Rác thải ứ đọng tại các nhà máy thuỷ điện ở Nghệ An: Gây ô nhiễm môi trường, chủ đầu tư chậm trễ trong xử lý

Đình Tiệp | 15/10/2022, 10:27

Một số nhà máy thuỷ điện trên địa bàn huyện Tương Dương (Nghệ An) nhiều năm nay xẩy ra tình trạng ứ đọng các loại rác thải như rác thải sinh hoạt, cây cối, xác động vật… trên lòng hồ với khối lượng lớn. Hiện tượng này đã gây ra ô nhiễm nguồn nước, môi trường xung quanh. Thế nhưng, trách nhiệm của các chủ đập lại khá mờ nhạt, chậm trễ trong xử lý.

Rác "bủa vây" lòng hồ 2 nhà máy thuỷ điện 

Sau đợt mưa lụt lớn vừa qua, trên lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (công suất 320MW – lớn nhất Nghệ An) lại tiếp tục xuất hiện một lượng rác lớn là cỏ, cây cối và nhiều loại rác thải sinh hoạt khác trôi từ thượng nguồn xuống, ứ đọng tại lòng hồ, phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện nay lượng rác này chưa được xử lý…

a.jpg
Hình ảnh rác thải tràn ngập các lòng hồ thuỷ điện đã khá quen thuộc với người dân Tương Dương.

Dẫn chúng tôi dọc theo Quốc lộ 16, đoạn qua bản Piếng Mựn, xã Mai Sơn, anh Vi Văn H, cho biết: "Năm nào rác cũng ứ đọng rất nhiều ở lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ kéo dài từ xã Mai Sơn đến Nhôn Mai. Năm 2020, khi đó rác nhiều quá nên thấy đơn vị này có thuê Công ty Môi trường ở dưới Vinh xử lý, trục vớt. Thế nhưng, sau một thời gian mưa lũ thì hiện tượng trên lại tái diễn".

bv-2.jpg
Lượng lớn rác thải tại lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ, đoạn qua xã Mai Sơn (huyện Tương Dương).

Theo ghi nhận của PV vào những ngày giữa tháng 10/2022, hiện lượng rác thải đang ứ đọng ở lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ nhiều nhất ở khu vực bản Piếng Mựn. Rác ứ đọng kéo dài kín chiều rộng một đoạn lòng hồ đập với chiều dài đến vài trăm mét. Ngoài ra, đứng ở phía trên cầu Piếng Mựn (cây cầu thuộc Quốc lộ 16 - PV) nhìn xuống 2 bên một nhánh hồ đập này cũng xuất hiện rất nhiều rác thải với đủ chủng loại…

bv-1.jpg
Lượng rác thải khổng lồ phủ kín mặt hồ.

Việc rác thải sinh khối thực vật, xác gia súc, gia cầm và cá loại rác thải sinh hoạt… bị lũ cuốn trôi về lòng hồ thủy điện Bản Vẽ không chỉ khiến cho các phương tiện tham gia giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm trong lưu thông mà còn gây ô nhiễm môi trường nước sông Cả khi lượng rác này ngâm nước lâu ngày và phân hủy.

bv-3.jpg
Trên Quốc lộ 16 nhìn 2 bên cầu Piếng Mựn, xã Mai Sơn toàn rác.

Hiện tượng rác thải "tấn công" lòng hồ thuỷ điện không chỉ xảy ra tại thuỷ điện Bản Vẽ. Mấy năm gần đây, người dân xã Tam Đình, Tam Quang (huyện Tương Dương) cũng nhiều lần phản ánh đến cơ quan chức năng về hiện tượng rác thải "bủa vây" lòng hồ thuỷ điện Khe Bố đóng trên địa bàn.

kb-1.jpg
Rác tại lòng hồ thuỷ điện Khe Bố.

Sáng ngày 09/10/2022, khi thấy PV ghi hình rác thải ở lòng hồ thuỷ điện Khe Bố, một người dân tiến đến trò chuyện và cho hay: Mùa mưa, lượng rác từ thượng lưu chảy về dạt vào bờ rất lớn. Nếu như trước đây, phần lớn rác thải này sẽ trôi theo dòng nước. Thế nhưng, từ khi Thủy điện Khe Bố được xây dựng, rác thải bị mắc kẹt lại. Bản Đình Hương, Đình Thắng, Đình Tiến, Đình Phong (xã Tam Đình) nằm cách Thủy điện Khe Bố không xa, cũng vì vậy mà chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo người dân nơi đây, rác lâu ngày không xử lý phân hủy gây ô nhiễm môi trường. Thấy nguồn nước không đảm bảo nên thời gian gần đây một số bà con trong bản không dám nuôi cá lồng bè vì lo ngại cá chết. Thậm chí, tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ Khe Bố đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vì người dân hay dùng nước này để sinh hoạt.

kb-4.jpg
Rác thải án ngữ quanh năm ở lòng hồ thuỷ điện Khe Bố nhưng không được xử lý.

Để hạn chế rác trôi dạt vào bờ, người dân đã cùng nhau dựng lên hàng rào nổi bằng tre dọc bờ sông. Tuy nhiên, vào thời điểm mưa bão, "lá chắn" này không có tác dụng.

Anh Lô Văn T, người dân ở gần nhà máy thuỷ điện Khe Bố, cho biết thêm: "Vào những ngày tháng 9/2022, khi có dịp đi vào lòng hồ thuỷ điện này tôi thấy lượng rác thải rất lớn, bủa vây khắp lòng hồ. Đợt lũ vừa rồi thuỷ điện này có xả nước, có lẽ một lượng lớn rác thải đã đi về xuôi nên hôm nay (ngày 09/10/2022 – PV) rác mới ít lại đó…".

Các chủ đầu tư cần nâng cao trách nhiệm

Theo UBND xã Tam Đình, tình trạng ô nhiễm môi trường lòng hồ thuỷ điện Khe Bố đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân sinh sống tại các bản Đình Hương, Đình Thắng, Đình Tiến, Đình Phong. Người dân có phản ánh, kiến nghị lên HĐND và UBND huyện nhưng đến nay qua các văn bản "qua lại" thì phía Nhà máy thuỷ điện Khe Bố vẫn đang còn "bình chân như vại".

kb-2.jpg
Rác thải sát thân đập thuỷ điện Khe Bố đã mọc cỏ do để quá lâu (ảnh chụp tháng 9/2022).

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Phùng Hùng, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Tương Dương cho hay, hiện tượng rác thải tích tụ về khu vực lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ và Khe Bố sau mỗi mùa mưa bão rác từ thượng nguồn trôi về rất nhiều.

a-3.jpg
Nhưng sau trận lụt hồi đầu tháng 10/2022 đã thay bằng lượng rác mới. Người dân cho rằng nhà máy thuỷ điện này đã "té nước theo mưa" để xả rác xuống hạ du...

Đảm bảo môi trường lòng hồ là trách nhiệm của chủ đầu tư các nhà máy thủy điện. Vì vậy, UBND huyện Tương Dương đã công văn gửi UBND tỉnh, Sở Tài nguyên Môi trường Nghệ An đề nghị các nhà máy thuỷ điện. Đặc biệt là nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ và Thủy điện Khe Bố thu dọn, vệ sinh rác thải lòng hồ. Tuy nhiên, mới chỉ có nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ là có triển khai thực hiện nhưng chưa triệt để.

vb-1.jpg
Cơ quan chức năng từ UBND huyện Tương Dương, Sở TN&MT, UBND tỉnh Nghệ An không ngừng thúc giục, yêu cầu các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn phải thực hiện vệ sinh lòng hồ.

Được biết, ngày 04/9/2021, UBND tỉnh Nghệ An có Văn bản số 6513/UBND-CN yêu cầu các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nghiêm túc, khẩn trương trai khai thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại công văn Công văn số 854/UBND-NN ngày 20/02/2020 của UBND tỉnh về việc thu dọn rác lòng hồ thủy điện.

Ngày 10/9/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cũng có văn bản đề nghị nhà máy Thủy điện Khe Bố và một số nhà máy khác trên địa bàn huyện Tương Dương như Bản Ang, Xóong Con, Nậm Nơn phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra, đánh giá hiện trạng rác trôi nổi trong toàn bộ khu vực lòng hồ.

1.jpg
2.jpg
Việc liên hệ với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An của phía Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam (chủ đầu tư thuỷ điện Khe Bố) để lập tư vấn, xử lý rác bị "lãng quên" sau hơn 1 năm?

Trường hợp có hiện tượng dồn ứ, ách tắc dòng chảy gây mất an toàn giao thông đường thủy, suy giảm chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng sinh hoạt người dân phải triển khai vệ sinh, thu dọn kịp thời theo chỉ đạo của UBND tỉnh; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/10/2021 để theo dõi, giám sát.

Tuy nhiên, trong văn bản số 1376/VNPD-KT, ngày 15/9/2021 của Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam (chủ đầu tư thuỷ điện Khe Bố) gửi Sở TN&MT tỉnh Nghệ An và UBND huyện Tương Dương thì về "cơ bản" đơn vị này cũng đã có "quan tâm" vớt rác, xử lý làm sạch môi trường lòng hồ?

a-2.jpg
Và một lượng rác thải khổng lồ cứ thế quanh năm "bủa vây" mặt hồ thuỷ điện này.

Văn bản cũng nêu rằng, đơn vị này đã có văn bản liên hệ với Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An để mời lập phương án và dự toán chi phí thực hiện công việc vớt rác lòng hồ thuỷ điện Khe Bố. Sau khi liên hệ được thì sẽ thống nhất phương án xử lý vớt rác…

Tuy nhiên, ngày 14/10/2022, khi liên hệ với ông Phú Văn Phượng – Giám đốc Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thì được biết, đơn vị này mới chỉ 1 lần duy nhất được nhà máy thuỷ  điện Bản Vẽ thuê thực hiện việc xử lý vớt rác ở lòng hồ này vào cách đây khoảng 2 năm. Còn Nhà máy thuỷ điện Khe Bố thì chưa bao giờ.

aa.jpg
Vấn đề xử lý rác tại các lòng hồ thuỷ điện như Khe Bố, Bản Vẽ đang bị các chủ đầu tư xem nhẹ?

Qua lời khẳng định của lãnh đạo Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Nghệ An thì những "dự định" trong văn bản số 1376/VNPD-KT, ngày 15/9/2021 của Công ty CP phát triển điện lực Việt Nam trải qua hơn 1 năm nhưng vẫn chỉ là… "dự định". Rác thải vẫn tràn ngập lòng hồ thuỷ điện Khe Bố.

Liên quan đến vấn đề tồn đọng, ô nhiễm rác thải tại các lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ và Khe Bố, một lãnh đạo Chi cục bảo vệ môi trường Nghệ An cho biết, khi nắm được thông tin sẽ kiểm tra sự việc và yêu các các bên có trách nhiệm nhanh chóng xử lý, tránh gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO