Quyền lợi tiếp cận thuốc của người dân khi tham gia BHYT

Hồng Anh | 15/07/2022, 11:18

Khi tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), người dân sẽ được Quỹ BHYT thanh toán đầy đủ các chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định, không bị giới hạn về tuổi tác, số ngày điều trị và tổng chi phí khám chữa bệnh BHYT.

Theo ông Đào Việt Ánh, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc qua các năm.

Nếu như vào năm 2009, 2015 độ bao phủ BHYT lần lượt đạt 57% và 74,7% dân số thì đến hết tháng 6/2022, độ bao phủ đạt gần 90% dân số với trên 86,8 triệu người tham gia.  

Cùng với đó, quyền lợi hưởng BHYT của người tham gia ngày càng được mở rộng ở cả phạm vi và mức hưởng BHYT. Trung bình hằng năm, có hơn 100 triệu lượt người khám chữa bệnh BHYT được đảm bảo quyền lợi.

“Năm 2020 - 2021, Quỹ BHYT đã cùng ngân sách Nhà nước góp phần không nhỏ trong công tác khắc phục hậu quả và phòng, chống dịch Covid-19, tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của chính sách BHYT trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia”, ông Đào Việt Ánh nói.

Danh mục thuốc BHYT cơ bản đáp ứng yêu cầu điều trị

Thông tin cụ thể hơn, ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) cho hay, danh mục thuốc hóa dược, sinh phẩm thuốc phóng xạ và chất đánh dấu đủ điều kiện thanh toán thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT gồm 1.030 thuốc hóa dược, sinh phẩm và 59 thuốc phóng xạ và chất đánh dấu.

Đây chủ yếu là các hoạt chất thuộc nhóm thuốc có giá thành cao, chi phí lớn hoặc thuốc thế hệ mới cần được sử dụng theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị để đảm bảo tính chi phí hiệu quả.

Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT có đến 349 vị thuốc y học cổ truyền; 229 thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu với khoảng trên 1.200 chế phẩm.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các nước có điều kiện tương đồng như Thái Lan, Indonesia, Philipines danh mục thuốc thuộc phạm vi chi trả của người tham gia BHYT bình quân khoảng 600 thuốc (Thái Lan: 660, Indonesia: 601). 

“Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT tại Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu điều trị, tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận các thuốc mới phù hợp với các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị”, ông Phúc nhấn mạnh.

Tương tự, danh mục dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi chi trả của Quỹ BHYT cũng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật theo 28 chuyên khoa/chuyên ngành, gồm: Các kỹ thuật y học hiện đại và y học cổ truyền từ tuyến xã đến tuyến Trung ương.

Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT cho hay, theo các văn bản quy định về phân loại dịch vụ phẫu thuật, thủ thuật thì có khoảng trên 19.000 dịch vụ kỹ thuật được Bộ Y tế quy định cho phép thực hiện tại Việt Nam. 

kham-chua-benh-bhyt.jpeg
Người dân đi khám chữa bệnh BHYT. Nguồn ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, hiện có 9.190 dịch vụ đủ điều kiện được thanh toán BHYT (trong đó, chỉ có 124 dịch vụ/nhóm dịch vụ được quy định điều kiện, tỷ lệ thanh toán). 

Giải thích lý do, ông Phúc nói, trong 19.000 dịch vụ nêu trên có nhiều dịch vụ cùng tên hoặc khác tên nhưng cùng bản chất, cùng quy trình được sắp xếp tại nhiều chuyên khoa khác nhau dẫn đến trùng lặp; danh mục cũng bao gồm nhiều dịch vụ không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ như dịch vụ thẩm mỹ, làm răng giả…, có một số dịch vụ chưa được quy định mức giá thanh toán.

Phối hợp chặt chẽ, không để chậm đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc

Để đảm bảo tính ưu việt, tính toàn diện và dễ tiếp cận trong quá trình điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, BHXH Việt Nam đã phối hợp, tham gia cùng với Bộ Y tế xây dựng Thông tư định mức kinh tế - kỹ thuật của dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh, từ đó làm căn cứ xây dựng giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh.
BHXH Việt Nam cũng tham gia xây dựng nguyên tắc, tiêu chí sửa đổi, bổ sung thuốc vào danh mục; Nguyên tắc, tiêu chí sửa đổi bổ sung thuốc hóa dược, sinh phẩm điều trị Covid-19 và các bệnh liên quan đến Covid-19 vào danh mục thuốc thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT; Sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT. 

Vấn đề đặt ra là gần đây xuất hiện tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước. Vì vậy, Thường trực Chính phủ đã họp bàn và chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành vào cuộc để bảo đảm cung ứng thuốc, vật tư y tế đầy đủ cho các cơ sở y tế.

Ở góc độ của BHXH Việt Nam, theo thống kê của cơ quan này, có một số địa phương thiếu thuốc như Bắc Giang, Bình Dương, Hà Nam, Cần Thơ, Đắk Lắk, Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Quảng Nam... Tình trạng này khiến người bệnh phải tự mua thuốc bên ngoài, dù thuộc danh mục được chi trả của Quỹ BHYT.

Ông Phúc thông tin, Bộ Y tế thông báo đã mở được gói thầu tập trung, hi vọng trong tháng 7 này có được kết quả để công bố.

“Gói thầu của Bộ Y tế rất lớn, trị giá gần 9.000 tỷ đồng, trong đó riêng phần mua sắm thuốc là 4.000 tỷ đồng, chiếm đến 1/4 chi phí thanh toán khám chữa bệnh. Các thuốc này đều có nhu cầu sử dụng cao, giá trị lớn thuộc nhóm 1, nhóm 2. Đây chính là nút thắt lớn cần tháo gỡ để giải quyết việc thiếu thuốc điều trị cho người bệnh hiện nay”, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT nhận định.

Với trách nhiệm của BHXH Việt Nam, lãnh đạo cơ quan này đã có văn bản yêu cầu BHXH các tỉnh phối hợp chặt chẽ với sở y tế, các cơ sở khám chữa bệnh theo dõi tiến độ đấu thầu để kịp thời có ý kiến, tránh tình trạng chậm đấu thầu dẫn đến thiếu thuốc phục vụ điều trị bệnh nhân BHYT.

Quan điểm của cơ quan bảo hiểm là giám định nhanh nhất có thể với đề xuất để các bệnh viện để có thể nhanh chóng mua sắm thuốc.

Về việc đấu thầu mua sắm thiết bị, vật tư y tế, ông Lê Văn Phúc giải thích, quy trình quy định liên quan khó hơn mua sắm thuốc vì không có nhiều tỉnh, thành thực hiện đấu thầu tập trung nội dung này mà nhu cầu chủ yếu nằm ở các bệnh viện. Cạnh đó, quy định về đấu thầu vật tư y tế cũng đang còn những vướng mắc, khó khăn mà Bộ Tài chính đang tìm hướng tháo gỡ.

Còn việc người bệnh BHYT có được hoàn tiền mua thuốc, vật tư y tế thời gian vừa qua hay không, ông Lê Văn Phúc cho hay, trong quy định không có việc thanh toán cho người bệnh mua thuốc, vật tư y tế bên ngoài. Tuy nhiên, Luật BHYT quy định, một số trường hợp đặc biệt có thể thanh toán trực tiếp. 

Theo ông Phúc, có 2 hình thức là cơ sở khám chữa bệnh thanh toán cho người bệnh, sau đó BHXH sẽ quyết toán cho cơ sở khám chữa bệnh. Hoặc có thể thanh toán trực tiếp, song việc này sẽ khó khăn. Bởi theo quy định cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm đảm bảo mức giá, chất lượng, quyền lợi cho người tham gia BHYT.

“Chúng tôi chờ ý kiến, hướng dẫn của Bộ Y tế để triển khai thực hiện”, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO