Sai phạm tại Cty SAVINA Hà Nam: HĐND tỉnh giám sát việc chấp hành Quyết định xử phạt vi phạm về môi trường

19/03/2019, 13:00

(TN&MT) - Để giữ nghiêm kỷ cương phép nước trong việc chấp hành nghiêm pháp luật về xử phạt và đình chỉ đối với cơ sở sai phạm, mới đây, ngày 13/3/2019, Thường trực HĐND tỉnh Hà Nam đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất một số doanh nghiệp, địa phương trên địa bàn huyện Kim Bảng, trong đó cóCông ty TNHH SAVINA Hà Nam (Công ty SAVINA).

SAVINA 1
2 lò cũ (dây chuyền 1) của SAVINA vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý thải.

Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất vôi công nghiệp, sau gần 3 thángCông ty SAVINA Hà Nam đang trong giai đoạn chịu án phạt của UBND tỉnh song hai lò nung vôi mới xây dựng tiếp chưa đủ thủ tục pháp lý, vẫn xây dựng giống như 2 lò đã vi phạm bị chính quyền tỉnh xử phạt. Sai phạm từ nhiều năm qua, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, việc Công ty SAVINA tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất không bảo vệ môi trường khiến người dân trên địa bàn rất lo lắng về sức khỏe bị ảnh hưởng.

SAVINA 3
Ông Nguyễn Xuân Điệp (áo trắng), Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn làm việc với phóng viên báo TN&MT: Xã đã có báo cáo đoàn công tác HĐND tỉnh về thực trạng những sai phạm về môi trường và chấp hành các quy định trong công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong đó có Cty SAVINA Hà Nam.

Sau khi báo TN&MT đã phản ánh loạt bài phản ánh nhiều sai phạm tại Công ty TNHH SAVINA, ngày 28/12/2018, UBND tỉnh Hà Nam đã ra Quyết định số 2586/QĐ-XPVPHC về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với Công ty TNHH SAVINA. Tổng mức phạt hành chính với Công ty SAVINA lên tới 354.900.000 đồng và đình chỉ sản xuất 4,5 tháng để xây lắp bổ sung, vận hành công trình bảo về môi trường.

IMG 5494 (1)
Báo cáo của UBND xã Thanh Sơn trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. 

 

IMG 5493 (1)


Để nâng cao hiệu quả quản lý, HĐND tỉnh Hà Nam đang thực hiện “Giám sát công tác Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong công tác khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng phía tây Sông Đáy”.

Khi đoàn khảo sát thực địa Công ty SAVINA đã dừng hoạt động sản xuất vôi theo Quyết định số 2586/QĐ-XPVPHC của UBND tỉnh Hà Nam về việc Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường với Công ty SAVINA Hà Nam.Qua kiểm tra, nhiều vôi thải Công ty đã đổ tự do ra bãi ngoài trời. Sau khi kiểm tra, UBND xã Thanh Sơn - địa phương đang bị chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty SAVINA đã có văn bản báo cáo, kiến nghị với HĐND tỉnh về việc chấp hành pháp luật về môi trường, những quy định của tỉnh và địa phương về công tác bảo vệ môi trường của Công ty SAVINA chưa tốt.

SAVINA 2
Hai lò xây mới vẫn chưa có hệ thống bảo vệ môi trường, giống như lò cũ.

Theo lãnh đạo UBND xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, thực hiện Đề án 2617/ĐA-UBND ngày 4/11/2016 của UBND tỉnh Hà Nam về giảm thiểu ô nhiễm môi trường khu vực tây Sông Đáy, UBND xã đã thành lập Đề án bảo vệ môi trường trên địa bàn, được UBND huyện phê duyệt. Xã đứng ra thành lập tổ dịch vụ 18 người, có 16 người chuyên quét dọn, 2 người lái xe phun nước tưới đường 3 lần/ngày. Việc ô nhiễm môi trường có chuyển biến rõ rệt. Các doanh nghiệp trên địa bàn hầu hết thực hiện tốt việc chung tay cùng bảo vệ môi trường, góp quỹ cho tổ dịch vụ hoạt động.

Tuy nhiên, Công ty SAVINA không tham gia vào việc giữ môi trường chung, thậm chí đã xả thải trực tiếp gây ảnh hưởng môi trường dân cư. Công ty không đóng tiền hằng tháng theo quy định chung đối với các doanh nghiệp chế biến sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Ông Nguyễn Xuân Điệp, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn cho biết: Đến tháng 3/2019, tổng tiền nợ cho quỹ bảo vệ môi trường của Công ty SAVINA là 64 triệu đồng. Công ty sản xuất vôi củ, bột đá, gạch không nung, nghiền sàng đá, toàn lĩnh vực gây bụi, ô nhiễm môi trường lại không chấp hành Đề án, chưa góp quỹ làm sạch môi trường, điều đó là không thể chấp nhận được và người dân rất bức xúc. Xã ủng hộ doanh nghiệp tới đầu tư, nhưng địa phương không được thu khoản gì, người dân không được lợi gì lại phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, doanh nhiệp thiếu trách nhiệm. Việc cấp phép xây dựng, cấp phép vận hành, xã Thanh Sơn không được kiểm tra, không được cơ quan chức năng cung cấp nên không biết các doanh nghiệp có đầy đủ giấy tờ pháp lý hay không. Nhưng khi có vấn đề về ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự thì địa phương phải có trách nhiệm.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Sơn rất mong muốn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tới đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nhưng doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật và quy định của địa phương về bảo vệ môi trường, chung tay hỗ trợ địa phương nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân. Đặc biệt hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân sở tại.

Công ty SAVINA bị UBND tỉnh Hà Nam đình chỉ sản xuất 4,5 tháng để xây lắp bổ sung, vận hành công trình bảo về môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo tác động môi trường và xác nhận các công trình này có đạt quy chuẩn theo yêu cầu. Thời gian được thực hiện từ 28-12-2018. Qua quan sát tại hiện trường, sau gần 3 tháng UBND tỉnh yêu cầu, nhưng Công ty SAVINA vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý khói thải, bụi thải của cả 4 lò sản xuất vôi công nghiệp. Trong đó, có 2 lò xây mới thủ tục pháp lý chưa bảo đảm, vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nêu là hai lò xây mới vẫn không xây dựngcông trình bảo về môi trường. Vậy nhưng, không hiểu sao, các ngành chức năng tỉnh Hà Nam vẫn cho xây và để tồn tại (?!). Trong buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nam ngày 30/1/2019, ông Đặng Văn Hồng, Phó Phòng Hợp tác Đầu tư của Sở cho biết, Công ty SAVINA Hà Nam sản xuất vôi công nghiệp, không tuân thủ pháp luật về môi trường. Công ty không có mỏ, vì vậy tỉnh chưa cho phép Công ty này mở rộng sản xuất. Được biết Công ty SAVINA Hà Nam có kế hoạch mở rộng nâng công suất lên 360.000 tấn vôi/năm và 120.000 tấn Dolomite/năm, bằng 8 lần công suất ban đầu. Việc cố tình vi phạm pháp luật và quy định về bảo vệ môi trường là không thể chấp nhận, đặc biệt không thể để doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật tồn tại và mở rộng sản xuất.

Cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc Công ty SAVINA chấp hành QĐ xử phạt của UBND tỉnh, trong đó cả chấp hành về nộp gần 355 triệu đồng tiền phạt; các thủ tục pháp lý mở rộng dây chuyền; thủ tục quản lý đất đai, mỏ nguyên liệu, an toàn lao động, chấp hành xây dựng các công trình bảo vệ môi trường trước khi cho phép hoạt động trở lại.

Báo Tài nguyên và Môi trường tiếp tục thông tin.

Bài liên quan
  • Dân tố Công ty SAVINA Hà Nam gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
    (TN&MT)- Cả thôn Bút Sơn, xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) đang rất hoang mang, lo lắng tình trạng ô nhiễm môi trường do Công ty TNHH SAVINA Hà Nam gây nên. "Gia đình tôi cũng sinh sống ở gần nhà máy sản xuất vôi công nghiệp của Công ty nên bản thân tôi cũng rất lo ngại. Nhiều lần tiếp xúc cử tri, bà con ý kiến phản ánh thực trạng Công ty TNHH SAVINA (viết tắt là SAVINA - PV) gây ô nhiễm môi trường, xã đã nhiều lần có văn bản báo cáo lên cấp trên" - ông Nguyễn Xuân Điệp, Chủ tịch UBND xã Thanh Sơn bày tỏ quan ngại với PV Báo Tài nguyên và Môi trường.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
  • Thừa Thiên – Huế: Dân sống chung với ô nhiễm từ những “núi than” ở cảng Thuận An
    Hằng ngày, những xe chở than về cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để tập kết, bụi mù mịt, ô nhiễm môi trường... khiến cuộc sống người dân xung quanh khổ sở.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO