Quy trình chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất

Theo Chinhphu.vn | 18/08/2020, 07:26

Công ty của bà Trần Thanh Thúy (TPHCM) dự kiến đề xuất thực hiện đầu tư dự án khu dân cư thương mại trên khu đất có diện tích khoảng 5 ha (hiện trạng đất nông nghiệp đứng tên các hộ dân, chưa được giải phóng mặt bằng).

Tại thời điểm đề xuất dự án đầu tư, khu đất đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, nhưng chưa đáp ứng Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP do chưa có trong danh mục dự án cần thu hồi đất được phê duyệt tại các Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

Do vậy, dự án trên thuộc trường hợp đề xuất giao đất không thông qua đấu giá, đấu thầu, dự án có chuyển mục đích sử dụng đất nên công ty thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu tư tại UBND cấp tỉnh theo Luật Đầu tư năm 2014.

Sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư, công ty đề nghị cơ quan Nhà nước đăng ký dự án vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện và đề xuất đưa vào danh mục dự án cần thu hồi đất trình HĐND cấp tỉnh thông qua. Lúc này dự án lại đáp ứng đầy đủ Điểm b Khoản 1 Điều 1 và Điều 11 Nghị định 25/2020/NĐ-CP.

Bà Thúy hỏi, dự án có phải được UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án có sử dụng đất và tổ chức đầu thầu lựa chọn lại nhà đầu tư theo Nghị định số 25/2020/NĐ-CP nữa hay không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đồng thời, Khoản 1 Điều 73 Luật Đất đai 2013 quy định việc sử dụng đất để thực hiện dự án, công trình sản xuất, kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này mà phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì chủ đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Liên quan đến nội dung này theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Hiến pháp, quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

Vì vậy, việc đề xuất dự án được thực hiện trên khu đất thuộc trường hợp thu hồi đất hoặc không thuộc trường hợp thu hồi đất đều phải bảo đảm tuân thủ quy định của Hiến pháp và Luật Đất đai nêu trên.

Ngoài ra, đề nghị công ty của bà Trần Thanh Thúy lưu ý trường hợp dự án được xác định thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 và đáp ứng đầy đủ quy định tại Điều 11 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP (bao gồm trường hợp dự án thuộc danh mục thu hồi đất được phê duyệt theo quy định của pháp luật về đất đai) thì quy trình lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của Nghị định số 25/2020/NĐ-CP.

Bài liên quan
  • Cơ chế lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất: Thiếu thống nhất
    (TN&MT) - Thời gian qua, cơ chế đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất là một trong những “công cụ” đặc biệt quan trọng giúp điều tiết lợi ích từ các chủ đầu tư với người dân và Nhà nước. Song, hiện nay, quy định về lựa chọn nhà đầu tư còn chưa rõ ràng, thống nhất gây khó khăn cho các chủ đầu tư dự án trong quá trình thực hiện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO