Sắc xanh trở lại nơi vùng đất Yên

Lang Đình Tiệp | 22/01/2023, 01:54

(TN&MT) - Một vùng đất cách đây khoảng chục năm về trước xác xơ, tan hoang vì nạn khai thác vàng trái phép suốt nhiều năm. Thế nhưng, bằng sự quyết liệt ngăn chặn của các cấp chính quyền cũng như những nỗ lực tuyên truyền đến người dân mà từ vài năm nay những "cánh đồng chết" đã được hồi sinh bằng ruộng lúa xanh tốt trong sự vui mừng, phấn khởi của người dân nơi đây.

"Rốn vàng" xứ Nghệ một thời tan hoang

Vùng đất “4 Yên” (gồm các xã Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh và Yên Thắng) của huyện biên giới Tương Dương, tỉnh Nghệ An xưa nay được biết đến là nơi có trữ lượng vàng sa khoáng lớn. Từ xa xưa, bà con người Thái đã làm nghề đãi vàng thủ công, mang lại cho gia đình nguồn thu nhập đáng kể, giúp có đủ cái ăn trong mùa giáp hạt. Lúc đầu, chỉ là người dân địa phương đào đãi theo cách thủ công, nhỏ lẻ; nhưng do lượng vàng sa khoáng nhiều, một đồn mười… rồi cứ thế “tiếng lành đồn xa”. Thế là, nườm nượp người dân tứ xứ kéo vào vùng đất này để tìm vận may. Một “trang tối” mở ra với vùng đất này…

62-3-.jpg

Người Thái các xã Yên Hòa, Yên Na nay còn biết làm du lịch cộng đồng nhờ vào cảnh đẹp với điểm nhấn là những cọn nước ngoài dòng Chà Hạ, Huổi Nguyên

Vào xã Yên Hòa, điều gây ấn tượng nhất là bà con người Thái ở đây đã biết làm du lịch, dựa vào cảnh quan và đời sống văn hóa, phong tục để thu hút du khách. Du khách đến Yên Hòa mê mẩn với cánh đồng mùa trĩu hạt, với gần 50 cọn nước ngày đêm thức cùng dòng Chà Hạ, ở đây còn có cánh rừng săng lẻ tuyệt đẹp ở bản Yên Tân và lời ca, điệu múa của những cô gái Thái. Không ít người cho rằng, với ưu thế về phong cảnh, Yên Hòa sẽ là một trong những điểm du lịch cộng đồng nổi bật nhất ở miền Tây Nghệ An.

"Đỉnh điểm" bắt đầu vào khoảng những năm 2004, 2005, bỗng dưng từng đoàn người ở đâu kéo đến, mang theo các loại xà lan, máy xúc, máy bơm công suất lớn đến đào xới dọc khe suối, đồng ruộng. Dòng Chà Hạ, Nậm Ngân, Huổi Nguyên và khe Líp vốn xanh trong bỗng dưng đục ngầu, đỏ quạch, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, đến mức cá, tôm không thể sống, bà con phải đi lấy từ nguồn xa về dùng.

Trong buổi chiều mưa lạnh cuối năm 2022, ông Ốc Văn Nghệ ở bản Xiếng Nứa, xã Yên Na, kể lại rằng: “Ngày ấy nghe đồn ở dọc khe Chà Hạ, Huổi Nguyên nhiều vàng lắm, lúc đầu dân làng khai thác rồi đồn đại đi xa. Thế là, nườm nượp người khắp nơi từ thị trấn Hòa Bình, từ huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, TP. Vinh và thậm chí là từ tận ngoài Thái Nguyên, Lạng Sơn… cũng kéo đến tìm vận may. Người cuốc, kẻ xẻng, người thì chở hẳn cả hệ thống máy hút, sàng đãi, máy múc vào khai thác tan hoang vùng đất của chúng tôi”.

Ông Vi Văn May ở bản Na Bón, xã Yên Na cũng nhớ lại thời kỳ hoang tàn ấy: “Họ khai thác ngày đêm khiến cho một vùng rộng lớn dọc khe suối Chà Hạ bắt nguồn từ xã Yên Tĩnh rồi chảy qua các xã Yên Na, Yên Hòa, Yên Thắng đổ vào Huổi Nguyên trở nên tan hoang, các hầm hố đào vàng sâu hoắm, san sát như bãi chiến trường. Có những tốp còn đào lấn vào cả ruộng lúa của dân bản để tìm vận may khiến cho từng đám ruộng rộng hàng chục héc-ta không còn hình hài".

Cũng theo những người dân xã Yên Na kể lại, giai đoạn khai thác “thịnh” nhất ở vùng đất này kéo dài hàng chục năm, từ những năm 2004 đến tận những năm 2014 đến 2015 mới chính thức chấm dứt.

Thời kỳ đỉnh điểm khai thác vàng khiến cuộc sống của người dân khổ cực. Nước khe suối quanh năm bị nhuốm một màu vàng đậm, những loại hóa chất dùng để “cô” vàng bị thải trực tiếp xuống khe suối khiến cho tôm, cá không con nào sống sót; người dân đưa nước vào ruộng nhưng cây lúa cũng còi cọc, khô héo và không cho thu hoạch… vì thế, phần vì ruộng đã bị đào bới, phần may mắn không bị đào khai thác vàng thì không cho thu hoạch. Chán nản, người dân bỏ hoang!

“Ruộng lúa nhiều năm liên tiếp gần như không có thu hoạch vì nguồn nước tưới bị ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải trong quá trình khai thác vàng gây ra. Trâu bò thả rông xuống khe suối uống nước cũng sinh bệnh ra mà chết, người lội qua suối về cũng bị ngứa ngáy, ghẻ lở…” - Ông Pay Văn Út - trưởng bản Na Bón, xã Yên Na, kể lại.

Thời điểm này, ngoài bản Na Bón, bản Xiêng Nứa (xã Yên Na), khai thác vàng trái phép còn xảy ra ở các bản Na Ngân, Xiềng Líp (xã Yên Hòa) hay khu vực Vắng Cuộm, Pu Phen (xã Yên Tĩnh)… mỗi ngày có hàng trăm tốp “vàng tặc” thi nhau cày xới khiến khung cảnh trở nên hoang tàn, xác xơ. Nước ở các con suối đổ ra Huổi Nguyên hòa vào Sông Cả vì thế quanh năm cũng nhuốm màu đỏ quạch…

Sắc xanh trở lại

Trở lại vùng đất "4 Yên" khi những người dân nơi đây đang vào vụ thu hoạch lúa. Lái chiếc xe bán tải chạy băng băng trên Tỉnh lộ 543C, anh Lô Văn Triều - Cán bộ phòng Nội vụ huyện Tương Dương vui mừng chỉ vào những cánh đồng lúa vàng ươm, rộn rã tiếng cười vui "mùa vàng", phấn khởi kể: “Giờ đây người dân bản không còn nghĩ đến việc khai thác vàng nữa đâu nhà báo ạ. Bây giờ bà con, người trung niên, lớn tuổi thì chuyên tâm làm ruộng lúa, trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, trồng keo, chăn nuôi trâu bò…thanh niên thế hệ trẻ hơn thì đi Bắc, vào Nam để làm công nhân, khi có điều kiện thì về xây dựng quê hương, bản làng…”.

62-2-.jpg

Cọn nước góp phần tô điểm cho vẻ đẹp thơ mộng, dân dã của vùng núi 

Sau cuộc hành trình hơn 30km từ thị trấn Thạch Giám, đi qua khu điều hành Nhà máy thủy điện Bản Vẽ, chúng tôi vào đến những bản làng trước đây là "đại công trường" khai thác vàng trái phép. Những đồng lúa vàng ươm đang vào vụ gặt như tô thêm sự thơ mộng, mượt mà đến lạ thường ở vùng đất này.

Cánh đồng Na Bón rộng hàng chục héc-ta thơm phức mùi lúa mới. Ngoài đồng, đám ruộng nào đã gặt xong được người dân chăn gia súc để "tận thu" rơm rạ. Những đàn trâu hàng trăm con thong dong gặm cỏ, thỏa thích đằm bùn dưới ruộng sâu. Từng tốp người ngoài đồng đang hăng say với công việc đồng áng cười nói rôm rả. Không khí vui tươi, tràn đầy sức sống đã quay trở lại với vùng đất Yên tự bao giờ.

Ông Pay Văn Út - Trưởng bản Na Bón, xã Yên Na, khoe: “Mùa vừa rồi lúa tốt, năng suất lắm, nhà ta được mấy chục bao lúa sẽ đủ ăn cả năm đấy. Trước đây nước khe suối bị ô nhiễm do khai thác vàng nhưng mấy năm nay không còn hiện tượng này nữa nên khe suối đã trong xanh trở lại, những hầm hố khai thác trước đây cũng đã “lành da, liền thịt”, dân bản ta bây giờ phấn khởi lắm nhà báo ơi”.

Bên dưới dòng Huồi Nguyên nước xanh mướt, hai cha con anh Lô Văn Thanh đang kéo lưới bắt cá. Vừa khoe giỏ cá đầy ắp với các loại cá mát, cá lấu, chạch suối… anh Thanh vừa phấn khởi cho biết: “Từ khi không còn khai thác vàng nữa là cá đã xuất hiện trở lại ở dòng Chà Hạ, Huổi Nguyên và ngày càng nhiều lên. Hằng ngày tôi và con trai tranh thủ mang lưới ra suối bắt cá để cải thiện bữa ăn cho gia đình".

Theo ông Lương Thanh Truyền - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Na: “Trước đây tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra rầm rộ ở bản khiến cho môi trường bị ô nhiễm, an ninh trật tự bị đảo lộn, đồng ruộng bị bỏ hoang khá nhiều, cuộc sống của người dân vì thế cũng bấp bênh. Tuy nhiên, khoảng vài năm trở lại đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền có hiệu quả nên người dân đã nhận thức được tác hại của việc khai thác vàng, mà khai thác trái phép là vi phạm pháp luật… vì thế mấy năm nay tình trạng trên đã chấm dứt hoàn toàn”.

Ông Nguyễn Phùng Hùng - Trưởng Phòng TN&MT huyện Tương Dương, phấn khởi khi nói về sự hồi sinh ở những vùng đất xưa kia vốn là điểm nóng khai thác vàng trái phép này. "Giờ những vùng đất xưa kia vốn được ví là "trẩy hội đào vàng" như Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh… nay đã bình yên trở lại. Đồng ruộng đã được cải tạo, khôi phục lại để canh tác có năng suất cao, khe suối đã trong xanh trở lại. Có được thành quả tuyệt vời này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể người dân nơi đây".

Bài liên quan
  • Nghi Lộc (Nghệ An): Hiệu quả từ mô hình biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh
    (TN&MT) - Một trong những mô hình tiêu biểu về bảo vệ môi trường đang được các cơ sở Hội phụ nữ huyện Nghi Lộc tập trung triển khai nhân rộng có hiệu quả rất thiết thực trong giai đoạn hiện nay đó là mô hình “Biến rác thải hữu cơ thành phân vi sinh”. Mô hình vừa góp phần bảo vệ môi trường, vừa góp phần phát triển kinh tế với hiệu quả trong ngành trồng trọt đạt năng suất cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
  • Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc ứng phó BĐKH
    Ngày 29/3, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xã hội (CSRD) tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong việc tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng và hệ sinh thái ven biển miền Trung Việt Nam”.
  • Australia tìm cơ hội hợp tác đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam
    (TN&MT) - Từ ngày 27 – 30/3, Phái đoàn Năng lượng Australia đến Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác về năng lượng tái tạo và kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao giữa Australia và Việt Nam trong năm nay.
  • Dự báo thời tiết ngày 29/3, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 29/3, Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ rải rác; khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to. Khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên có mây, ngày nắng, có nơi nắng nóng, riêng chiều và tối Tây Nguyên có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Kịch bản phát triển cho ngành năng lượng của Việt Nam đến năm 2050
    (TN&MT) - Chiều 28/3, tại Hà Nội, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phối hợp cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Báo cáo Tầm nhìn ngành năng lượng Việt Nam hướng tới 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050”.
  • Giải pháp sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Nam Định
    (TN&MT) - Nghiên cứu “Đánh giá thiệt hại kinh tế của nước biển dâng do biến đổi khí đến sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Nam Định” của PGS. TS Doãn Hà Phong (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu) với mục tiêu áp dụng quy trình và hệ phương pháp để xác định giá trị thiệt hại trong sử dụng đất nông nghiệp do nước biển dâng tại khu vực ven biển và đưa ra đề xuất các giải pháp thích ứng với nước biển dâng đến sử dụng đất nông nghiệp trong bối cảnh BĐKH tại tỉnh Nam Định.
  • Điện Biên: Không khí bị ảnh hưởng do hiện tượng mù khô
    (TN&MT) - Theo số liệu về quan trắc tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên chất lượng không khí mấy ngày qua ở mức có hại, thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe con người.
  • Chuyên gia hiến kế thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong KTTV
    (TN&MT) - Trong thời gian gần đây, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) đã nhận được nhiều sự hỗ trợ, đầu tư thông qua các chương trình, dự án, đề tài... qua đó góp phần nhanh chóng hiện đại hóa và tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, trong đó có công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
  • Những vướng mắc qua thực tiễn 1 năm triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020
    (TN&MT) - Qua hơn 1 năm Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, việc cấp giấy phép môi trường cho các doanh nghiệp còn gặp nhiều bất cập, thậm chí các văn bản quy định có hiện tượng chồng chéo, gây trở ngại cho các doanh nghiệp. Để tháo gỡ, Bộ TN&MT đang trong quá trình rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO