Sa Pa (Lào Cai): Người Mông ý thức bảo vệ tài nguyên khoáng sản đá đặc biệt

Bích Hợp | 08/08/2021, 09:35

(TN&MT) - Với người Mông ở Sa Pa những hòn đá tại bãi đá cổ này không phải là vật vô tri vô giác mà nó là những văn hoá, nhưng kiến thức mà ông cha đã để lại cho con cháu đời sau do vậy cần được gìn giữ và bảo vệ.

Bãi đá cổ trong đời sống của tâm linh của người Mông

Không như bãi đá bình thường, bãi đá cổ tại Sa Pa- Lào Cai được người Mông nơi đây coi như báu vật và bảo vệ giữ gìn. Bởi trên các tảng đá là vô vàng hình chạm khắc khác nhau. Những nét chạm khắc trên đá không quá cầu kỳ, chỉ là những vạch ngang dọc khác nhau đầy đủ kích thước. Nhưng người Mông ở đây tin rằng đó là những thứ mà ông cha từ các đời trước muốn truyền lại cho con cháu. Đặc biệt tại bãi đá cổ nơi đây còn có một câu chuyện được người dân truyền tai nhau rằng, nơi đây có một câu chuyện về tình yêu trai gái gắn với những phiến đá này.

Với những đồng bào sinh sống tại đây, từ xa xưa vẫn truyền lại những câu chuyện mang tính thần thoại về lời nguyền được khắc trên các bãi đá. Đó như là một tục lệ phải thờ cúng đất đai, tế thần núi vào các dịp lễ trong năm. Và nếu không nghe theo, làm trái lời nguyền đó sẽ bị trừng phạt.

Với người Mông sống tại Bản Pho (Mường Hoa - Sa Pa) những viên đá cổ là báu vật của ông cha để lại cần được bảo vệ và giữ gìn.

Trò chuyện với chúng tôi, trưởng thôn Bản Pho (bãi đá cổ hiện đang nằm trên địa bàn của Bản Pho) Giàng A Dũng tâm sự: Với người Bản Pho các hòn đá cổ nơi đây là một báu vật, do vậy nó được người dân nơi đây gìn gữi bảo vệ. Bãi đá cổ này có hơn 200 hòn lớn nhỏ, trong đó có 1 họn mẹ và 1 hòn bố, truyền thuyết kể rằng trong một đêm tối khi gia đình người Mông này đang di chuyển tìm đến một nơi ở mới để định cư thì trên đường đi 2 vợ chồng họ gặp một người phục nữ mang thai.

Trưởng thôn Bản Pho Giàng A Dũng dọn dẹp rác xung quanh hòn đá cha.

Theo phong tục tập quán của người Mông khi di chuyển gặp phụ nữ có thai thì phải dừng lại không được đi tiếp do vậy người mẹ đã dừng lại còn người bố thì đi trước nên hai người lạc nhau. Trong đêm tối 2 vợ chồng đi tìm nhau và hoá đá. Viên đá đang nằm tại Bản Pho là viên đá bố còn viên đá nằm tại đền cô là đá mẹ, các viên đá nằm rải rác là đá con. Và từ đó người Mông thờ cúng các viên đá rồi bảo vệ và gìn giữ cho đến ngày này.

Đồng bào Mông cùng chính quyền chung tay bảo vệ bãi đá cổ

Được mệnh danh là một trong 4 điểm du lịch không thể không đến của du khách khi đến với du lịch Sa Pa, hiện tại Bãi đá Cổ Sa Pa đã được công nhận là điểm di tích lịch sự quốc gia và thu hút mỗi năm nhiều nghìn lượt người đến tham quan khám phá.

Mằm trên diện tích khoảng 5 ha với hơn 200 hòn đá lớn nhỏ, bãi đá cổ là một khoáng sản đặc biệt mang lại cả giá trị tâm linh lẫn giá trị vật chất cho người dân người Mông và chính quyền địa phương nơi đây.

Bãi đã cổ một khoáng sản dược công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Chị Chảo A Mẩy, một người dân tại Bản Pho, xã Mường Hoa tâm sự: Nhà tôi có 2,3 mảnh ruộng năm trong bãi đã cổ. Hàng năm mỗi khi đến vụ trồng cấy là gia đình tôi lại ra ruộng đển cày cuốc, những chỗ đất có đá cổ nằm lên thì gia đình tôi cào cuốc xung quanh rất nhẹ nhàng sợ làm hư các viên đá. Chúng tôi cũng bảo vệ không bao giờ trèo lên đá vì sợ làm mờ các hoa văn mà ông cha để lại.

Anh Giàng A Dũng trưởng thôn Bản Pho cho biết, tháng nào Bản Pho họp thôn cũng nhắc nhờ người dân không được xâm phạm tới các hòn đá, không được san lấp, phá vỡ những hòn đá để làm nhà. Cả bản đồng lòng cùng chung tay bảo vệ giũ gìn các hòn đá cổ, người dân chúng tôi tin rằng những hòn đá này tượng trưng cho thần núi, thần đất nếu phá huỷ nó sẽ bị các thần của trách nên không ai trong bản dám động vào.

Bãi đá cổ Sa Pa nằm trên địa phận 2 xã: Tả Van và Mường Hoa, với diện tích khoảng 5 km2, được nhà Đông Dương học người Pháp gốc Nga là Victor Goloubev phát hiện từ năm 1923. Sau đó, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã đến đây tìm hiểu và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông.
Đến tháng 10-1994, bãi chạm khắc đá cổ Sa Pa được Bộ VH-TT-DL công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia và khoáng sản đá đặc biệt cần gìn gữi và bảo tồn

Trao đổi với phóng viên Báo TN&MT về bảo tồn và gìn giữ bãi đá cổ, ông Đỗ Văn Tân, Phó Chủ tịch thị xã Sa Pa cho biết: Năm 1994 bãi đá cổ đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, do đó thời gian vừa qua tỉnh Lào Cai đã đầu tư nhà trưng bày và hàng rào xung quanh các viên đá. Bãi đá cổ không chỉ có trị về lịch sử mà còn là một điểm đến được nhiều du khách quan tâm. Do đó trong thời gian tới, thị xã Sa pa sẽ đưa bãi đá cổ vào sản phẩm giữ gìn và bảo tồn đặc biệt. Thị xã sẽ sửa chữa lại các hàng rào bảo vệ bị hỏng quanh các hòn đá, tăng cường thêm nhân công trong việc trông coi các viên đá. Tạo cảnh quan kết hợp với các ruộng bậc thang trong bãi đã cổ để thu hút du khách tới thăm quan trải nghiệm. Đặc biệt sẽ mời các chuyên gia đến để tìm hướng bảo tồn không để những viên đá cổ và các hoa văn trên đá bị phai mòn.

Bài liên quan
  • Lào Cai: Dông lốc làm tốc mái 135 ngôi nhà
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây vào đêm ngày 1 rạng sáng ngày 2/6, trên địa bàn một số huyện của tỉnh Lào Cai xuất hiện dông lốc cục bộ với cường độ rất mạnh, gây nhiều thiệt hại về nhà ở và hoa màu của nhân dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Trượt lở đất đá: Hiểu để ứng phó kịp thời
(TN&MT) - Những năm gần đây, trượt lở đất đá là một trong số các dạng tai biến địa chất xảy ra với tần suất khá cao, mức độ trầm trọng và trên diện ngày càng rộng, gây nên nhiều thiệt hại về người và cơ sở vật chất cho cộng đồng. Chính vì vậy, người dân cũng như các cấp chính quyền cần có hiểu biết đầy đủ về hiện trạng, nguyên nhân, cũng như cơ chế và quá trình hình thành các loại trượt lở đất đá cùng với các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh.
Đừng bỏ lỡ
  • Kỳ vọng đổi thay vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Khánh Hòa
    Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tỉnh Khánh Hòa quyết liệt triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với kỳ vọng đổi thay diện mạo vùng miền núi còn nhiều khó khăn.
  • Những bản làng “thay áo mới”
    (TN&MT) - Biến những bản làng hoang sơ nhiều hủ tục, quen lối sống du canh, du cư, tự cung tự cấp thành những bàn làng sầm uất, sạch sẽ, ấm no là nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bát Xát trong nhiều năm qua.
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Người giữ hồn bản Thái…
    (TN&MT) - Chiếc khăn Piêu, áo Cóm, cơm Lam hay những tác phẩm văn học đặc sắc như “Tản chụ xiết xương”, “Xống chụ xon xao”, “Khun Lú nàng Ủa”…; chiếc đàn tính hai dây hay lễ mừng cơm mới, lễ tạ ơn, làm lý… là nét đặc sắc ở người Thái ở Điện Biên đang có nguy cơ mai một.
  • Độc đáo Tết Xíp Xí cổ truyền của người Thái trắng Sơn La
    (TN&MT) - Xíp xí - tiếng Thái nghĩa là ngày 14. Tết Xíp xí là Ngày tết truyền thống được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hàng năm của đồng bào Thái trắng nói chung và người Thái ở huyện Phù Yên, Sơn La nói riêng, được đồng bào trân trọng giữ gìn, lưu truyền từ nhiều đời nay.
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO