Dân tộc - Tôn giáo

Rộn ràng ngày hội Pay Tái

NSNA Thanh Miền 18:47 13/08/2024

(TN&MT) - Cứ vào dịp rằm tháng Bảy, bà con dân tộc Tày, Nùng ở Lục Yên, Yên Bái lại chuẩn bị những lễ vật đi "Pay tái" - tức về nhà ngoại. Đây là dịp người con gái cùng chồng về nhà thăm cha mẹ và thắp hương tổ tiên, đồng thời cũng là dịp để chàng rể tỏ lòng biết ơn, sự hiếu thảo với gia đình bên ngoại.

dji_0225.jpg
dji_0153.jpg
0u8a1607.jpg

Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, những năm trở lại đây, cứ vào dịp rằm tháng 7, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên tổ chức Pay tái thành Lễ hội với nhiều nội dung hấp dẫn, đặc sắc.

dji_0225(1).jpg

Từ sáng sớm, hàng nghìn người dân và du khách gần xa đã nô nức kéo về trung tâm xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái để theo dõi các hoạt động của Lễ hội Pay Tái năm 2024. Đây là lần thứ 3 xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên tổ chức Lễ hội Pay Tái, đã thực sự trở thành ngày hội không chỉ của đồng bào dân tộc Tày mà nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của các dân tộc huyện Lục Yên.

0u8a1699-tha-ca-cbuan-bi-cho-hoi-thi.jpg
Thả cá chuẩn bị cho hội thi
0u8a1723.jpg

Theo truyền thống, cứ đến rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, đồng bào Tày ở đây lại sắm sửa lễ vật, chuẩn bị cho một cái tết quan trọng chỉ sau tết nguyên đán, trong đó có phong tục “Pay Tái”.

Pay Tái tiếng Tày nghĩa là đi nhà ngoại, vợ chồng cùng các con sắm sửa lễ vật về nhà ông bà ngoại trong đó không thể thiếu là con vịt và những chiếc bánh chuối…

bw5a1164.jpg

Người con gái khi đã về nhà chồng, quanh năm lo toan việc làm ăn ở nhà chồng và phải quán xuyến hương khói thờ phụng ông, bà, tổ tiên nhà chồng. Chính vì vậy, ngày rằm tháng Bảy hằng năm, là dịp người phụ nữ cùng chồng con, sắm lễ vật trở về nhà bố mẹ đẻ, tự tay chăm sóc cho cha mẹ của mình. Đây cũng là dịp chàng rể thể hiện những tấm lòng biết ơn cha mẹ vợ của mình.

danh-trong-khai-hoi.jpg
Mở màn khai hội là tiếng trống rộn ràng vang lên bởi một người có uy tín trong vùng

Mở màn khai hội là tiếng trống rộn ràng vang lên bởi một người có uy tín trong vùng. Ngày hội Pay Tái năm nay có nhiều nội dung đổi mới để thu hút du khách như: thi vấn khăn và mặc trang phục Tày truyền thống, thi “hoa hậu vịt”, thi đan giỏ đựng cá, thi quăng chài bắt cá, thi đi cầu tre hái hoa dưới suối, trải nghiệm chèo bè trên dòng suối Phai Luông hay tái hiện lại màn chọc sàn – một hình thức bày tỏ tình cảm của các đôi nam nữ trong quá trình tìm hiểu, yêu nhau, các điểm check in cũng được xây dựng tỉ mỉ tạo thêm sân chơi cho du khách.

Cũng như mọi năm, các gian hàng được bài trí bắt mắt với các món ăn đặc sản truyền thống, các sản phẩm đặc trưng của đồng bào Tày Lâm Thượng đã mang tới cho du khách một trải nghiệm thích thú. Đặc biệt trong phần khai mạc, du khách ấn tượng với tiểu phẩm sân khấu hóa phong tục Pay Tái khá xúc động cùng màn đồng diễn của hơn 500 chị em phụ nữ Lâm Thượng luôn là tâm điểm chú ý của du khách bởi sự hoành tráng, đậm đà bản sắc dân tộc.

0u8a1439-cac-co-gai-tung-bung-trong-ngay-hoi.jpg
Các cô gái trong ngày hội
0u8a1506-man-trinh-dien-van-nghe-chao-mung.jpg
Màn trình diễn văn nghệ chào mừng
0u8a1472-cac-co-gai-trong-ngay-hoi.jpg
Các cô gái trong ngày hội
0u8a1450-cac-co-gai-van-khan-trong-ngay-hoi.jpg
Các cô gái vấn khăn trong ngày hội

Ngày hội Pay Tái lần thứ 3 được tổ chức thành công, nét đặc trưng và để lại ấn tượng trong lòng mỗi du khách chính là giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Tày và một số dân tộc khác trên địa bàn huyện Lục Yên được khơi dậy và gìn giữ.

0u8a1220-dua-mang-truyen-thong.jpg
Đua mảng truyền thống
0u8a1278-tai-hien-lai-man-choc-san.jpg
Tái hiện lại màn chọc sàn

Đến với Ngày hội Pay Tái du khách còn có dịp ngắm cảnh núi non xanh biếc, những ngôi nhà sàn tựa lưng vách núi với dòng suối uốn lượn róc rách trong lành, trải nghiệm leo đồi 700, đến thác Xả Tràn ngâm mình trong dòng nước mát lạnh, được thưởng thức các món ẩm thực đặc sản từ Vịt bầu, cá bỗng, măng mai…

0u8a1370-ban-phao-hoa-chao-mung-khai-mac.jpg
Bài liên quan
  • Mãn nhãn cảnh sắc Mù Cang Chải mùa nước đổ
    TN&MT - Thời điểm nay, những cánh đồng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải (Yên Bái) như khoác lên mình tấm áo mới long lanh, màu của đất nâu hòa quyện cùng trời xanh và mặt nước óng ánh, dưới nắng vàng rực rỡ đẹp tựa như một bức tranh mê đắm lòng người vào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rực rỡ sắc màu các dân tộc Sơn La đón Tết độc lập
(TN&MT) – Những ngày này, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã khoác lên mình chiếc áo mới của cờ hoa rực rỡ, cùng những sắc màu dân tộc độc đáo của bà con các dân tộc Mông, Thái, La Ha… về chung vui đón Tết Độc lập.
Đừng bỏ lỡ
  • Vietjet được đạtTop 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024
    Giải thưởng Top 50 doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2024 vừa được công bố với các tên tuổi hàng đầu như FPT, Masan Group, Vinamilk, Vietjet...
  • Điều chỉnh, bổ sung danh sách xã khu vực III, II, I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 19/7/2024 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung và hiệu chỉnh danh sách xã khu vực III, II, I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
  • Bảo vệ môi trường và bảo tồn động vật hoang dã từ góc nhìn Phật giáo
    (TN&MT) - Đó là tên gọi của chương trình tọa đàm vừa được Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và Công ty TNHH Không vì lợi nhuận Choice phối hợp tổ chức, diễn ra tại Giảng đường Từ Đàm (01 Sư Liễu Quán, phường Trường An, TP. Huế), nhằm kêu gọi sự chung tay của tín đồ Phật giáo cùng với cộng đồng tích cực bảo vệ không gian sống của con người và các loài sinh vật.
  • Việt Nam, Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách dân tộc
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang bày tỏ mong muốn hai Ủy ban Dân tộc của Việt Nam và Trung Quốc tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng chính sách, huy động nguồn lực chăm lo cho đồng bào dân tộc.
  • Đồng bào Phật giáo Hòa Hảo chung sức xây dựng quê hương
    85 năm qua, kể từ khi Phật giáo Hòa Hảo được Đức Huỳnh Phú Sổ sáng lập (năm 1939) và được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo (năm 1999), tổ chức Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã không ngừng mở rộng, đời sống đồng bào không ngừng được nâng lên.
  • Độc đáo lễ mừng cơm mới dân tộc Thái Quang Huy
    (TN&MT) Tháng 6 - mùa lúa chín, cũng là lúc đồng bào dân tộc Thái xã Quang Huy, huyện Phù Yên (Sơn La) náo nức tổ chức lễ mừng cơm mới, thu hút sự tham gia đông đảo của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cùng du khách trong và ngoài tỉnh.
  • Kỷ niệm 85 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo
    Sáng 23/6, tại An Hòa tự, thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo đã long trong tổ chức Đại lễ kỷ niệm 85 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Giáp Thìn 2024).
  • Yên Bái: Huyện Yên Bình đón nhận quyết định đạt chuẩn nông thôn mới
    (TN&MT) - Tối 22/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Yên Bình đạt chuẩn nông thôn mới và công bố Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2040.
  • Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
    Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
  • Lạng Sơn: Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc tại “chợ tình Pác Khuông”
    (TN&MT) - Từ ngày 9 - 11/5, tại xã Thiện Thuật, UBND huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và ngày hội Háng Pò, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự.
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
    Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Giữ lửa và truyền lửa' bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc
    Chiều 19/4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4)-những người giữ vai trò "giữ lửa và truyền lửa" bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO