Rác thải "bủa vây" hồ điều hòa trong công viên Yên Sở

23/04/2017, 00:00

(TN&MT) – Tọa lạc tại cửa ngõ phía Nam TP.Hà Nội, công viên Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội) với tổng diện tích hơn 300ha và được ví như lá phổi xanh của thủ đô. Tuy nhiên, thời gian gần đây, các hồ điều hòa trong công viên đang có dấu hiệu bị ô nhiễm, nhiều loại rác thải chất thành những tầng dày tại các góc hồ.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tài nguyên & Môi trường, hiện nước ở các hồ điều hòa trong công viên Yên Sở chuyển màu đen, có mùi hôi nồng nặc; nhiều loại rác thải chất thành từng mảng, những tầng dày bám vào các góc hồ. Sau hơn 3 năm mở cửa tự do phục vụ vui chơi giải trí cho người dân, hồ điều hòa tại công viên Yên Sở đang có nguy cơ ô nhiễm trầm trọng.

Rác thải ngập hồ điều hòa trong công viên Yên Sở
Rác thải ngập hồ điều hòa trong công viên Yên Sở

Anh Nguyễn Công Hưng (phố Yên Duyên, Hà Nội), một người dân tập thể dục hàng  ngày tại đây cho biết, rác thải dày đặc trong các hồ đã xuất hiện từ khá lâu và ngày càng nhiều, có khi nổi kín mặt hồ nhưng chưa thấy đơn vị quản lý công viên thu gom, xử lý. Gần đây, không hiểu vì sao nước hồ cạn hơn nên lượng lớn rác thải dạt hết vào các góc hồ.

Thường xuyên đi bộ trong công viên Yên Sở mỗi sáng sớm và chiều tối, bác Phạm Thị Hiên (phố Yên Sở, Hà Nội) chia sẻ, mặc dù là công viên cây xanh lớn nhất thủ đô nhưng không lúc nào không thấy mùi hôi; nếu trời oi bức thì mùi hôi còn nặng hơn. Người dân vào công viên chủ yếu là tập thể dục, chỉ có cuối tuần các gia đình thường đưa con em đến đây vui chơi, giải trí.

“Dù là rác thải từ đâu thì đơn vị quản lý công viên cũng nên thu gom, xử lý thường xuyên để giữ cho mặt hồ được sạch sẽ. Rác thải dồn ứ lâu ngày, mỗi ngày một nhiều hơn, chẳng mấy chốc hồ điều hòa bỗng thành “hồ chứa rác”, mọi người sẽ không dám đến đây để đi dạo hay vui chơi nữa”, bác Hiên lo ngại.

Đủ các loại rác thải chất thành từng mảng
Đủ các loại rác thải chất thành từng mảng

Về việc hồ điều hòa trong công viên Yên Sở đang có dấu hiệu bị ô nhiễm trầm trọng, ông  Ngô Thế Hiển – Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở cho biết, nguồn gốc Cụm công trình gồm 5 hồ điều hòa (từ hồ số 1 đến hồ số 5) thuộc dự án thoát nước giai đoạn 1 của TP.Hà Nội. Mục đích chính của hồ điều hòa phục vụ cho công tác trạm bơm, thoát nước cho thành phố; đồng thời phục vụ cho vui chơi giải trí và nuôi cá. Các hồ được nối với nhau bằng cống hộp và cuối cùng nước chảy vào Kênh dẫn.

Rác thải chất thành những tầng dày tại các góc hồ điều hòa trong công viên Yên Sở
Rác thải chất thành những tầng dày tại các góc hồ điều hòa trong công viên Yên Sở

Theo ông Ngô Thế Hiển, hiện nay Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở được giao quản lý toàn diện 2 hồ (hồ số 1, hồ số 2) nằm bên ngoài công viên về cả công tác vệ sinh môi trường lòng hồ và lưu lượng nước. Riêng 3 hồ còn lại (hồ số 3,4,5) nằm trong công viên Yên Sở, Xí nghiệp chỉ được giao quản lý mực nước, còn quản lý lòng hồ là trách nhiệm của Công ty TNHH Gamuda Land Việt Nam – đơn vị quản lý công viên Yên Sở.

“Xí nghiệp vẫn duy trì thu gom rác thải hàng ngày ở hồ số 1 và hồ số 2 (bên ngoài công viên Yên Sở) để đảm bảo khơi thông dòng chảy. Còn hồ số 3 đến hồ số 5 trong công viên Yên Sở đơn vị chưa được giao”, PGĐ Xí nghiệp nhấn mạnh.

Công ty Gamuda Land là đơn vị kinh doanh, quản lý công viên để phục vụ công tác vui chơi giải trí phải có trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải
Công ty Gamuda Land là đơn vị kinh doanh, quản lý công viên để phục vụ công tác vui chơi giải trí phải có trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải

Cũng theo ông Ngô Thế Hiển, chuẩn bị bước vào mùa mưa năm nay, Sở Xây dựng đã có văn bản yêu cầu từ 15/4 khống chế mực nước trong lòng hồ; mặt khác trải qua nhiều năm sử dụng lòng hồ có bồi lắng khiến cho mực nước trong các hồ không còn nhiều nên rác thải nếu có sẽ dạt vào, chất thành từng mảng ở các bờ các hồ.

Để làm rõ thêm nguyên nhân tình trạng rác thải “bủa vây” các hồ điều hòa trong công viên Yên Sở, phóng viên Báo Tài nguyên & Môi trường đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Viết Cửu - Phó phòng Tài nguyên & Môi trường quận Hoàng Mai. Ông Nguyễn Viết Cửu cho hay, Công ty TNHH GAMUDA Land Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý về công tác vệ sinh môi trường tại các hồ trong công viên Yên Sở. 80% nguyên nhân rác thải là do nước từ các sông đổ về, vì đây là rốn nước của Thành phố.

 “Tuy nhiên, công ty Gamuda Land là đơn vị kinh doanh, quản lý công viên để phục vụ công tác vui chơi giải trí, trong trường hợp mất vệ sinh môi trường, cụ thể là rác thải Gamuda phải có trách nhiệm xử lý”, ông Nguyễn Viết Cửu khẳng định.

Công viên Yên Sở là công viên cây xanh lớn nhất Hà Nội
Công viên Yên Sở là công viên cây xanh lớn nhất Hà Nội

Ông Nguyễn Viết Cửu lý giải thêm, bản chất của 5 hồ điều hòa có thể coi là nơi thu gom nước từ các sông trên địa bàn thành phố và nước mưa. Trong khi đó, hiện nay nước từ các sông đang đổ thẳng vào 5 hồ điều hòa chứa nước này mà chưa có công nghệ xử lý nên việc có mùi hôi là không thể tránh khỏi.

Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, Phó phòng TN&MT quận Hoàng Mai cho biết, phòng sẽ khảo sát và đưa ra giải pháp tư vấn đơn vị quản lý trực tiếp các hồ điều hòa trong công viên Yên Sở để đảm bảo làm lưới chắn vớt rác mà vẫn không ảnh hưởng đến lưu lượng nước. Phòng TNMT quận đã mời các đơn vị liên quan như: Xí nghiệp quản lý cụm công trình đầu mối Yên Sở; Công ty Gamuda Land, Ban Duy tu hạ tâng (Sở Xây dựng)…ngày 25/4 tới đây họp bàn về vấn đề này.

Tình trạng rác thải “bủa vây” tại các hồ điều hòa trong công viên Yên Sở đã diễn ra trong thời gian khá dài mà chưa được xử lý. Đề nghị đơn vị quản lý trực tiếp là Công ty TNHH Gamuda Land nhanh chóng giải quyết để trả lại môi trường trong sạch cho công viên xanh lớn nhất Thủ đô.

Báo Tài nguyên & Môi trường sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Bài & ảnh: Tuyết Chinh


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Lào Cai: Thiệt hại hơn 1 tỷ đồng do dông lốc
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của vùng gió hội tụ trên cao, ngày 3/6, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dông lốc và mưa rào gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhà ở, cây hoa màu của nhân dân. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
  • Tuổi trẻ Công an Quảng Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2023, sáng 3/6, Đoàn cơ sở CSND thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Đoàn xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành và Chi đoàn Công an huyện Núi Thành tổ chức buổi phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
  • Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường 2023: Sơn La lan tỏa thông điệp Chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại trường Tiểu học Hua La (xã Hua La, thành phố), Sở TN&MT tỉnh phối hợp với UBND thành phố tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • TP.HCM: Tổ chức Ngày hội Sống Xanh năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại Công viên Quảng trường Khánh Hội (Quận 4), Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức Ngày hội Sống Xanh TP.HCM năm 2023. Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy; ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; đại diện lãnh đạo, cán bộ viên chức các sở, ban ngành, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân… tham gia Ngày hội.
  • Đồng Nai: Phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 3/6, Sở TN&MT Đồng Nai đã phối hợp với UBND huyện Long Thành tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút khoảng 1.500 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Quảng Ngãi: Ra quân thu gom rác thải nhựa, làm sạch môi trường biển
    Sáng ngày 2/6, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) tổ chức Lễ ra quân thu gom rác thải nhựa hưởng ứng Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và Ngày đại dương thế giới năm 2023.
  • Lào Cai: Phát động “Tháng hành động vì môi trường” năm 2023
    (TN&MT) - Sáng ngày 2/6, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 và tổ chức giải chạy vì môi trường với chủ đề “ Mỗi sải bước- Một quyết tâm xanh”.
  • Văn Yên (Yên Bái): Thành lập tổ chỉ đạo, giám sát hoạt động lò đốt rác tại Đông Cuông
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), dự kiến lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông sẽ hoạt động trở lại vào ngày 5/6/2023, trước khi hoạt động huyện đã thành lập tổ chỉ đạo, nhóm giám sát việc vận hành lò đốt nhằm đánh giá nguyên nhân phát sinh mùi, khói, bụi.
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO