ý kiến của nhân dân, định hướng giải quyết để sớm ổn định đời sống cho người dân.

Theo phản ánh của người dân bản Tà Xa, trước đây, bản Tà Xa đã được đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn nhưng đường ống bị hư hỏng nên không sử dụng được. Đa số nhân dân phải sử dụng nước suối Nậm Pàn là nguồn cung cấp nước chính cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt.

a1.jpg

Cán bộ Trung tâm Quan trắc TN&MT lấy mẫu khu vực chân cầu cứng bản Tà Xa.

Song, khoảng 1 tháng trở lại đây, cuộc sống của người dân bị đảo lộn do nguồn nước suối bị ô nhiễm, có màu nâu đục, bọt trắng, mùi hôi. Người dân nghi vấn đây là ảnh hưởng của hoạt động xả thải từ nhà máy sắn, mía đường trên địa bàn.

Ông Đỗ Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Mường Bon cho biết: Để làm rõ những kiến nghị của nhân dân, ngày 8/1, UBND xã đã tổ chức kiểm tra tình trạng nước suối tại 3 điểm phía trên và dưới khu vực xả thải của Nhà máy Tinh bột sắn Sơn La theo chiều dòng chảy. Qua đánh giá trực quan, màu nước giữa các điểm như nhau, không có mùi ô nhiễm của sắn, mía đường. Theo dõi hiện trạng nước từ ngày 8/1 đến nay, chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là người dân bản Tà Xa không có nguồn nước đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt. UBND xã đã có văn bản đề nghị huyện có phương án cấp nước cho người dân. Xã cũng chủ động làm việc với Xí nghiệp cấp nước Mai Sơn để khảo sát, xây dựng kế hoạch dẫn nước, song do kinh phí đầu tư lớn nên chưa thực hiện được.

a2.jpg

Lấy mẫu nước khu vực suối Nậm Pàn người dân có phản ánh.

Lãnh đạo UBND huyện Mai Sơn cho biết: Liên quan đến phản ánh về tình trạng ô nhiễm nước suối Nậm Pàn chảy qua địa phận bản Tà Xa, xã Mường Bon, UBND huyện đã tiếp nhận thông tin từ ngày 4/1, đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành nhiều đợt kiểm tra, giám sát, thu thập dữ liệu, lấy mẫu tại khu vực nước có phản ánh ô nhiễm.

Qua xác minh bước đầu, ngày 4/1, hộ gia đình ông Lò Văn Đoàn bản Un, xã Mường Bon bơm nước từ ao nuôi cá ra mương thoát nước chung của bản Un và ra suối Nậm Pàn. Nước thải này cuốn theo bùn, cặn có tại mương thoát nước chung từ trước, do đó có màu xanh rêu, mùi tanh đặc trưng của bùn và nước ao.

Kiểm tra hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy tinh bột sắn Sơn La vẫn hoạt động ổn định, không phát hiện dấu hiệu xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Đơn vị vẫn thực hiện truyền dữ liệu từ hệ thống xả thải và quan trắc tự động về Sở TN&MT để giám sát theo quy định.

a3.jpg

Lấy mẫu nước tại bể chứa nước suối phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình trong bản Tà Xa.

UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh lấy 2 mẫu nước tại vị trí trước và sau điểm tiếp nhận xả thải của Nhà máy tinh bột sắn Sơn La. Thời điểm lấy mẫu, Nhà máy có xả thải nhưng lưu lượng nhỏ, do đơn vị đã tái sử dụng khoảng 50% nước thải sau xử lý vào sản xuất.

Kết quả quan trắc ngày 14/1 của Trung tâm Quan trắc TN&MT cho thấy, chất lượng nước về cơ bản ổn định. Có 2 thông số vượt so với quy chuẩn, trong đó, thông số BOD5 có trong tất cả các loại nước thải; thông số Nitrit là đặc trưng của nước mặt. Thông số Xianua – đặc trưng của nước thải sắn nằm trong giới hạn cho phép.

Cũng trong ngày 14/1, Đoàn liên ngành của huyện tiếp tục kiểm tra nguồn nước suối, nguồn nước có màu xanh rêu, không có mùi hôi khó chịu. Ngày 16/1, UBND huyện đã phối hợp với Tổ công tác Sở TN&MT, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh tiến hành khảo sát, xác minh phản ánh về ô nhiễm môi trường tại khu vực bản Tà Xa.

Thời điểm kiểm tra, hiện trạng suối Nậm Pàn có màu xanh rêu, không phát hiện mùi hôi khó chịu. Đoàn công tác tiếp tục lấy 4 mẫu nước thải, trong đó, 2 mẫu tại bể chứa nước suối phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình trong bản để đánh giá chất lượng nước và mức độ ô nhiễm. Sau khi có kết quả quan trắc tại 4 vị trí lấy mẫu, UBND huyện sẽ thông tin kịp thời tới chính quyền địa phương để có thông tin chính thống tới người dân.

a4.jpg

Thời điểm kiểm tra, hiện trạng suối Nậm Pàn có màu xanh rêu, không phát hiện mùi hôi thối khó chịu.

Về nghi vấn của người dân nguồn nước bị ô nhiễm do hoạt động xả thải của Nhà máy Tinh bột sắn Sơn La và Công ty CP Mía đường Sơn La, theo lãnh đạo UBND huyện Mai Sơn, không có cơ sở để khẳng định nguồn nước ô nhiễm do 2 đơn vị này.

Trên thực tế, suối Nậm Pàn đang là điểm tiếp nhận nước thải của tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi, nước thải sinh hoạt… của các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức từ thượng lưu đổ về. Trong khi huyện Mai Sơn chưa có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Với 2 cơ sở chế biến nông sản tập trung trên địa bàn huyện, trước và trong niên vụ 2022-2023, Tổ công tác giám sát việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan đối với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, mía đường của tỉnh đã thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất.

Qua ghi nhận từ hệ thống camera giám sát và theo dõi sổ nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải, không phát hiện dấu hiệu các cơ sở xả thải trái phép.

Để làm rõ nguyên nhân nguồn nước bị ảnh hưởng, UBND huyện đã giao các phòng ban chuyên môn cùng xã Mường Bon rà soát lại công tác xử lý nước thải tại các cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ, các cơ sở có phát sinh nước thải trên địa bàn để có hướng xử lý với các trường hợp chưa đảm bảo. Tăng cường giám sát, nắm địa bàn để kịp thời phát hiện nếu có sự cố xảy ra.

Huyện cũng khuyến cáo tới người dân, kết quả quan trắc hàng năm cho thấy, nước suối Nậm Pàn chỉ đảm bảo cho mục đích tưới tiêu, nếu sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải có các biện pháp xử lý nước đảm bảo.

a5.jpg

Kết quả quan trắc ngày 14/1 của Trung tâm Quan trắc TN&MT cho thấy, chất lượng nước về cơ bản ổn định.

Về lâu dài, để giải quyết nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân bản Tà Xa, thời gian qua, UBND huyện đã khẩn trương giải phóng mặt bằng các hạng mục liên quan đến Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu công nghiệp Mai Sơn giai đoạn I - Hạng mục hệ thống cấp nước, với quy mô 5.000m3/ngày đêm.

Hiện nay, Hạng mục Hệ thống cấp nước khu công nghiệp đã thi công xong cơ bản các hạng mục chính gồm: Sửa chữa khu đầu mối, trạm thủy luân; trạm bơm đầu mối; tuyến kênh từ trạm thủy luân về khu xử lý; khu xử lý nước; công trình phụ trợ; cấp điện 35Kv vào trạm; đường ống cấp nước đạt 3.159/4.000m.

Hiện đang tiếp tục triển khai thi công hệ thống điện động lực, hố van, tuyến ống, mái che máy phát điện, một số hạng mục còn lại theo hồ sơ thiết kế. Dự kiến trong Quý I/2023, công trình đi vào hoạt động sẽ cấp nước sinh hoạt cho Khu công nghiệp Mai Sơn và các bản lân cận, trong đó có bản Tà Xa, xã Mường Bon.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO