Ra mắt “Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam” 2022

Hoàng Ngân | 21/09/2022, 11:13

(TN&MT) - Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) vừa phát hành “Sách hướng dẫn định loại các loài loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022”.

9845-1663670011-unnamed-44.jpg
Sách hướng dẫn định loại các loài loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022 (Tái bản lần thứ 3)

Cuốn sách này được kỳ vọng sẽ là nguồn tài liệu hữu ích hỗ trợ các cơ quan chức năng, các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã định dạng 26 loài rùa cạn và rùa nước ngọt bản địa tại Việt Nam, từ đó, bảo đảm điều kiện chăm sóc, môi trường tái thả phù hợp cũng như hướng dẫn quy định pháp luật và hình thức xử phạt với hành vi buôn bán rùa trái phép.

Rùa thường bị săn bắt và buôn bán trái phép nhằm phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh, tập tục “phóng sinh” hay sử dụng làm thực phẩm và chế tác các sản phẩm khác. Nhiều cá thể rùa có thể bị săn bắt tại Việt Nam hoặc nhập lậu vào nước ta với điểm đến cuối cùng là phục vụ nhu cầu tiêu thụ của thị trường Trung Quốc.

Khi phát hiện các trường hợp bán rong rùa trên đường phố, buôn bán quy mô lớn hay các loại hình vi phạm khác, việc định dạng đúng loài rùa đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm áp dụng pháp luật chính xác trong xử lý vi phạm, cũng như tạo điều kiện cho quá trình tiếp nhận, xử lý cá thể rùa dựa trên tập tính sinh thái của loài trước khi cá thể này được chuyển giao đến trung tâm cứu hộ hoặc tái thả về tự nhiên.

9845-1663670196-unnamed-45.jpg
Thông tin cụ thể về từng loài như bản đồ phân bố, pháp luật bảo vệ, hiện trạng bảo tồn, địa điểm nhận dạng

Theo ENV, hầu hết các loài rùa bản địa của Việt Nam đều được đưa vào các danh mục bảo vệ theo quy định của pháp luật. Trong số 26 loài rùa có phân bố tự nhiên tại Việt Nam, 23 loài được liệt kê trong các danh mục loài nguy cấp, quý hiếm, với 8 loài bị cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Ngoài ra, 24 loài rùa của Việt Nam cũng được liệt kê trong các Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) đòi hỏi phải có được cấp phép khi buôn bán, vận chuyển quốc tế. Cùng với đó, Sách đỏ về các loài nguy cấp của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN) cũng phân loại 23 loài rùa của Việt Nam ở mức độ nguy cấp và cực kỳ nguy cấp.

Bà Bùi Thị Hà - Phó Giám đốc ENV chia sẻ: "Dù được pháp luật bảo vệ nhưng hầu hết các loài rùa bản địa đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Chúng tôi hy vọng với sự hợp tác của các cơ quan thực thi pháp luật, các nhà hoạch định chính sách, cũng như sự ủng hộ của cộng đồng, có thể phục hồi và bảo vệ các loài rùa như một cách gìn giữ phần nào văn hóa bản địa".

Bản in “Sách hướng dẫn định loại các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam 2022” đã được phát hành rộng rãi tới các cơ quan trung ương và địa phương như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục kiểm lâm các địa phương, một số trường đại học và các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.

Từ năm 2018 đến nay, Phòng Bảo vệ động vật hoang dã của ENV đã ghi nhận hơn 1.894 trường hợp vi phạm (bao gồm 2.644 hành vi vi phạm cụ thể) liên quan đến các loài rùa cạn và rùa nước ngọt. Cùng với đó là hơn 3.500 cá thể rùa được giải cứu từ 475 vụ bắt giữ vi phạm. Riêng trong năm 2021 đã có 1.071 cá thể rùa còn sống được giải cứu từ 79 vụ vi phạm bao gồm nhiều loài nguy cấp, quý, hiếm. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2021 và 2022, nhiều  mức án nghiêm khắc từ 09 tháng lên tới 10,5 năm tù được áp dụng với các đối tượng buôn bán rùa trái phép cũng đã cho thấy những nỗ lực đáng kể trong công tác đấu tranh, ngăn chặn tình trạng buôn bán rùa trái phép.

Bài liên quan
  • Quảng Trị: Khởi tố vụ án hình sự mua bán các cá thể rùa quý hiếm
    (TN&MT) - Ngày 10/8, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh Quảng Trị) cho biết đã khởi tố vụ án hình sự “ vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm” theo điều 244 Bộ luật hình sự, xảy ra tại Làng cát, km58, quốc lộ 9, xã Đakarông, huyện Đakarông (Quảng Trị).

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Thời tiết 1/4: Bắc Bộ có mưa nhỏ, Nam Bộ ngày nắng
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Bắc Bộ sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, trong khi đó, khu vực Nam Bộ ngày nắng, riêng miền Đông Nam Bộ ngày nắng nóng.
  • Lai Châu: Áp dụng hệ số k quy đổi trong việc chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Quỹ Bảo vệ phát triền rừng Lai Châu, thực hiện Quyết định số 2987/QĐ-UBND, ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Lai Châu, phê duyệt kế hoạch thu, chi tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) năm 2023 trên địa bàn. Trong đó chú trọng đến việc áp dụng hệ số k quy đổi liên quan đến diện tích rừng, loại rừng và lưu vực sông. Đến nay đơn vị đã thực hiện theo đúng yêu cầu và chi trả tiền quản lí, bảo vệ rừng cho các chủ rừng ở Lai Châu.
  • Tăng cường năng lực thực thi các mục tiêu khí hậu của Việt Nam
    (TN&MT) -Trong gần 4 năm triển khai (2019 – 2023), Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) đã đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mới quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris.
  • Thời tiết 31/3: Hà Nội có mưa nhỏ và sương mù
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù. Gió nhẹ.
  • Để Phú Yên mãi xanh

    Để Phú Yên mãi xanh

    21:11 30/03/2023
    (TN&MT) - Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Yên thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều tuyến đường, khu dân cư, không gian công cộng trở nên xanh - sạch - đẹp, cảnh quan môi trường đô thị và diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, chất lượng môi trường ngày càng nâng cao…
  • Sứ mệnh xanh

    Sứ mệnh xanh

    21:10 30/03/2023
    (TN&MT) - Là đất nước có tên trong danh sách các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu, nếu không có các giải pháp, ước tính Việt Nam sẽ mất khoảng 14,5% GDP vào năm 2050 vì biến đổi khí hậu - đây là nhận định của các nhà khoa học nghiên cứu về hệ lụy gây ra do BĐKH tại Việt Nam.
  • Xanh lại dòng Ba

    Xanh lại dòng Ba

    21:02 30/03/2023
    (TN&MT) - Ai trong đời cũng có một dòng sông. Nhắc đến quê hương, ấn tượng đầu tiên thường sẽ là sông; dù ngắn, dù dài, dù xanh trong hay màu mỡ phù sa; dù mùa lũ dâng trào hay nhẹ trôi khi vào hạ.
  • 93% dân số Sơn La được phủ sóng 4G để tiếp nhận kịp thời thông tin cảnh báo thiên tai
    (TN&MT) - Đây là thông tin được Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2022, triển khai nhiệm vụ 2023, diễn ra ngày 30/3.
  • Ngày 30/3, Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay (30/3) khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông vài nơi, đêm có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Sáng và đêm trời rét.
  • Đông đảo người dân tham gia trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”
    (TN&MT) - Sáng 29/3, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Trung tâm Khai thác bến xe Hà Nội và Công ty TNHH Honda Trading Việt Nam tổ chức sự kiện trồng cây “Honda Trading Việt Nam - Chung tay vì Việt Nam xanh”.
  • Đảm bảo công tác PCCCR tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
    (TN&MT) - Để chủ động thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), hạn chế tối đa số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra. Những năm qua, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.
  • Lai Châu rừng phủ xanh nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
    (TN&MT) - Nhờ thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm qua, rừng ở Lai Châu luôn được bảo vệ tốt. Cùng với đó, đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng được nâng lên; đời sống, kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh đã có nhiều đổi thay tích cực.
  • Kinh nghiệm để không còn hộ nghèo từ huyện Xuyên Mộc
    Theo báo cáo của UBMTTQ huyện Xuyên Mộc, hiện hàng nghìn hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đã được hướng dẫn kỹ thuật, vay vốn sản xuất, hình thành nhiều mô hình giúp nhau làm kinh tế, từng bước thoát nghèo và ổn định đời sống. Thu nhập bình quân tại các xã nông thôn mới đạt 61 triệu đồng/người/năm.
  • Thừa Thiên - Huế: Đầu tư gần 2.000 tỷ đồng thu gom, xử lý chất thải rắn
    Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn đến năm 2030 với tổng kinh phí gần 2.000 tỷ đồng.
  • Trao giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”
    (TN&MT) - Ngày 29/3, tại Hà Nội, Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã trao 11 giải thưởng báo chí “Nữ phóng viên tiên phong vì môi trường”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO