Quyền năng “thượng đế”

Anh Phương | 24/09/2019, 10:22

(TN&MT) - Nếu doanh nghiệp không từ bỏ kiểu làm ăn “chụp giật”, thiếu bền vững thì mất mát lớn nhất của họ là không có chỗ đứng trong lòng “thượng đế”.

Gần đây, công luận tốn không ít giấy mực, cộng đồng xã hội đã gửi các câu hỏi thẳng thắn, bức xúc bởi các sự cố môi trường tới các cơ quan chức năng. Dù căng thẳng ra sao, dù sự phán xét của công luận quyết liệt đến đâu, đây cũng là bài học đắt giá cho một quy luật phát triển. Hậu quả nặng nề và khuyết điểm trầm trọng đã rõ. Vấn đề cần phải phán xét cho rõ cội nguồn và đặt các sự kiện trong bối cảnh chung để tìm ra cách xử lý vừa mang tính tổng thể, vừa cụ thể.

Thực tế, pháp luật là công cụ cần thiết nhưng trong vận hành chưa đem lại hiệu quả cao. Điển hình như thanh tra là hoạt động thường xuyên, là công cụ quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình triển khai hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành môi trường còn không ít khó khăn, vướng mắc như: việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT còn kéo dài do nhiều đối tượng vi phạm trốn tránh hoặc không hợp tác; các vi phạm về BVMT ngày càng tinh vi, khó phát hiện, nhất là các hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp….

tieu dung
Ảnh minh họa.

Đã có nhiều trường hợp doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường chấp nhận đối thoại, thương lượng với người dân. Nhưng khi được yêu cầu bồi thường thiệt hại, doanh nghiệp lại yêu cầu chứng cứ rồi từ chối bồi thường thiệt hại cho người dân. Họ chỉ chấp nhận đền bù khi có kết luận của cơ quan chức năng. Mức độ thành công giải quyết tranh chấp môi trường phụ thuộc rất lớn vào sự “quyết liệt” vào cuộc của cơ quan Nhà nước và sự tham gia của các tổ chức xã hội.

Do đó, ngoài các quy định về pháp luật, công cụ có tính hiệu quả nhất chính là người tiêu dùng. Người tiêu dùng là “công cụ” cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thành công nếu sản phẩm hàng hóa tốt, rẻ, có thương hiệu, thân thiện môi trường được tiêu dùng nhiều. Thất bại khi người tiêu dùng quay lưng từ chối…

Báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen hồi năm 2017 cho thấy, có đến 86% người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả cao hơn để mua sản phẩm/dịch vụ từ các công ty có ảnh hưởng tích cực đến xã hội và môi trường. Người tiêu dùng đã tự thay đổi và đây là động lực lớn nhất để doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo.

Có thể thấy, người tiêu dùng đã nhận ra rằng, giá cả hàng hóa của các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường dù có rẻ hơn sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất chân chính khác, tuy vậy, cái rẻ hơn ấy được đánh đổi bằng sức khỏe, bằng môi trường sống ô nhiễm, họ sẽ không sử dụng.

Người tiêu dùng bây giờ thừa biết, Việt Nam đâu còn cái thời nhà đầu tư nào vào cũng gật đầu, mà phải lựa chọn công nghệ, mức độ gây ô nhiễm hay các cam kết xử lý ô nhiễm môi trường.

Đầu tư cho môi trường có thể tốn kém trước mắt đối với một số thương hiệu có định hướng lâu dài. Thế nhưng, thương hiệu nào cam kết đầu tư một cách chuyên nghiệp thì có cơ hội lớn nhận được sự quan tâm, ủng hộ và tín nhiệm từ người tiêu dùng.

Một thị trường xanh là thị trường hướng đến người tiêu dùng. Người tiêu dùng phải thật sự là “thượng đế”, là gốc cội của sự cạnh tranh. Muốn vậy, trước hết “thượng đế” phải biết cái thế của mình - cái thế cầm cán, cái thế biết thực hiện văn hóa “tẩy chay” ô nhiễm đúng nghĩa.


(0) Bình luận
Nổi bật
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa rào và dông
(TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và tối).
Đừng bỏ lỡ
  • Khánh Hòa: Chuyện về những người “biến” bãi rác trên đảo thành điểm du lịch
    Đảo Điệp Sơn thuộc Vịnh Vân Phong, Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km. Nơi đây gồm có 3 đảo nhỏ là Hòn Bịp, Hòn Giữa, Hòn Đuốc. Điệp Sơn gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên bằng vẻ hoang sơ thơ mộng, cùng với những điểm sống ảo độc nhất vô nhị như con đường cát đi bộ giữa biển có 1-0-2 dài gần 1vkm, nối liền các đảo với nhau. Du khách có thể dễ dàng đi bộ từ đảo này tới đảo khác và tranh thủ có thêm những thước ảnh sống động giữa biển xanh mênh mông. Chính vì điều đó, du lịch Điệp Sơn đã trở thành điểm đến được đông đảo mọi người truyền tai nhau.
  • Tân Hiệp Phát giảm 78.000 tấn rác thải nhựa trong gần 10 năm qua
    (TN&MT) - Đó là thông tin đáng chú ý được ông David Riddle, Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát đưa ra tại Lễ ra mắt cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tổ chức tại Hà Nội vừa qua.
  • Dự báo thời tiết ngày 2/10: Mưa rào và dông tại khu vực phía Nam và Tây Nguyên
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, ngày và đêm 2/10, ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm).
  • Mưa lớn kết hợp triều cường, Thành phố Hồ Chí Minh ngập nặng
    Chiều tối 1/10, Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa lớn kéo dài kết hợp với triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước.
  • Đài KTTV khu vực miền núi phía Bắc - Phát huy sức mạnh, dần làm chủ công nghệ dự báo
    (TN&MT) - Được thành lập ngày 1/8/2023 trên cơ sở hợp nhất Đài KTTV khu vực Việt Bắc và Đài KTTV khu vực Tây Bắc, Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc luôn chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác theo dõi, giám sát, dự báo, cảnh báo KTTV. Đài KTTV khu vực Miền núi phía Bắc sẽ tiếp tục làm chủ công nghệ dự báo trong thời gian tới khi đây vốn là nhiệm vụ được 2 Đài trước khi sáp nhập quan tâm và triển khai hiệu quả.
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO