Rét gây thiệt hại nặng ở Cao Bằng

04/01/2019, 13:16

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng cho biết, do ảnh hưởng của rét hại, trong những ngày qua toàn tỉnh có 101 con trâu, bò bị chết.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng Đào Nguyên Phong cho biết, tại 9/13 huyện, thành phố có trâu, bò bị chết do rét hại. Địa phương thiệt hại nặng nhất là huyện Trùng Khánh với 37 con trâu bò chết. Tại ba huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng và TP Cao Bằng, do làm tốt công tác phòng, chống đói rét cho gia súc, chưa ghi nhận trâu, bò bị chết.

Trước tình hình nhiều gia súc thiệt hại do rét hại, sáng 3-1, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng đã có công điện hỏa tốc gửi UBND các huyện, thành phố, ngành nông nghiệp, các đoàn thể tỉnh Cao Bằng về tăng cường phòng chống đói rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

rét gây thiệt hại ở cao bằng
Người dân xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, chăm sóc gia súc trong ngày rét hại.

Theo nội dung công điện, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu các địa phương tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt nội dung Công văn số 4156 ngày 13-12-2018 của UBND tỉnh Cao Bằng về chủ động phòng, chống đói rét cho vật nuôi. Các ngành, đoàn thể, địa phương cần tăng cường hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm cho người chăn nuôi các biện pháp chăm sóc vật nuôi, tu sửa, che chắn, vệ sinh chuồng trại, bổ sung thức ăn cho vật nuôi và sưởi ấm cho vật nuôi trong những ngày rét hại.

Đồng thời, kiên quyết không để người dân thả rông vật nuôi trong những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C. Đối với hộ chăn nuôi ở vùng cao không có chuồng trại bảo đảm cần chủ động di chuyển ngay vật nuôi xuống vùng thấp để tránh rét.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, trong tháng 1-2019, sẽ có khoảng 4-5 đợt không khí lạnh tăng cường gây ra nhiều ngày rét đậm, rét hại. Do đó, ngành chức năng, đoàn thể, địa phương tỉnh Cao Bằng cần nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ đàn gia súc, giảm thiệt hại cho chăn nuôi.

* Bắc Cạn có 26 gia súc bị chết rét

Ngày 3-1, Phó Trưởng Phòng Quản lý dịch bệnh và chăn nuôi (Chi cục Thú y Bắc Cạn) Nguyễn Văn Phong cho biết, tính đến trưa cùng ngày, toàn tỉnh có 26 con trâu, bò, ngựa bị chết do rét đậm kéo dài.

rét gây thiệt hại ở cao bằng 1
Con nghé của hộ ông Hoàng Văn Thắng, thôn Khuổi Thao, xã Nghiên Loan (huyện Pác Nặm) bị chết rét do sức chống chịu kém.

Tổng cộng có 11 con trâu, sáu con bò, sáu con ngựa và một con dê của đồng bào ở các xã Bản Thi, Ngọc Phái (Chợ Đồn); Kim Hỷ, Quang Phong (Na Rì); Thượng Ân, Bằng Vân, Cốc Đán (Ngân Sơn); Công Bằng, Nghiên Loan (Pác Nặm); Cao Sơn, Lục Bình (Bạch Thông) bị chết.

Ngay khi nhận được tin báo, chính quyền các địa phương đã xuống kiểm tra, xác định cụ thể nguyên nhân gây chết gia súc là do giá rét kéo dài, nền nhiệt xuống thấp kèm theo mưa, phần lớn gia súc là con già, yếu, bê con, sức chống chịu kém. Ngoài ra, dù đã đưa gia súc về nuôi nhốt tại chuồng, chuẩn bị thức ăn nhưng hầu hết các hộ nuôi còn chủ quan, lơ là, chưa thực hiện đầy đủ việc quây kín chuồng, đốt lửa sưởi ấm, bổ sung thức ăn tinh cho gia súc. Chính quyền các xã đã lập biên bản, thống kê, báo cáo cấp có thẩm quyền để xem xét hỗ trợ cho bà con. Chi Cục Thú y chỉ đạo các địa phương khẩn trương kiểm tra, rà soát, củng cố các biện pháp bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông, đặc biệt là tại các thôn, bản xa.

Bài liên quan
  • Miền Bắc nghỉ Tết dương lịch trong rét đậm, rét hại và băng giá
    (TN&MT) - Ngày 26/12, bộ phận không khí lạnh từ phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến miền Bắc vào ngày mai. Dự báo, đợt không khí lạnh này sẽ gây rét đậm, rét hại trong nhiều ngày. Vùng núi cao các tỉnh miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Chăn trâu trên đỉnh Pu Ca và khát vọng thoát nghèo...
    Đỉnh Pu Ca rộng hàng trăm héc - ta đất của bản Pó Hóng, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) bị hoang hóa, không cây gì mọc ngoài cỏ gianh và cây chó đẻ… và trở thành bãi thả trâu của cộng đồng người Thái mỗi khi cánh đồng Mường Thanh vào vụ gieo cấy. Cũng tại nơi này, cộng đồng người thả trâu đã dựng lều, dựng trại… hàng trăm con trâu của bản được đưa lên tập trung, chăn thả. Mỗi hộ cử 1 người lên sống ở Pu Ca chỉ để thả trâu… và cũng nhiều gia đình thoát nghèo từ đó.
  • Người dân vùng lũ Mù Cang Chải và niềm vui nhà mới
    (TN&MT) - Sau hơn một tháng kể từ ngày xảy ra trận lũ quét kinh hoàng, đến nay, hàng trăm hộ dân ở huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) đã và đang tích cực khẩn trương đẩy tiến độ làm nhà để chuyển tới nơi ở mới.
  • Khánh Hòa: Quy hoạch ven biển Nha Trang theo hướng ưu tiên phục vụ công cộng
    Khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng có chiều dài 15 km, tổng diện tích khoảng 240 ha. Đây là khu vực có giá trị cao, đặc thù về cảnh quan và có vai trò quan trọng trong tổng thể phát triển của TP. Nha Trang; đã cơ bản ổn định chức năng sử dụng với tính chất chủ đạo là khu công viên công cộng, phục vụ cộng đồng, có bố trí xen kẽ số công trình điểm nhấn mang yếu tố biểu tượng như: Nhà hát Đại Dương, cầu An Viên, ngôi làng ven biển, khu phức hợp bảo tàng Yersin... với thiết kế không gian mở, hài hòa và thuận lợi cho các sinh hoạt của người dân và du khách.
  • Tạo dựng diện mạo đô thị Huế văn minh, thân thiện, hiện đại
    Trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, việc xây dựng diện mạo đô thị Huế văn minh, thân thiện, hiện đại là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tỉnh đang tập trung hướng đến. Nhiều vấn đề về môi trường, chỉnh trang đô thị, áp lực giao thông và quy hoạch mạng lưới giao thông rất cần các giải pháp căn cơ, phù hợp. Xoay quanh nội dung này, Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
  • Nông dân Điện Biên tích cực xây dựng NTM và bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Sáng 19/9, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã đánh giá, tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân nhiệm kỳ 2018 – 2023; triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu khóa X, nhiệm kỳ 2023 – 2028, theo đó thành tích nổi bật của nông dân Điện Biên trong nhiệm kỳ qua là phong trào xây dựng Nông thôn mới gắn với bảo vệ môi trường.
  • Đại hội Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai nhiệm kỳ 2023 - 2028: Thành công tốt đẹp
    (TN&MT) - Sáng 19/9, Đại hội lần thứ X, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với chủ đề “Đoàn kết - Sáng tạo - Trách nhiệm - Phát triển”, Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai đã tổ chức phiên họp trọng thể. Tham dự Đại hội có ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; ông Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai…
  • Điện Biên: Thông các tuyến đường vùng cao sau mưa lũ
    (TN&MT) - Mùa mưa năm 2023 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xảy ra nhiều đợt mưa to và rất to gây lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và đặc biệt làm hư hỏng nhiều tuyến đường giao thông, khiến cho việc đi lại, lưu thông của người và phương tiện trở lên khó khăn. Thế nhưng đến nay, bằng sự nỗ lực, cố gắng, tập trung nguồn lực để khắc phục, sửa chữa, các cung đường giao thông của các địa phương trong tỉnh Điện Biên đã được khôi phục trở lại, giao thông đi lại an toàn và thông suốt.
  • Lạng Sơn: Quan tâm đào tạo nghề, tạo việc làm bền vững
    (TN&MT) - Những năm qua, công tác tư vấn, giới thiệu tạo việc làm, đào tạo nghề luôn được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn chú trọng triển khai, ưu tiên các xã vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, góp phần tạo sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân, hướng đến giảm nghèo bền vững.
  • Hậu Giang: Phụng Hiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nâng cao đời sống người dân
    (TN&MT)- Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang đang tập trung triển khai chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
  • Nga Sơn (Thanh Hóa): Mở rộng diện tích thâm canh và phát triển các sản phẩm từ cói
    Nga Sơn là huyện có diện tích trồng cói lớn nhất cả tỉnh Thanh Hóa. Đây là sản phẩm giúp nông dân duy trì thu nhập trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, gần đây diện tích trồng cói bị thu hẹp, việc mở rộng phát triển các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ cói gặp nhiều khó khăn, có nguy cơ ảnh hưởng đến những thành quả của hoạt động giảm nghèo của địa phương. Trước thực trạng trên, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Quách Thị Khuyên, Trưởng phòng NN&PTNN huyện Nga Sơn để nắm rõ hơn định hướng và kế hoạch phát triển diện tích thâm canh cói trong giai đoạn tới.
  • Quảng Nam: Khai thác thế mạnh đất đai, thổ nhưỡng để phát triển nông, lâm nghiệp sạch
    Tận dụng sự dồi dào về tài nguyên đất đai, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã áp dụng nhiều giải pháp phát triển kinh tế lâm - nông nghiệp nhằm tạo đa dạng sinh kế vừa góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu rừng.
  • Thừa Thiên – Huế: Ổn định cuộc sống nhờ nghề mây tre đan
    (TN&MT) - Người dân tại làng Bao La (xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã và đang có công ăn việc làm ổn định, từng bước giảm nghèo bền vững nhờ tạo ra nhiều sản phẩm mây tre đan từ cây tre vốn thân thiện với môi trường. Nhiều mặt hàng không chỉ phục vụ cuộc sống hàng ngày cho thị trường trong nước mà đã vươn rộng ra thế giới.
  • Tạo sinh kế bền vững từ dự án “Ngân hàng bò”
    (TN&MT) - Dự án “Ngân hàng bò” là chiến lược lâu dài mà Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đang thực hiện có hiệu quả, giúp các hộ nông dân nghèo có tư liệu sản xuất, đồng thời sinh lời đem lại nguồn thu, hướng đến thoát nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO