Sa Pa – Lào Cai: Nhiều hộ dân xã Bản Hồ khốn khổ vì Nhà máy thủy điện Sử Pán 1

Bích Hợp | 13/10/2020, 17:09

(TN&MT) - Gần hai năm nay, hàng chục hộ dân ở xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa (trước là huyện Sa Pa) “bỗng dưng” lâm vào cảnh “khuynh gia bại sản”, nợ lần chồng chất chỉ sau một đêm.

Đó là đêm 23/6/2019, khi Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 đột ngột xả lũ cuốn trôi hết tải sản của họ. Điều đáng trách là kể từ đó đến này, chưa một lần lãnh đạo, cán bộ nào của nhà máy thủy điện Sử Pán 1, có động thái đến thăm hỏi, động viên và phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết quyền lợi chính đáng cho người dân.

Quá bức xúc trước thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Nhà máy thủy điện Sử Pán 1, từ đâu năm 2020 đến nay, hàng chục hộ dân ở xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa đã kéo nhau đi khắp các cơ quan công quyền trên địa bàn tỉnh Lào Cai và lên cả Trung ương đề nghị can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho gia đình họ. Đặc biệt, đã có ít nhất 12 hộ dân ở xã này làm đơn tập thể khởi kiện Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long – là chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 ra tòa án yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo đơn kêu cứu của người dân, vừa qua, phóng viên Báo TN&MT đã quay trở lại xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa để tìm hiểu thực tế. Tại đây, người dân chỉ cho chúng tôi thấy, hình ảnh về trận lũ kinh hoàng do hồ thủy điện Sử Pán 1 đột ngột mở cả 4 của xả đáy nhưng không thông báo trước vào đêm 23/6/2019, là những vệt bùn đất vẫn còn in trên tường, vách và mái nhà ở của họ. Nhiều người không cầm được nước mắt khi kể cho chúng tôi nghe về ký ức kinh hoàng và những khó khăn chồng chất mà gia đình họ đã phải gánh chịu suốt hai năm sau cái đêm thoát chết, nhưng mất hết tài sản vì nước lũ đột ngột tràn về.

Nhiều người dân xã Bản Hồ rớt nước mắt nói về những cơ cực mà họ phải chịu đựng do trận lũ để lại.

Bà Nông Thị Hoa, thôn Bản Dền, xã Bản Hồ, ngậm ngùi chia sẻ: Người dân xã Bản Hồ chúng tôi đã nhiều đời nối tiếp nhau sinh sống bên con suối Mường Hoa này, chưa bao giờ gặp phải một trận lũ ghê gớm đến thế. Điều đó đã phần nào khẳng định, nếu hồ thủy điện Sử Pán 1 không đột ngột mở 4 cửa xả đáy vào đêm 23/6/2019, thì lũ quét đã không xảy ra, tài sản của chúng tôi không bị cuấn trôi khiến cuộc sống bị đảo lộn. Điều khiến tôi giận nhất là, sau trận lũ, chỉ có cán bộ nhà nước đến thăm hỏi động viên, giúp đỡ người dân chúng tôi khắc phục hậu quả thôi còn cán bộ Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 thì chưa bao giờ đến cả. Đặc biệt là họ không chịu đền bù thiệt hại cho chúng tôi mà nói rằng, chỉ hỗ trợ người dân với số tiền rất nhỏ so với hậu quả mà họ gây ra.

Bà Hoa đưa cho chúng tôi bằng chứng, qua 3 lần thống kê của chính quyền xã Bản Hồ và thị xã Sa Pa, trận lũ tối ngày 23/6/2019, đã gây thiệt hại cho gia đình hơn 1,6 tỷ đồng. Thế nhưng, cơ quan chức năng lại ra văn bản có nội dung không phải đền bù mà là hỗ trợ thiệt hại. Theo đó, gia đình tôi chỉ được nhận số tiền là 56 triệu đồng. Nếu đặt mình vào vị trí của người dân chúng tôi thì cán bộ và nhà báo có chấp nhận được không?” – bà Hoa buồn bã đặt câu hỏi.

Bà Nông Thị Hoa thôn Bản Dền, xã Bản Hồ chỉ cho chúng tôi biết những dấu ấn của trận lũ đêm ngày 23/06 để lại.

Tương tự, theo thống kê của UBND xã Bản Hồ, gia đình anh Đào A Phổng ở thôn Bản Dền bị thiệt hại tài sản lên đến hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, với cụm từ “hỗ trợ thiệt hại” thì gia đình anh Phổng sẽ chỉ nhận về tối đa số tiền là hơn 373 triệu đồng. Không chấp nhận, gia đình anh Phổng cùng nhiều hộ dân trong thôn đã kéo nhau đi khắp nơi cầu cứu, đồng thời, khởi kiện Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long ra tòa để đòi quyền lợi.

Anh Đào A Phổng cho biết: Trận lũ đó đã cuốn đi tất cả tài sản mà nhiều thế hệ trong gia đình tôi nối tiếp nhau mới gây dựng được. Từ chỗ có của ăn của để, gia đình tôi bị đẩy vào cảnh phải đi vay nợ ngân hàng, anh em bạn bè với số tiền hơn 500 triệu đồng để khắc phục hậu quả, ốn định cuộc sống, khôi phục sản xuất. Thiệt hại của chúng tôi là do nhà máy Sử Pán 1 trực tiếp gây ra, nên không thể “đánh lận con đen” từ “đền bù” sang “hỗ trợ”, vì đó là điều những người có lương tri không ai chấp nhận...

Chủ tịch xã Bản Hồ cho biết, các Nhà máy thủy điện trên địa bàn rất thờ ơ với công tác an sinh xã hội và tạo công ăn việc làm cho ngươi dân nơi đây.

Vừa nghe chúng tôi đề cập đến vấn đề thủy điện, ông Lý Láo Tả, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ, thở dài cho biết: Trên địa bàn xã Bản Hồ có tất cả 8 dự án thủy điện khác nhau đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Nhưng, tất cả mới chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho 7 lao động là người địa phương. Các nhà máy cũng rất thờ ơ với công tác an sinh xã hội tại địa phương. Đơn cử là dịp trung thu năm 2020, đoàn thanh niên xã gửi công văn đến các Nhà máy xin chung tay đóng góp kinh phí để tổ chức trung thu cho các cháu trên địa bàn xã, nhưng không một đơn vị nào hồi âm. Riêng với thủy điện Sử Pán 1, chúng tôi đã quá mệt mỏi và không biết phải trả lời cho người dân thế nào nữa. Từ ngày Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 xả lũ vào đêm 23/6/2020, đến nay, chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu họ cử cán bộ xuống phối hợp cùng với chúng tôi tiếp xúc, trả lời người dân nhưng họ không xuống. Họ chỉ gặp cấp huyện, cấp tỉnh thôi.

Ông Lý Láo Tả, Chủ tịch UBND xã Bản Hồ nói thêm rằng: “Việc người dân bỏ công, bỏ việc đi khắp nơi cầu cứu, kiện cáo doanh nghiệp để lại rất nhiều hệ lụy, đặc biệt là cơ sở gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế, ổn định xã hội...”.

Để rộng đường dư luận, phóng viên Báo TN&MT cũng đã nhiều lần liên lạc qua điện thoại với lãnh đạo Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 đặt lịch làm việc để tìm hiểu thông tin, lắng nghe ý kiến từ phía doanh nghiệp. Tiếc rằng, mọi cuộc điện thoại hẹn gặp của chúng tôi đều bị lãnh đạo Nhà máy này thoái thác không gặp vì nhiều lý do khác nhau.

Trận lũ kinh hoàng xảy ra đêm 23/6/2019 đã làm lật cầu treo và ảnh hưởng tới 64 hộ dân tại xã Bản Hồ gây thiệt hại hơn 8 tỷ đồng.

Qua quá trình tìm hiểu thông tin, thực hiện bài viết này, chúng tôi tin rằng, mọi người dân, cán bộ chính quyền và cả tập thể lãnh đạo Công ty cổ phần công nghiệp Việt Long đều không muốn có trận lũ quét xảy ra vào đêm 23/6/2019. Tuy nhiên, trận lũ đó đã xảy ra nên điều chúng ta phải làm là cùng nhau khắc phục hậu quả, đảm bảo lợi ích hài hòa cho tất cả các bên.

Báo TN&MT sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Bài liên quan
  • Người Hội An vất vả dọn dẹp sau trận lụt lớn
    (TN&MT) - Sáng 13/10, một số tuyến đường ở Hội An nước đã rút, người dân cùng đơn vị dọn vệ sinh môi trường tại Hội An lập tức bắt tay vào việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phố xá theo phương châm “nước rút đến đâu là dọn dẹp đến đó”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO