Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam

Trí Việt | 12/03/2023, 17:35

Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.

Tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại tháng 3/2023, Ban Tôn giáo Chính phủ đã giới thiệu và ra mắt Sách Trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam”.

Ông Nguyễn Văn Kỷ - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ; ông Phạm Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Tiến Trọng - Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; ông Nguyễn Văn Long - Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ và ông Vũ Duyên Hải - Phó Vụ trưởng vụ Khai thác thủy sản, Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT đồng chủ trì Hội nghị. Dự hội nghị có phóng viên, biên tập viên các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình.

Sự cần thiết của việc xuất bản Sách Trắng về tôn giáo

Giới thiệu về cuốn sách, Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng cho biết, sách dày 132 trang gồm 3 chương. Chương I giới thiệu thông tin cơ bản về tôn giáo ở Việt Nam; Chương II là chính sách tôn giáo ở Việt Nam; Chương III là những thành tựu, thách thức và ưu điểm của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Ngoài ra, sách có phần phụ lục giới thiệu một số hình ảnh về tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam; số liệu về tôn giáo; danh mục tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; Điều 24, Hiến pháp 2013 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

tien-trong-pb.jpg
Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng giới thiệu về sự cần thiết của việc xuất bản Sách Trắng về tôn giáo

Lý giải về sự cần thiết xuất bản cuốn sách, theo Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Nguyễn Tiến Trọng, thời gian qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, được nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đương đầu với không ít khó khăn, thách thức trong việc bảo đảm quyền này, trong đó phải kể đến nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ trong tôn giáo còn hạn chế; sự gia tăng hoạt động truyền bá tôn giáo nhờ sự phát triển của khoa học - công nghệ làm xuất hiện những hiện tượng tôn giáo mới, trái thuần phong mỹ tục, trái luật pháp của Việt Nam; hoạt động tôn giáo trên không gian mạng đang là vấn đề mới phát sinh, gây khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước về tôn giáo; một số đối tượng thiếu thiện chí trong và ngoài nước nhận định thiếu khách quan, sai lệch, thậm chí xuyên tạc về tình hình, chính sách tôn giáo của Việt Nam…

Trên tinh thần đối thoại cởi mở, hợp tác song phương, đa phương có hiệu quả với các nước, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo, Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu ngày càng bảo đảm, bảo vệ, thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Cuốn sách chính là một trong những công cụ chuyển tải thông tin chính thống, trung thực tới các nước, các tổ chức quốc tế quan tâm đến lĩnh vực nhân quyền, tôn giáo làm cơ sở tham chiếu chứng minh cho nỗ lực của Việt Nam. Bên cạnh đó, sách được xem như cẩm nang cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo nhằm giúp họ nắm rõ lĩnh vực mà mình công tác để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Thông tin về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, ông Nguyễn Tiến Trọng khẳng định: Ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 và các văn bản sau này, Việt Nam luôn khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong các quyền cơ bản của con người. Điều 24 Hiến pháp Việt Nam (sửa đổi) năm 2013 tiếp tục quy định rõ: Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo..., các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Những năm gần đây, Việt Nam luôn không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước phát triển, dân chủ, công bằng, văn minh. Năm 2016, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua; năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Những nội dung trên được phản ánh rõ nét trong cuốn sách.

quang-canh.jpg
Việc ra mắt cuốn sách nhận được quan tâm của nhiều cơ quan thông tấn, báo chí, truyền hình

Tuyên ngôn rộng rãi chính sách ưu tiên của Việt Nam đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Làm rõ hơn về những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam được thể hiện trong Sách Trắng, ông Nguyễn Văn Long - Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Cùng với ban hành nhiều chủ trương, chính sách bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo, Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật; khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo phát huy nguồn lực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, thực hiện chính sách nhân quyền, đấu tranh phản bác các luận điệu vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền.

xuan-long.jpg
Ông Nguyễn Xuân Long - Chánh Văn phòng Ban Tôn giáo Chính phủ trao đổi về những thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam được thể hiện trong Sách Trắng

Nhà nước Việt Nam đã công nhận 36 tổ chức tôn giáo; cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 4 tổ chức và một pháp môn tu hành thuộc 16 tôn giáo; Bửu Sơn Kỳ Hương có một số chùa tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, công nhận Ban Trị sự, Ban Quản trị chùa; Thánh đường Hồi giáo số 12 Hàng Lược, Hà Nội được công nhận Ban Quản trị Thánh đường.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm gần đây, số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tăng. Nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo quy mô lớn, thu hút tín đồ, người dân tham dự. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.

Thông tin về những ưu điểm của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện trong sách, ông Long hy vọng cuốn sách sẽ góp phần củng cố thêm niềm tin cho các tổ chức tôn giáo và các tín đồ tôn giáo trong và ngoài nước; góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; khẳng định sự tôn trọng, chính sách ưu tiên bền vững của Chính phủ Việt Nam tới quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo và tuyên ngôn công khai rộng rãi về sự tôn trọng, chính sách ưu tiên của Chính phủ Việt Nam tới thế giới.

Trao đổi về mục đích xuất bản Sách Trắng, Phó Cục trưởng Cục Xuất bản Nguyễn Ngọc Bảo cho biết, bên cạnh thông tin cho các tổ chức, cá nhân trong nước, tính truyền thông đối ngoại là một trong những mục tiêu được quan tâm. Thông qua tuyên truyền công khai rộng rãi về chính sách tôn trọng, bình đẳng, ưu tiên đối với các tôn giáo của Chính phủ Việt Nam, sách cũng là phương tiện chính thống làm căn cứ phản bác lại luận điệu xuyên tạc của các đối tượng phản động thù địch lợi dụng tôn giáo để tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam.

Sách trắng là một trong những loại sách chuyên biệt được xem như một văn bản hướng dẫn quan trọng, ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền. Mục đích ban hành giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cần thiết, từ đó, hiểu được vấn đề hoặc giải quyết nó theo đúng cách.

Là phương tiện truyền thông của nền dân chủ, sách trắng đảm nhiệm vai trò phản ánh trung thực chính sách bền vững của Chính phủ; một phần, thể hiện sự mời gọi các ý kiến tích cực của người dân trong việc đóng góp, xây dựng Nhà nước giàu mạnh hơn.

Việc xuất bản sách trắng thể hiện ý định rõ ràng của Chính phủ hoặc một cơ quan trong Chính phủ nhằm công khai rộng rãi tới thế giới và trong nước, công chúng trong và ngoài nước chính sách ưu tiên, chính sách bền vững của Chính phủ về vấn đề mà sách đề cập.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • [Infographic] - Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo
    Luật Tôn giáo, tín ngưỡng quy định 5 hành vi bị cấm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.
  • Sách Trắng về tôn giáo: Bức tranh rõ nét về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
    Được ví là cuốn cẩm nang cho những người làm công tác tôn giáo, Sách Trắng về tôn giáo cung cấp những kiến thức căn bản và cần thiết như chính tên gọi của sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam”.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Sức sống dòng sông Mẹ
    (TN&MT) - Không biết tự khi nào, sông Nậm Rốm gắn liền với đồng bào các dân tộc ở Điện Biên. Con sông có trong kí ức của những người già bản Thái, từng chứng kiến cuộc đao binh tranh đoạt điêu tàn của giặc Phẻ, bao lần in bóng nghĩa quân áo vải Hoàng Công Chất, rồi đến cuộc chiến chống Pháp năm 1954. Dòng sông có lúc đầy lúc vơi, bên bồi bên lở, đã và đang nuôi dưỡng các thế hệ đồng bào các dân tộc ở Điện Biên.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO