Sở hữu chung cư có thời hạn phù hợp với thế giới

Thùy Linh | 20/09/2022, 14:04

(TN&MT) - Nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, do nguồn lực đất đai là hữu hạn nên việc Bộ Xây dựng đưa ra quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư (SHCC) từ 50 - 70 năm là hoàn toàn hợp lý, mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

2 phương án về thời hạn sở hữu chung cư

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến, nếu dự án Luật này được thông qua theo kế hoạch thì dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024. Điểm mới đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận đối với dự thảo lần này là quy định thời hạn SHCC do có liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều người dân.

Bộ Xây dựng - đơn vị chủ trì xây dựng Luật đã đưa ra 2 đề xuất về việc sở hữu có thời hạn tương đương khoảng 50 - 70 năm: Phương án 1, sở hữu theo thời hạn công trình được phê duyệt; Phương án 2, sở hữu theo thời gian sử dụng đất dự án. Bộ Xây dựng nghiêng về đề xuất áp dụng Phương án 1 do phù hợp với xu hướng quản lý sử dụng nhà chung cư tại nhiều nước trên thế giới.

phoicanh-1-.jpg

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Cục Phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, tuổi thọ thiết kế của công trình được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ liên quan (có thể 50 - 70 năm hoặc dài hơn tùy từng công trình cụ thể). Khi hết hạn sử dụng, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm định, đánh giá chất lượng công trình để cho phép tiếp tục sử dụng hoặc phá dỡ để xây dựng lại.

Dự thảo sửa đổi lần này của Bộ Xây dựng đã dành riêng một mục để quy định các vấn đề có liên quan tới đề xuất SHCC có thời hạn. Đặc biệt, Bộ đã tính toán nhiều khả năng có thể xảy ra để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân. Người dân sẽ có quyền sở hữu từ thời điểm công trình mới được nghiệm thu đến khi hết hạn. Nếu công trình hết hạn được cơ quan Nhà nước kiểm định về chất lượng vẫn có thể sử dụng tiếp thì người dân vẫn được duy trì quyền sở hữu.

"Trên thực tế đã có rất nhiều công trình chất lượng tốt, vượt quá niên hạn thiết kế nên người mua nhà với giá sở hữu 70 năm nhưng vẫn có thể sử dụng đến 90 năm", ông Khởi cho hay.

img_2744.jpeg

Thời hạn sở hữu nhà chung cư hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân.

Giá nhà chung cư sẽ giảm

Việc Bộ Xây dựng mới đây có đề xuất SHCC có thời hạn đang gây ra nhiều lo lắng cho người SHCC cũng như các doanh nghiệp bất động sản. Theo đó, nhiều người mua nhà quan ngại việc bỏ ra một khoản tiền rất lớn để mua căn hộ nhưng chỉ được sở hữu 50 đến 70 năm mà không phải lâu dài.

Doanh nghiệp thì lo lắng đề xuất này sẽ tác động trực tiếp đến thanh khoản thị trường, bởi nếu một tài sản bị giới hạn 50 năm thì tính thanh khoản rất thấp, nhu cầu sẽ giảm mạnh. Do đó, đối với doanh nghiệp cung ứng căn hộ, nếu áp dụng chính sách này, việc bán hàng sẽ gặp khó khăn.

Theo tìm hiểu của phóng viên, trên thị trường Hà Nội hiện nay có rất nhiều tổ hợp chung cư 50 năm. Cụ thể, chung cư Hacinco (P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân); chung cư Bonaza (Q. Nam Từ Liêm); chung cư T. Plaza Lý Thường Kiệt (Q. Hoàn Kiếm)... Giá bán các căn hộ tại các chung cư này thường thấp hơn 40% - 50% so với các chung cư cùng vị trí. Còn đối với chung cư ở dạng thuê mua, thời hạn sử dụng 10 - 20 năm thì mức giá bán chỉ khoảng vài trăm triệu đồng/căn hộ. Các loại hình chung cư này mở ra nhiều cơ hội mua nhà cho người dân. Trên thế giới, mô hình sở hữu chung cư có thời hạn được áp dụng rất nhiều.

Bà Nguyễn Thu Hiền - Giám đốc Công ty Bất động sản Hà Thành Land phân tích, hiện nay, nhu cầu sử dụng chung cư bình dân, giá thấp thậm chí nhà ở xã hội chiếm đến 70% - 80%. Nếu dự thảo Luật Nhà ở được thông qua, người dân sẽ dễ dàng tiếp cận cơ hội có nhà để ở. Việc đưa ra niên hạn SHCC rất phù hợp với nhóm người có nhu cầu mua để ở chứ không phải mua bất động sản để làm tài sản.

“Nhà nước vẫn có thể chia cơ cấu làm hai loại. Một là loại hình căn hộ có niên hạn, vì khi mà áp dụng căn hộ, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ cho tất cả mọi người thì chính phủ sẽ khuyến khích, hỗ trợ về thuế, lãi suất, những người ít tiền chấp nhận ở một thời gian 30 năm, 50 năm. Loại thứ hai là căn hộ có thời hạn sử dụng lâu dài để phục vụ nhóm đối tượng có thu nhập khá trở lên. Hiện các nước như Nhật Bản, Singapore đang áp dụng rất thành công mô hình này" - bà Hiền nhấn mạnh.

Các chuyên gia cũng đánh giá, việc áp dụng niên hạn cho công trình trên đất có thời hạn 50 năm, 70 năm hay thậm chí 99 năm cũng là thông lệ của các nước trên thế giới. Đặc biệt ở các đô thị có nhu cầu nhà ở cao nhưng diện tích đất rất hạn chế, đây là một giải pháp các nước trên thế giới áp dụng cho các công trình, các nơi có mật độ dân số cao, giải quyết bài toán việc làm, nhà ở…

Tuy nhiên, việc đề xuất áp dụng quy định SHCC có niên hạn tại Việt Nam cũng cần phải có sự xem xét kỹ lưỡng và thấu hiểu, bởi vấn đề quan trọng là phải hài hòa được lợi ích của người dân, lợi ích kinh tế của nhà đầu tư, phát triển bất động sản và nhà quản lý.

TS. Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản VN (VARS) cho rằng, quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư nếu được thông qua sẽ góp phần làm giảm giá nhà chung cư, người nghèo ở đô thị, công nhân khu công nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận nhà ở dễ hơn. Ở nhiều nước, loại hình nhà cho thuê hoặc căn hộ sở hữu có thời hạn rất phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu nhà ở của tầng lớp bình dân. Ở Việt Nam, người dân thường có tính sở hữu cao, coi nhà ở là tài sản để lại cho con cháu. Nhưng đã đến lúc cần quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư để thay đổi dần tư duy cũ này, để việc có nhà ở không còn là gánh nặng của đời người.

Nhiều quốc gia trên thế giới cũng quy định về sổ hồng chung cư áp niên hạn 50 - 70 năm nhưng luôn có chính sách bảo đảm tối đa quyền lợi của người dân. Do vậy, nếu sửa đổi quy định này cần điều chỉnh một số quy định khác liên quan đến đất đai, xây dựng để đồng bộ, thống nhất.

Bộ Xây dựng cho biết, đây mới chỉ là đề xuất chính sách ban đầu, mang tính chủ trương. Sau khi được Quốc hội thông qua và đưa vào Chương trình xây dựng luật, Bộ Xây dựng sẽ dự thảo cụ thể nội dung để lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia, các nhà khoa học và người dân. Đồng thời, Quốc hội cũng sẽ xem xét, thảo luận kỹ, đánh giá tổng thể những tác động của chính sách này trước khi đưa ra quyết định.

Bài liên quan
  • Hà Nội chấm dứt thực hiện 6 dự án do vi phạm Luật Đất đai
    (TN&MT) - Đây là thông tin từ thông báo kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại cuộc họp ngày 8/9/2022 xem xét về việc chấm dứt, dùng thực hiện đối với một số dự án đầu tư chậm triển khai, vi phạm Luật Đầu tư, Luật Đất đai trên địa bàn Thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
  • Bắc Hà (Lào Cai): Phát huy giá trị của đất trong giảm nghèo
    (TN&MT) - Những năm qua huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của huyện Bắc Hà giảm 8,43%, phấn đấu đến năm 2025 đưa Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO