Siết quản lý để chống "cát tặc"

15/06/2018, 12:16

Ở một số địa phương, tình trạng “cát tặc” bắt đầu lộng hành trở lại. Nhiều đoạn sông bị đục khoét cả ngày lẫn đêm gây bức xúc cho người dân. Trong khi đó, hàng trăm ngàn m3 cát không rõ nguồn gốc liên tiếp được phát hiện trên phạm vi cả nước đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về quản lý tài nguyên khoáng sản, cũng như chất lượng vật liệu đầu vào trong xây dựng.

"Cát tặc" lộng hành trở lại 

Nhiều tháng gần đây, nạn khai thác cát trái phép gia tăng trở lại. Không chỉ lén lút ở những con sông nhỏ mà cả sông lớn, dòng chảy huyết mạch như sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai, sông Lô… cũng bị “cát tặc” ngang nhiên đục khoét ngày đêm.

Khi giá cát đang “sốt” lên từng ngày cũng là lúc các phương tiện khai thác cát trái phép trên sông Lô gia tăng, việc “rút ruột” lòng sông càng trở nên rầm rộ, công khai. Không kể ngày đêm, hàng chục tàu hút, máy múc vẫn hoạt động huyên náo suốt một đoạn sông Lô dài khoảng 10km, đoạn qua hai địa phương Phú Thọ, Vĩnh Phúc. 

Ghi nhận thực tế của phóng viên, dọc bãi bồi tại khu vực các xã Bình Bộ, An Đạo, Tử Đà (Phú Thọ) dù chỉ chưa đầy 5km nhưng có năm, bảy điểm tập trung các tàu cuốc, cẩu quăng ngang nhiên hoạt động giữa ban ngày.

cat tac
Tỉnh Quảng Ninh đang lên kế hoạch kiểm tra nguồn gốc, chất lượng vật liệu đầu vào đối với các trạm trộn bê tông trên địa bàn. Ảnh: Thanh Hoa.

Tại khu vực thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, khai thác cát tràn lan đã khiến cho hàng trăm mét bờ xôi ruộng mật chạy dài của người dân Đông Ngàn bị dòng sông Đuống “nuốt chửng".

Trên sông Chu, tại khu vực bãi Soi, thuộc địa phận xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hoá (Thanh Hóa), hoạt động khai thác cát trái phép diễn ra ồ ạt, nhiều tàu thuyền công suất lớn hút cát xuyên đêm. Người dân nhiều lần “kêu cứu” nhưng chính quyền bất lực trước nạn cát tặc hoành hành.

Việc khai thác cát quá mức sẽ làm địa hình đáy sông thay đổi, từ đó làm dòng chảy của nước thay đổi. Không phải khai thác cát chỗ nào, chỗ đó sẽ sạt lở mà việc khai thác cát có thể ảnh hưởng tới vùng cách nơi khai thác 5 - 10km, thậm chí xa hơn.

Theo tính toán, trữ lượng cát của cả nước chỉ có khoảng hơn 2 tỷ m3. Nếu sử dụng cát như hiện nay thì đến 2020, nước ta sẽ không còn cát để đáp ứng nhu cầu xây dựng.

Siết quản lý cát không rõ nguồn gốc 

Những ngày qua, hàng trăm ngàn m3 cát không rõ nguồn gốc đã được phát hiện trên phạm vi cả nước đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng đầu vào cũng như tài nguyên khoáng sản.

Theo đó, ngày 10/6, Phòng PC68 và PC49 Công an TP Cần Thơ, tiến hành kiểm tra 11 phương tiện, phát hiện 2 phương tiện vận chuyển cát không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Cụ thể, sà lan mang số hiệu CM-22622 do tài công Phạm Minh Khải (59 tuổi, ngụ Cà Mau) điều khiển, đang chở 240m3 cát và sà lan mang số hiệu ST-06147 do tài công Đặng Thanh Hải điều khiển, đang chở 270m3 cát.

Trước đó, ngày 5/6, Công an TP Cần Thơ phát hiện sà lan số hiệu CT-08299, do tài công Nguyễn Văn Sinh (37 tuổi, ngụ tỉnh Cà Mau) điều khiển chở 300m3 cát, xuất trình hóa đơn GTGT có nhiều dấu hiệu bất hợp pháp, nghi là giả. Do đó, ngành chức năng đã tiến hành tạm giữ phương tiện tịch thu 300m3 cát để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Tại Quảng Ninh, ngày 30/5, lực lượng hải quan phát hiện tàu vận chuyển hơn 547m3 cát không rõ nguồn gốc trên vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh. Cụ thể, qua kiểm tra, khám xét tàu TB - 1991 (công suất máy 450CV, trọng tải 916 tấn) do ông Hoàng Duy Thương là chủ, lực lượng chức năng phát hiện tàu vận chuyển 547,68m3 cát xây dựng không có nguồn gốc hợp pháp.

Trước tình trạng cát không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn vào thị trường, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bên liên quan kiên quyết xử lý các chủ dự án xây dựng theo hình thức BOT, BT, BOO, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế, doanh nghiệp hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm sử dụng cát không đạt tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 - Cốt liệu cho bê tông và vữa, không rõ nguồn gốc xuất xứ theo quy định pháp luật.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng có văn bản đề nghị tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, các dự án có vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng cường sử dụng cát nhân tạo, kiên quyết không nghiệm thu công trình đối với trường hợp cát không có nguồn gốc hợp pháp hoặc sử dụng cát tự nhiên với giá cao hơn cát nghiền tại thời điểm theo thông báo giá của Sở Xây dựng.

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Điều chỉnh phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản
    Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản, có hiệu lực từ ngày 15/7/2023, thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Luật Địa chất và Khoáng sản sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7
    (TN&MT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 8 đối với 09 dự án luật, trong đó có Luật Địa chất và khoáng sản.
  • Thừa Thiên - Huế quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển bền vững - Kiểm soát chặt, quản lý nghiêm
    (TN&MT) - Trong quá trình khai thác khoáng sản, bên cạnh những doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện quy định pháp luật về khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, vẫn tồn tại không ít doanh nghiệp “phớt lờ” quy định, coi thường luật pháp. Các cơ quan chức năng của tỉnh đã và đang tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm.
  • Thừa Thiên - Huế: Khoáng sản là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản tại Thừa Thiên - Huế đã và đang góp phần phát triển ổn định kinh tế - xã hội của địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã phỏng vấn ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế để rõ hơn về vấn đề này.
  • Thanh Hóa: Quản lý khoáng sản hiệu quả để phát triển kinh tế bền vững
    Thời gian qua, để khắc phục các tồn tại, vi phạm trong khai thác tài nguyên khoáng sản, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả, từng bước đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nề nếp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo các khu vực nông thôn, miền núi.
  • Mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cao nhất 100 triệu đồng
    Theo Bộ Tài chính, mức thu lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại là 100 triệu đồng/giấy phép; lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm là 80 triệu đồng/giấy phép.
  • Tiền Giang: Quản lý hiệu quả khoáng sản, phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý về tài nguyên khoáng sản, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản, nhất là cát lòng sông trên địa bàn tỉnh, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Kiệt, Phó Giám đốc Sở TN&MT Tiền Giang xung quanh nội dung này.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO