Sở TN&MT Hà Tĩnh: Khắc phục tình trạng quá hạn trong cải cách thủ tục hành chính

Đức Cảnh | 30/12/2022, 12:34

Xác định được tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã tập trung đẩy mạnh thực hiện trên tất cả các lĩnh vực của ngành, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai.

Theo thống kê, riêng trong sáu tháng đầu năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã tiếp nhận trên 66 nghìn hồ sơ, trong đó hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai chiếm trên 90%. Kết quả đã giải quyết đúng và trước hạn đạt 100 %, không có hồ sơ xử lý chậm hạn.

Là cơ quan tham mưu trực tiếp cho lãnh đạo tỉnh thuộc lĩnh vực phụ trách, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã kịp thời tham mưu ban hành Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 28/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 27/4/2022 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TU.

anh-4.-th(1).jpg
Hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai chiếm trên 90% của lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Ngoài ra, hoàn thiện phương án phân bổ đất đai trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050. Tập trung hoàn thành Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh 2021- 2025; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 cho 13/13 huyện, thành phố, thị xã; Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030.

Kịp thời rà soát, bổ sung các thủ tục hành chính phù hợp với quy định hiện hành, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quyết định về công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, Đo đạc và bản đồ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Công báo - Tin học, Văn phòng UBND tỉnh thực hiện triển khai kết nối, liên thông, tích hợp, cung cấp dịch vụ công thiết yếu “Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ)” trên cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phối hợp với Trung tâm Công báo - Tin học, Văn phòng UBND tỉnh kết nối phần mềm Dịch vụ công với phần mềm Hệ thống thông tin đất đai (VBDLIS).

5.jpg
Thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân

Trao đổi với Phóng viên, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho biết: Mặc dù đã tập trung cao và đạt được một số kết quả nhất định nhưng công tác cải cách hành chính vẫn còn một số bất cập liên quan đến hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục còn khá rườm ra…

Đặc biệt, lĩnh vực đất đai với số lượng hồ sơ lớn, thủ tục vẫn còn chồng chéo với các lĩnh vực khác, nhiều vấn đề chưa theo kịp thực tiễn, nên khó khăn trong công tác tổ chức thực hiện.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Vũ Quang đánh giá: “Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn khá rườm rà, một số thủ tục hành chính yêu cầu phải có giấy tờ gốc để đối chiếu nên khó triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4”.

Mặt khác, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cũng thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm về việc một số công chức, viên chức của ngành thái độ phục vụ người dân, doanh nghiệp chưa cao, vẫn còn xảy ra hiện tượng gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp trong xử lý hồ sơ TTHC, nhất là trong lĩnh vực đất đai.

Ông Trần Hữu Khanh- Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nhấn mạnh, thời gian tới cần phải tháo gỡ những tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, giải quyết tốt TTHC lĩnh vực tài nguyên môi trường, tăng cường sự hài lòng của người dân”.

Chính vì lẽ đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh đã có kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp, như: Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức, đạo đức công vụ cho công chức, viên chức; Chấn chỉnh việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, vi phạm; giải quyết TTHC đảm bảo thời gian theo quy định.

anh-4.hc.jpg
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn còn khá rườm rà

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp; có cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà doanh nghiệp đã kiến nghị, kịp thời hướng dẫn, phúc đáp doanh nghiệp khó khăn trong giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Ngoài ra, tăng cường tuyên truyền thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, mang lại sự hài lòng cho doanh nghiệp và người dân; Nghiên cứu, tham mưu đề xuất cắt giảm thời gian giải quyết một số thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền quản lý ngành.

Theo kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai thực hiện tại tỉnh Hà Tĩnh, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2023 nhằm tăng cường việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.

Bài liên quan
  • Hà Tĩnh: Nỗi lo môi trường ở huyện đạt chuẩn nông thôn mới
    Được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nhưng sau gần hai năm huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn loay hoay, chưa giải được bài toán xử lý rác thải sinh hoạt. Điểm tập kết đã quá tải, phần lớn rác thải buộc phải xử lý tại chỗ theo hình thức “mạnh ai nấy làm” khiến cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu tại Bến Tre: Hơn 96% người sử dụng đất hài lòng
    (TN&MT) - Sau gần 5 tháng triển khai thực hiện, Dịch vụ cấp Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất (SDĐ) trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo sự an tâm, tin tưởng hơn trong việc thực hiện giao dịch đất đai, rút ngắn thời gian đi lại nhiều lần so với trước đây.
  • Nhà ở công nhân tại Khu công nghiệp: Cần có các quy định đồng bộ tại 3 Dự thảo Luật
    (TN&MT) - Nhiều ý kiến đánh giá quy định về nhà ở xã hội (NƠXH) trong các Dự thảo Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) có liên quan chặt chẽ với nhau và tác động rất lớn đến thị trường BĐS, NƠXH.
  • Thanh Hóa quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Nâng chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép
    (TN&MT) - Là một tỉnh đang trên đà phát triển, công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước luôn được các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo sát sao để tránh lãng phí tài nguyên nước, ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước, vi phạm Luật Tài nguyên nước góp phần bảo vệ và sử dụng bền vững.
  • Văn phòng ĐKĐĐ Vĩnh Phúc: Lấy chỉ số hài lòng của dân làm thước đo thay đổi
    Điều chỉnh hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ), 100% cán bộ, nhân viên tuân thủ đạo đức công vụ, văn minh công sở, đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp - đây là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, là bước thay đổi ngoạn mục đo bằng chỉ số hài lòng của dân đang hiện hữu tại Vĩnh Phúc.
  • Quảng Nam: Thống nhất sử dụng cát nạo vét sông Cổ Cò để đắp đập trên sông Vĩnh Điện
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 1686/UBND-KTN về việc sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ dự án Nạo vét sông Cổ Cò để thi công công trình Đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023.
  • Nước đã ngọt trên những cánh đồng nhiễm mặn
    (TN&MT) - Về Bến Tre, đi trên những cánh đồng các huyện ven biển những ngày qua đã thấy, không khí thu hoạch vụ lúa Đông Xuân diễn ra rất rộn ràng. Nước đã mang ấm no trên quê hương Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri... những địa danh mà mới chỉ năm 2020, hạn mặn lịch sử hoành hành khốc liệt, làm thiệt hại gần như toàn bộ diện tích cây lúa, ảnh hưởng nặng nề đến các loại vật nuôi cây trồng, tác động tiêu cực đến đời sống và sản xuất của người dân. Những năm trước, cái nghèo vẫn còn quẩn quanh đeo bám…
  • Quỳnh Nhai (Sơn La): Trái ngọt sườn đồi phủ màu no ấm
    (TN&MT) - Quỳnh Nhai – mảnh đất hiền hòa bên dòng sông Đà hùng vĩ, mang đậm nét đẹp văn hóa vùng sông nước Tây Bắc. Song với địa hình đất dốc, người dân nơi đây đã không quản ngày đêm, nghiên cứu giống cây trồng để phủ xanh những sườn đồi bạc màu vì ngô sắn ngày nào. Hôm nay đây, những vựa cây trái mơn mởn, reo vui trong gió, bao phủ, ấp ôm bản làng của đồng bào Thái, Mông, Kháng, La Ha… gọi sự no ấm, bình yên.
  • Cả nước còn gần 1,2 triệu ha đất chưa sử dụng
    Bộ TN&MT vừa công bố Quyết định số 719/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2021 (tính đến ngày 31/12/2021). Trong đó, có gần 1,2 triệu ha thuộc nhóm đất chưa sử dụng.
  • Chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) -Tại Hội nghị của Liên hợp quốc rà soát toàn diện giữa kỳ việc thực hiện các mục tiêu trong thập kỷ hành động “Nước vì sự phát triển bền vững” giai đoạn 2018-2022 diễn ra từ 22-24/3 tại New York (Mỹ), Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã có nhiều hoạt động gặp gỡ song phương các đối tác nhằm chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quản lý nước thời gian tới.
  • Quảng Bình: Kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư chậm tiến độ
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh kiên quyết chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các dự án chậm tiến độ, làm cơ sở thu hồi đất theo quy định, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
  • Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023
    Ngày 24/3, tại khu vực Cảng Chi đội Kiểm ngư số 3 (xã Tam Giang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam), Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam và Chi đội Kiểm ngư số 3 tổ chức lễ ký kết Chương trình phối hợp hoạt động năm 2023.
  • Thừa Thiên – Huế: Tăng cường phổ biến Luật Khoáng sản giúp người dân phát triển kinh tế
    Thời gian qua, Luật Khoáng sản đã được cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên – Huế tăng cường phổ biến đến người dân, doanh nghiệp, qua đó giúp người dân có cơ sở phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
  • Hành trình tìm nước ngọt cho đảo  tiền tiêu
    (TN&MT) - Huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng hôm nay đã có cuộc sống không khác là bao so với đất liền...điều này có được là nhờ những kỹ sư của Trung tâm Quy hoạch điều tra tài nguyên nước Quốc gia 5 năm trước đã đến đây khơi nguồn nước ngọt...
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO