Sim rừng ở Điện Biên liên tiếp bị tận diệt

Hà Thuận - Trần Sơn | 19/12/2019, 08:39

(TN&MT) - Vài năm trở lại đây, tại Điện Biên, việc thu mua ồ ạt, khai thác tận diệt gốc sim rừng đã khiến loài cây này ngày càng trở nên khan hiếm. Đặc biệt, việc khai thác tận diệt, phá hủy môi trường tự nhiên sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Điểm thu mua gốc sim rừng dọc quốc lộ 279, khu vực xã Búng Lao, huyện Mường Ảng.

Sim rừng không chỉ là vị dược liệu quý, đối với môi trường cây sim còn là một trong những loài cây giữ đất rừng, chống xói mòn trên các khu vực triền đồi có độ dốc cao, thường xuyên bị mưa lũ.

Tại các huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, vài năm trước đây, đâu đâu cũng bắt gặp những cánh rừng sim rừng trải dài trên nhiều triền đồi. Tuy nhiên, giờ đây, chính những người dân địa phương cũng phải khó khăn lắm mới tìm được một vài chục gốc sim. Từ khi gốc sim được thương lái thu mua với giá cao, người dân đua nhau đi khai thác, khiến loài cây này ngày càng cạn kiệt.

Ông Lò Văn Sương, bản Nà Sáy, xã Nà Sáy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết: Đã 3 năm nay, vợ chồng tôi khai thác gốc sim để bán, thời gian đầu, ít người đào, một mình tôi có thể đào được cả tạ gốc sim mỗi ngày. Còn bây giờ, muốn đào được củ sim phải đi rất xa và vất vả, có khi cả ngày cũng chỉ được một vài chục cân. Hôm nay, tôi cùng vợ đào được 150kg gốc sim rừng, mang ra bán cho cơ sở thu mua của anh Trương Công Thuận, xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, với giá 1.700 đồng/kg, 4 bao gốc sim đầy đặn bán được 255.000 đồng.

Ông Sương phấn khởi chia sẻ thêm: “Hôm nay là một ngày may mắn của vơ chồng tôi, vì việc tìm kiếm cây sim bây giờ rất khó”.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, dọc tuyến quốc lộ 279, thuộc địa bàn xã Búng Lao, huyện Mường Ảng (Điện Biên) có hàng chục bãi lớn, nhỏ tập kết gốc sim khô.

Một số chủ cơ sở thu mua cho hay, họ được thương lái dưới xuôi đặt cọc trước tiền để thu gom hàng, rồi hàng tháng sẽ cho xe tải lớn lên vận chuyển về. Ai cũng chỉ nghe nói là thu mua để xuất bán sang Trung Quốc làm thuốc, tuy nhiên cụ thể để làm những gì thì không ai nắm rõ.

Anh Trương Công Thuận, chủ một cơ sở thu mua gốc sim tại xã Búng Lao, huyện Mường Ảng cho biết: Theo đặt hàng của thương lái dưới xuôi, gia đình tôi đã thu mua được trên 25 tấn gốc sim. Hiện tại, gốc sim đã được phơi khô và được đóng bao chờ bán. Tuy nhiên, cả tháng nay vẫn không thấy họ đến mua, số tiền mua gốc Sim cũng đã hết trên 50 triệu đồng, rủi ro mà họ không mua thì số gốc Sim này không biết để làm gì, chưa kể, nếu gốc Sim bị thối mục do môi trường ẩm ướt thì sẽ không thể bán được.

Gốc sim rừng được thương lái đặt mua phải to và chỉ mua phần gốc và 10cm phần thân tính từ mặt đất trở lên.

Theo đánh giá của Hội Đông y tỉnh Điện Biên, việc khai thác tận diệt sim rừng sẽ dẫn đến mất nguồn gen dược liệu và về lâu dài sẽ gây ra những hệ lụy khó lường đối với môi trường. Bên cạnh đó, việc người dân khai thác không đúng quy trình, sơ chế và bảo quản theo cách phơi trực tiếp dưới nền đất, hoặc ủ thành đống tại các khu vực mất vệ sinh là phản khoa học và có thể ảnh hưởng ngược đến tác dụng của dược liệu.

Theo ông Trần Xuân Ban, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm Lâm huyện Tuần Giáo cho biết: Hiện vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn xử phạt hành vi khai thác sim rừng, do đó lực lượng kiểm lâm của huyện Tuần Giáo chủ yếu tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về những tác hại khi khai thác sim rừng ồ ạt không chỉ gây mất cân bằng hệ sinh thái rừng mà còn mất nguồn gen dược liệu. Việc khai thác cạn kiệt sim rừng sẽ khiến cho bề mặt đất có nguy cơ bị xói mòn và nghiêm trọng hơn là nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét trong mùa mưa.

Giờ đây, người dân phải đi rất xa và khó khăn mới tìm được sim rừng.

Không rõ giá trị, cũng không rõ lý do, song vì mưu sinh trước mắt, người dân đã bằng mọi cách tìm và khai thác sim theo kiểu tận diệt để bán. Nếu tỉnh Điện Biên không có biện pháp ngăn chặn thực trạng này thì si rừng - nguồn gen dược liệu quý sẽ tiếp tục bị chảy máu, đứng trước nguy cơ xóa sổ. Và quan trọng hơn, người dân sẽ phải đối mặt trước những hậu quả khó lường từ việc khai thác tận diệt, phá hủy môi trường tự nhiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Chông chênh mùa màng Tây Bắc
    (TN&MT) - Tháng 5, trời Tây Bắc bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C. Sông hồ cạn nước, khí hậu oi bức… So với những năm trước đây khí hậu Tây Bắc bây giờ khắc nghiệt hơn nhiều. Nắng lắm, mưa nhiều… nhiệt độ các mùa đều tăng lên rõ rệt.
  • Ấm no từ những cánh rừng
    (TN&MT) - Dưới những tán rừng rộng lớn và xanh thẳm, bà con nông dân ở Thừa Thiên – Huế ngước nhìn với ánh mắt hạnh phúc. Họ đã thoát nghèo. Với họ, vùng đất khó giờ không còn khó nhờ tinh thần vươn lên trong lao động, sản xuất. Màu xanh bạt ngàn của những núi đồi đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển tốt khẳng định khát vọng làm giàu của người dân.
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO