Quyết tâm chống dịch COVID-19

Hoàng Ngân | 17/02/2021, 17:07

(TN&MT) - Những ngày giáp tết và đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu vừa qua, cả nước ta đã dồn sức, căng mình cho công tác phòng chống dịch COVID-19.

Hà Nội truy vết thần tốc khi có ca mắc COVID-19 mới

Sau khi đi qua 2 đợt lây nhiễm trên diện rộng, Việt Nam đang bước vào đợt lây nhiễm thứ 3. Bắt đầu từ ngày 27/1, tính đến 6h ngày 17/2, Bộ Y tế cho biết, có 717 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó, Hải Dương 537 ca, Quảng Ninh 60 ca, TP. Hồ Chí Minh 36 ca, Hà Nội 35 ca, Gia Lai 27 ca, Bình Dương 6 ca, Bắc Ninh 5 ca, Điện Biên 3 ca, Bắc Giang 2 ca, Hưng Yên 2 ca, Hòa Bình 2 ca, Hà Giang 1 ca, Hải Phòng 1 ca.

Trước Tết Nguyên đán, nhận thức sâu sắc về những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chỉ ít giờ ngay sau khi mới phát hiện 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương, 1 ca ở Quảng Ninh), chiều và tối ngày 27/1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có liên tiếp hai cuộc họp khẩn với lãnh đạo Bộ Y tế và 2 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương. Sáng 28/1, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, nơi đang diễn ra Đại hội Đảng lần thứ XIII, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã triệu tập cuộc họp khẩn về công tác phòng chống COVID-19 và yêu cầu các lực lượng chức năng nỗ lực khoanh gọn nhất, dập nhanh nhất, không để dịch lây lan rộng.

Truy vết xuyên đêm giao thừa

Ngày Tết, khi người người, nhà nhà đang tất bật cho những lo toan để chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy thì ngoài kia, những chiến sĩ trên mặt trận chống dịch vẫn đang chiến đấu từng phút từng giờ, vẫn “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để điều tra dịch tễ, truy vết, các công tác lấy mẫu, xét nghiệm vẫn đang được thực hiện xuyên đêm, các lực lượng điều trị, cách ly vẫn chưa từng ngơi nghỉ bởi cuộc chiến chống dịch COVID-19 chưa bao giờ dừng lại, bởi dịch bệnh là kẻ thù vô hình, bởi chống dịch luôn như là chống giặc.

Trên địa bàn Hà Nội, khi người dân đang vui xuân, đón Tết, hơn 10.000 đội phòng chống dịch COVID cộng đồng, vẫn đang bám trụ xuống tận từng cụm dân cư, vẫn quyết tâm cao độ thực hiện công tác đến từng nhà tuyên truyền về phòng chống COVID-19; nắm bắt người có triệu chứng, báo ngay cho cơ quan y tế; tiếp tục rà soát xem còn sót ai đi từ vùng dịch về nhưng không khai báo; phát hiện kịp thời những người nhập cảnh trái phép.

Tại TP. Hồ Chí Minh, khi mọi người rộn ràng chuẩn bị sắm Tết, nhân viên Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh vẫn đang túc trực ngày đêm, trực tiếp thực hiện công tác điều tra dịch tễ khi có nhu cầu từ Thành phố cũng như các địa phương khu vực lân cận.

Quá trình truy vết được dựa trên khai thác thông tin lịch trình di chuyển, sinh hoạt tiếp xúc của ca nhiễm, nghi nhiễm (ca chỉ điểm), để từ đây với sự huy động của toàn bộ các nguồn lực từ truy xuất hệ thống camera, điều tra dịch tễ, các mối quan hệ gia đình, người thân, người quen cho đến các biện pháp kêu gọi tự giác khai báo, khuyến khích tố giác các đối tượng trốn khai báo cũng được huy động tối đa nhằm đảm bảo không bỏ sót các yếu tố dịch tễ, đánh giá đúng, phân loại phù hợp các nhóm đối tượng và yếu tố liên quan giúp các hoạt động phong tỏa, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm được giảm áp lực và tiến hành hiệu quả, nhanh chóng.

Tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với đại dịch COVID-19

Tuy nhiên, trong những ngày tháng tới, diễn biến dịch COVID-19 vẫn còn rất phức tạp, đòi hỏi phải bền bỉ, quyết liệt ngăn chặn. Đặc biệt là tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương - nơi có tới 60 nghìn công nhân. Còn ở Hà Nội, tình hình khá phức tạp sau khi một người Nhật tử vong xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Để chủ động phòng chống dịch, Bộ Y tế kiến nghị các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch COVID-19, huy động toàn thể hệ thống chính trị tham gia công tác phòng chống dịch ngay từ những ngày đầu năm 2021.

Các địa phương không tổ chức các lễ hội sau Tết Nguyên đán, các sự kiện tập trung đông người; tiếp tục tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí, các dịch vụ không thiết yếu; hạn chế du xuân, chúc tết, hạn chế tối đa tập trung đông người.

Tiếp tục chỉ đạo mạnh mẽ thực hiện nghiêm yêu cầu 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và thực hiện nghiêm các hướng dẫn phòng chống dịch tại công sở, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn khi làm việc; tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác phòng chống dịch tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn. Khẩn trương thực hiện việc truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập tắt ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ phương tiện, dụng cụ, sinh phẩm xét nghiệm thuốc men cho tình huống dịch xảy ra lan rộng trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc phương châm "4 tại chỗ" trong công tác phòng chống dịch.

Để chủ động phòng chống dịch, hiện một số tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương thông báo sẽ tiêm vắc xin miễn phí cho người dân của tỉnh ngay sau khi nhập được số lượng vắc xin về Việt Nam.

Bộ ngành như Bộ TN&MT cũng đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện khai báo y tế theo mẫu. Đối với người từ các địa bàn, địa phương có dịch, cần phải hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, thường xuyên theo dõi sức khỏe, thực hiện làm việc trực tuyến. Đối với trường hợp đã từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng từ ngày 15/1 đến nay cần lấy ngay mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và giám sát sức khỏe theo quy định.

Đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc, nơi tập trung đông người; thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, đặc biệt trước khi tham dự các cuộc họp; không sử dụng điều hoà trung tâm; tăng cường các cuộc họp làm việc trực tuyến, bảo đảm khoảng cách 2 m tại nơi làm việc. Các đơn vị thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc ra vào cơ quan, đo thân nhiệt. Tạm dừng kế hoạch cử đoàn công tác có liên quan đến vùng dịch cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ đạo Phòng chống Covid-19.

Bài liên quan
  • Thủ tướng yêu cầu phải có vaccine COVID-19 trong tháng 2
    Nhấn mạnh việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 là một nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên của Chính phủ và trong tháng 2 phải có vaccine, Thủ tướng cũng giao Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất các cách tiếp cận chống dịch mới trước tình hình mới, chuẩn bị sẵn sàng cách ly lớn khi tình huống xấu xảy ra…

(0) Bình luận
Nổi bật
Hội Nhà báo Việt Nam quy định tổ chức, hoạt động, công tác quản lý các CLB sinh hoạt chuyên môn
(TN&MT) - Ngày 3/10, Trung tâm Văn hóa báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam ra Thông báo số 24/TB-TTVHBC gửi Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ thuộc quản lý của Hội Nhà báo Việt Nam về quy định mới ban hành của Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
  • Đồng Nai: Nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến tháng 9/ 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Đồng Nai đạt 64,7 triệu đồng/người/năm, tăng 25% so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm mạnh, đến nay còn dưới 0,09%.
  • Sữa Cô Gái Hà Lan thắp sáng niềm vui Tết Trung thu cho trẻ em Bình Dương
    (TN&MT) - Trung thu - Tết của sum vầy, Tết của những tiếng cười trẻ thơ khi được ba mẹ mua cho lồng đèn rực rỡ sắc màu, những chiếc bánh nướng thơm ngon, được rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè dưới ánh trăng. Hạnh phúc ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải trẻ nào cũng có được, bởi nhiều em đang sống trong cảnh thiếu thốn, không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui hồn nhiên trong ngày Tết của trẻ nhỏ.
  • Xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch: “Vĩnh Phúc - trải nghiệm bốn mùa”
    (TN&MT) - Nhằm góp phần tăng trưởng khách du lịch một cách bền vững, Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương; tăng cường kết nối điểm đến và chuỗi cung ứng dịch vụ của các địa phương trở thành các sản phẩm du lịch an toàn, có chất lượng.
  • Quảng Ninh: Hơn 2.000 người tham gia diễn tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn
    (TN&MT) - Ngày 1/10, cuộc diễn tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ quy mô cấp bộ, lớn nhất tỉnh Quảng Ninh từ trước đến nay đã diễn ra tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long.
  • Giám đốc Sở VHTT& DL Tây Ninh: Ngày Tây Ninh tại Hà Nội sẽ thúc đẩy sự phát triển chung của hai địa phương
    (TN&MT) - Ông Trần Anh Minh - Giám đốc Sở VHTT&DL Tây Ninh chia sẻ nhiều điều hấp dẫn hứa hẹn làm nên sức hút cho sự kiện Ngày Tây Ninh tại Hà Nội ngày 7-8/10/2023 cùng những kỳ vọng về sự thúc đẩy thương mại du lịch và thu hút đầu tư giữa Hà Nội và Tây Ninh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO