Ruộng canh tác thành… bãi đá

05/11/2014, 00:00

(TN&MT) - Nhiều gia đình ở xã Quài Nưa, Tuần Giáo, Điện Biên đang lâm vào cảnh khó khăn vì gần 3ha ruộng bỗng nhiên thành bãi đá.

(TN&MT) - Gần 3ha ruộng của một số bản xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) đang mùa vụ bội thu nhờ được xây dựng kè kiên cố, công trình thủy lợi nên đảm bảo lương thực cho hàng trăm con người, bỗng nhiên trở thành bãi đá khổng lồ không thể canh tác. Nhiều hộ gia đình mất trắng diện tích lúa phải chạy ăn từng bữa, hộ ít ruộng dồn cóp tiền mua thóc dự trữ. Người mất ruộng xót xa, bức xúc và lo ngại về diện tích còn lại nếu không có giải pháp, mùa mưa lũ tới đây sẽ tiếp diễn tình trạng trên. Nguyên nhân do đâu, dân mất ruộng đang có nhiều ý kiến trái chiều cần được làm rõ?
   
Theo người dân phản ánh bãi đổ đất, đá  của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Quản lý Giao thông tỉnh Điện Biên nguyên nhân người dân mất ruộng.
   
  Vừa qua, chúng tôi về bản Chăn, xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo công tác nhiều người dân của 4 bản: Chăn, Mường Chăn, Thẳm, Ten đến giãi bày bức xúc về việc sau mùa mưa lũ vừa qua, nhiều gia đình bị mất ruộng bị đất đá phủ lấp. Các hộ đã khiến nghị với xã, huyện nhưng chưa thấy trả lời và hướng giải quyết. Số ruộng còn lại tuy chưa bị thiệt hại nhưng mọi người đang hết sức lo ngại, bởi nếu không được khắc phục thì khó giữ được ruộng vào mùa mưa lũ tới. Theo phản ánh nguyên nhân để xảy ra tình trạng trên là do Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Quản lý Giao thông tỉnh Điện Biên chở đất đát sạt, lở trên tuyến Quốc lộ 279, đổ vào bãi đất tại ngã ba suối Huổi Hạng và Nậm Chăn đã bị nước lũ cuốn gây ra thiệt hại.
   
  Phó bản Mường Chăn, Lường Văn Tím và một số người dân dẫn chúng tôi lên khu Pom Co Bay, bản Ten nơi đất, đá trôi đã khiến ruộng của dân bỏ hoang. Theo quan sát, chúng tôi thấy những đống đất, đá đều còn mới trôi sạt xuống suối, lòng suối bị thu hẹp. Mùa mưa lũ nước dâng cao, chảy xiết thì chắc chắn đất đá sẽ bị cuốn theo dòng chảy. Theo anh Tím tháng 4 – 5 vừa qua, tuyến Quốc lộ 279 nhiều chỗ sụt sạt, lở… đất đá được chở về đổ tại đây. Người dân các bản có ruộng phía dưới đã ngăn cản nhưng người chỉ đạo sửa chữa, bảo dưỡng tuyến của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Quản lý Giao thông tỉnh Điện Biên, cho rằng: Hành lang đường đã được đền bù, thì việc đổ đất ở đâu người dân không có quyền nên đành ngậm ngùi nhìn ruộng bị vùi lấp, bỏ hoang.
   
  Đưa chúng tôi đi trên bãi đá mà trước đây là ruộng trù phú, hai vụ anh Tím và người dân bản xót xa, bởi không thể dùng thủ công để có thể khắc phục vì lượng đá nhiều phủ lấp ngập cả kè suối cao 1,5 mét. Dòng chảy của suối cũng bị đổi hướng có nguy cơ “nuốt” tiếp những thửa ruộng còn lại của dân bên 2 bờ suối. Trên thửa ruộng 2.000 mét vuông trước đây mỗi năm thu hoạch 80 bao thóc cho 6 người trong gia đình dư thừa cái ăn và còn để chăn nuôi gà, lợn… nay chỉ còn lại 500 mét vuông – ông Quàng Văn Biến, bản Chăn than thở: Bản Chăn có 57 hộ, 295 nhân khẩu chỉ trông chờ vào 13,5ha lúa, 8ha nương cũng do thiếu đất sản xuất nên có trên 50% hộ nghèo. Nay tự nhiên 13 hộ trong bản mất thêm gần 1ha lúa, trong đó có nhiều gia đình nghèo, không biết lấy gì để sống. Nghèo càng thêm nghèo, người dân chỉ biết trông chờ vào ruộng, bám ruộng “làm kế sinh nhai” đang từng ngày mong ngóng các cơ quan chức năng, cấp thẩm quyền giải quyết nhanh chóng trả lại nguyên hiện trạng ban đầu để cho người dân có ruộng canh tác. Nhiều gia đình mất một vụ thu hoạch phải chạy đôn, chạy đáo đi làm thuê kiếm ăn…
   
Công trình kè suối kiên cố bảo vệ ruộng cho dân nay đã bị đá phủ lấp khiến mọi người lo ngại số ruộng còn lại, nếu không được khắc phục sẽ bị “nuốt” tiếp vào mùa mưa lũ tới.
   
  Từ khi vào mùa thu hoạch lúa, Phó bản Mường Chăn, Lường Văn Tím ngày nào cũng ra nhìn thửa ruộng 1.000 mét vuông ngậm ngùi, xót xa… nằm dưới đống đá. Chỉ còn 300 mét vuông nên gia đình chỉ làm trong một ngày, còn thời gian đi gặt thuê cho bà con trong bản. Sau này không biết làm gì để duy trì được cuộc sống của 4 nhân khẩu – anh Tím nói với tâm trạng lo lắng. Việc đổ đất đá, không chỉ làm ảnh hưởng đến ruộng mà còn làm hỏng cả công trình thủy lợi dẫn nước tưới cho ruộng của các bản, hiện mương dẫn nước đã bị đất đá phủ kín, nhiều đoạn đã bị hư hỏng nặng. Thủy lợi không phát huy được hiệu quả, người dân phải khắc phục công trình thủy lợi cũ nên nước tưới không đảm bảo, năng suất lúa chính vì vậy sụt giảm.
   
  Theo Trưởng bản Chăn, Lò Văn Ngọ thì trước đây vào năm 2005 – 2006 việc san, ủi thi công tuyến Quốc lộ 279 đã làm ảnh hưởng đến diện tích ruộng của các bản vì đất đá trôi đã được khắc phục. Bằng việc, các đơn vị thi công xây kè suối, khôi phục lại đập thủy lợi nên hàng năm đã ngăn được mưa lũ, nước suối hung dữ. Nguyên nhân, diện tích lúa không thể canh tác chính là việc hót đất, đá sạt lở trong mùa mưa lũ vừa qua đổ vào bãi đất không đúng nơi quy định đã gây nên hậu quả trên. Người dân không chỉ yêu cầu đơn vị liên quan khắc phục hậu quả trả lại ruộng cho dân, mà phải đền bù thiệt hại một vụ lúa mất trắng, bởi số thiệt hại lớn nhiều hộ đang đứng trước nguy cơ đói.
   
  Trao đổi chúng tôi, ông Là Văn Chanh, Chủ tịch UBND xã Quài Nưa đã xác nhận việc 4 bản: Chăn, Mường Chăn, Thẳm, Ten có gần 3ha lúa của 50 hộ dân bị đất đá vùi lấp bỏ hoang trong vụ vừa qua. Nguyên nhân chính theo như ông Chanh là do việc xúc đá dưới cầu bắc qua suối Huổi Hạng, chở đất đá sạt lở của tuyến Quốc lộ 279 về đổ.... Xã đã tiến hành xem xét lại diện tích mất, thiệt hại và các hộ để đề nghị UBND huyện và đơn vị liên quan có giải pháp khắc phục hậu quả, trả lại ruộng cho dân trong thời gian sớm nhất. Bãi đổ đất trước đây đã được UBND xã xác nhận nhưng đã được tính toán không làm thiệt hại đến ruộng của dân. Nguyên nhân khiến ruộng 4 bản bị đá phủ lấp một phần do đất đá đổ nhiều tràn xuống, thì nguyên nhân chính do đất đá trôi về từ bãi đổ đất, đá trên đường 279 nhưng thuộc địa phận xã Tỏa Tình trôi về.
   
3ha ruộng bội thu của dân nay thành bãi đá khổng lồ.
   
  Khi chúng tôi đưa ra ý kiến, phản ánh người dân xã Quài Nưa thì ông Đỗ Thanh Lâm, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Quản lý Giao thông tỉnh Điện Biên, mới biết được sự việc trên. Ông Lâm cho chúng tôi xem Biên bản xác nhận vị trí đổ đất hót sụt đảm bảo giao thông Quốc lộ 279 tại lý trình: Km 274 + 800, trên tuyến đường Quốc lộ Km 268 + 00 - : - Km 285 + 100) địa phận xã Quài Nưa. Việc đổ đất đã được ấn định vị trí giữa Công ty và UBND xã tiến hành xem xét để không gây thiệt hại, hậu quả… chính quyền cơ sở đã kí xác nhận. Để đảm bảo thông tuyến nhanh nhất trong mùa mưa, lũ Công ty phải nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo và không thể tính toán được thiệt hại sau đó – ông Lâm cho biết: Việc đổ đất đá làm mất gần 3ha ruộng của dân ở xã Quài Nưa, Công ty sẽ kiểm tra lại vị trí đổ đất, nhanh chóng kết hợp UBND xã Quài Nưa xác định nguyên nhân. Thông đường giao thông, cầu, cống… mùa mưa lũ là nhiệm vụ cấp bách nhưng cũng không vì vậy mà Công ty có thể tự ý đổ đất thanh thải bừa bãi.
   
  Ruộng bỏ hoang do đất đá vùi lấp thì đã rõ, nhưng trách nhiệm thuộc về ai, sử lý và khắc phục hậu quả này như thế nào? Hiện còn nhiều ý kiến trái chiều rất cần câu trả lời của cấp có thẩm quyền, khắc phục của đơn vị liên quan để người dân nhanh chóng có ruộng canh tác.
   
  Bài và ảnh: Kiên Cường
   
   
   
  

(0) Bình luận
Nổi bật
Quy định nghiêm ngặt về phát triển du lịch trong khu bảo tồn
(TN&MT) - Bạn đọc Nguyễn Lê Lan Hương (Lâm Đồng) hỏi: Hiện nay, xu thế vừa phát triển, vừa bảo tồn tại Vườn quốc gia đang thịnh hành. Xin hỏi, Nhà nước có chính sách và quy định cụ thể nào liên quan đến việc đầu tư, phát triển kinh tế, phát triển du lịch trong hệ thống các Vườn quốc gia để bảo đảm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học?
Đừng bỏ lỡ
  • Dân “tố” Công ty cấp nước sạch vu khống người dân ăn cắp nước
    Nhiều hộ dân ở xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam bị Công ty TNHH Đồng Tiến Thành Hà Nam tự ý đưa công nhân đến đào bới khu đường ống dẫn nước, mặc dù chưa chứng minh được sự việc “ăn cắp nước”, công ty này đã yêu cầu các hộ dân đền bù hàng chục triệu đồng rồi sau đó xé biên bản?!
  • Tiếp bài Công ty Phượng Hoàng xây dựng quán Bar không phép: TP. Bắc Ninh đang “hợp thức hóa” sai phạm?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh về việc Công ty Phượng Hoàng xây dựng không phép, phá vỡ quy hoạch đồi Pháo Thủ, phường Đáp Cầu, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thay vì xử lý nghiêm sại phạm UBND TP. Bắc Ninh lại tổ chức hội nghị để xin điều chỉnh quy hoạch theo đề xuất của doanh nghiệp này.
  • Vi phạm tại Điểm du lịch Suối Chiếu (Sơn La): Dừng hoạt động cơ sở, làm rõ trách nhiệm tham mưu quản lý
    (TN&MT) - Liên quan đến thông tin phản ánh Dự án Điểm du lịch Suối Chiếu (xã Mường Thải, huyện Phù Yên) đi vào hoạt động khi chưa đảm bảo quy định về đất đai, xây dựng, UBND huyện Phù Yên đã yêu cầu HTX Ban Mai – chủ đầu tư Dự án dừng hoạt động điểm du lịch này; giao các phòng ban chuyên môn, UBND xã Mường Thải rà soát, kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất; xem xét, xử lý trách nhiệm tham mưu quản lý (nếu có).
  • Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh): Cần xem xét giải quyết nguyện vọng chính đáng cho người dân
    Cho rằng “vướng quy hoạch”, nhiều diện tích đất của hộ dân được giao khai hoang xây dựng đồng ruộng theo chủ trương phát triển Khu kinh tế mới ở Nam Sơn, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) sử dụng ổn định nay biến thành đất lâm nghiệp.
  • Cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản tỉnh Bến Tre
    (TN&MT) - Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Bến Tre: Bộ TN&MT xem xét, sớm phản hồi Tờ trình số 8261/TTr-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Bến Tre về việc xem xét kiến nghị Chính phủ cho phép tiếp tục thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020.
  • Tiếp bài "Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì ở Đan Phượng (Hà Nội)": Khi nào người dân được trả lại quyền lợi?
    (TN&MT) - Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài viết về việc bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sau. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân, khiến người dân bức xúc kéo dài.
  • Quảng Ninh: Nghịch lý “đất vàng” bỏ hoang người dân lĩnh đủ
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, một khu đất rộng hơn 1.000m2, trị giá triệu đô, nằm giữa trung tâm TP. Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhưng đang bị bỏ hoang, để cỏ mọc, gây lãng phí đất đai.
  • Thừa Thiên- Huế: Dự án "rùa bò" ở Khu quần thể sân golf Huế hơn 1.800 tỷ đồng
    (TN&MT) - Suốt một thời gian dài và qua 3 lần điều chỉnh giấy phép, đến nay Dự án Khu quần thể sân golf Huế vẫn chậm tiến độ nhiều hạng mục, chưa được cấp phép xây dựng. Điều này kéo theo nhiều hệ lụy, lãng phí tài nguyên đất đai.
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Cần xem xét cấp phép mỏ đất tại xã Vĩnh Thịnh
    Thời gian gần đây Báo Tài nguyên và Môi trường liên tục nhận được phản ánh của người dân xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) về việc UBND huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa đưa 6 ha đất đồi tại núi Côn Sơn để quy hoạch mỏ đất san lấp thông thường. Điều đáng nói là khi đưa vào quy hoạch các cấp chính quyền không tổ chức họp lấy ý kiến người dân, khiến cho người dân cảm thấy hoang mang do khu vực trên có nhiều khu lăng mộ và gần nhà dân sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường, giao thông...
  • Quảng Bình: Giám định nguyên nhân vụ sập sảnh trước Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá
    Sau khi xảy ra sự việc sập sảnh trước công trình xây dựng Trung tâm Văn hoá huyện Tuyên Hoá (tỉnh Quảng Bình), ngày 18/9, Sở Xây dựng Quảng Bình đã gửi công văn đến UBND huyện Tuyên Hóa thông báo kế hoạch giám định nguyên nhân sự cố này.
  • TP. Thanh Hóa: Người dân bức xúc về Dự án khu dân cư tại phường Quảng Thắng
    Mặc dù chưa hoàn thành công tác GPMB Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư thuộc khu danh lam thắng cảnh Mật Sơn, song đơn vị thi công đã tự ý san lấp đất nông nghiệp, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, người dân phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa cũng đã phản ánh, kiến nghị về mức đền bù giá đất không thỏa đáng đối với Dự án này.
  • Hà Nội: Tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với chung cư mini
    (TN&MT) - Ngày 15/9, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch số 234/KH-UBND, tổng kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với loại hình nhà ở nhiều căn hộ (chung cư minni), cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ trên toàn địa bàn thành phố. Thời gian kiểm tra từ ngày 15/9 đến trước ngày 30/10.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO