Quy luật “lũ” ở ĐBSCL dần bị phá vỡ

Tuyết Chinh | 27/08/2020, 11:27

(TN&MT) - Vùng đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khuynh hướng mất “lũ” sớm, cường suất lũ giảm và thời gian duy trì lũ ngắn. Trong khi đó, vùng hạ nguồn ĐBSCL bị ngập nặng hơn vào cuối mùa lũ do kết hợp triều cường.

Nhiều nơi ở ĐBSCL “khát lũ”

Thống kê trong 60 năm trước thời điểm năm 2000, bình quân cứ 2 năm thì ĐBSCL có 1 năm “lũ” vượt báo động cấp III (mức nước quy định ở Tân Châu vượt 4,2m). Trong ba năm liên tiếp từ 2000 đến năm 2002, ở ĐBSCL đều bị “lũ” lớn (đỉnh “lũ” năm lớn hơn 4,5m), mực nước đỉnh “lũ” tại Tân Châu vượt qua 4,75m.

Tuy nhiên, quy luật đó dần bị phá vỡ do nhiều nguyên nhân như nạn phá rừng; xây dựng các dự án, công trình thủy nông, thủy điện ở thượng, trung nguồn sông Mekong càng gia tăng; quy hoạch kiểm soát “lũ”, xây dựng các công trình kiểm soát “lũ” mang tính cục bộ ở từng địa phương làm cho dòng chảy “lũ”, phân “lũ” trong vùng thêm phức tạp, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu- nước biển dâng.

Miền Tây "khát lũ". Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, “lũ” sẽ chuyển tải từ vùng có đê bao vững chắc sang vùng không vững chắc (phần lớn là các đô thị và vùng ven sông chưa có đê bao hoặc không thể làm đê bao).

Vùng đầu nguồn ĐBSCL càng có khuynh hướng mất “lũ” sớm (vào tháng 8, tháng 9), cường suất “lũ” giảm và thời gian duy trì “lũ” ngắn; vùng hạ nguồn ĐBSCL bị ngập nặng hơn vào cuối mùa “lũ”, do kết hợp triều cường.

Cụ thể, thống kê trong khoảng hơn 10 năm gần đây cho thấy, phân bố “lũ” ĐBSCL có xu thế tăng dần số năm lũ trung bình và nhỏ, nhất là từ sau 3 năm lũ lớn từ 2000- 2002; 13 năm liền (từ 2003- 2015) ĐBSCL chỉ đều là lũ “đẹp”, lũ “xinh” (đỉnh lũ tại Tân Châu, An Giang từ 4,0- 4,5m), (trừ lũ năm 2011), thậm chí lũ cực nhỏ (năm 2015).

Đặc biệt, nếu như trước đây, tổng lượng lũ vào ĐBSCL từ 380- 420 tỷ mét khối và kéo dài 5- 6 tháng thì nay chỉ còn khoảng 330- 350 tỷ mét khối (lũ năm 2015 khoảng 220 tỷ mét khối) và kéo dài trong 3- 4 tháng.

Cùng với đó, gần 50% vùng ngập trung bình và 30% vùng ngập sâu đã được các tỉnh tiến hành kiểm soát lũ để sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông (khoảng 700.000ha), khiến khả năng trữ “lũ” của toàn ĐBSCL giảm chỉ còn hơn một nửa so với trước đây (từ 5- 7 tỷ mét khối xuống 3- 4 tỷ mét khối).

Có thể nói nhiều nơi ở ĐBSCL “khát lũ”. Lũ nhỏ, thậm chí không có lũ là nguy cơ tiềm ẩn nhất đối với ĐBSCL trong tương lai. Từ bao đời nay, người dân vùng ĐBSCL đã thích nghi và quen với cảnh “sống chung với lũ”. Song, tình trạng ngay mùa lũ nhưng đồng bằng lại “khát nước” đã không còn là viễn cảnh mà nó đã và đang tác động tiêu cực đến sản xuất và sinh kế của người dân

Qua diễn biến hạn- mặn lịch sử năm 2016, mới đây nhất là mùa khô năm 2020 cho thấy, vấn đề “lũ” và trữ “lũ” tại đồng bằng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cấp nước ngọt đầu mùa khô năm tới, từ tháng 12 đến tháng 2.

Bởi vậy, giờ đây, vùng ĐBSCL coi “lũ” cũng là tài nguyên, điều quan trọng là phải có cách để khai thác hiệu quả. Tuy nhiên, điều đáng lo là triều cường ở vùng hạ nguồn ngày càng tác động tiêu cực hơn đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Đồng ruộng cũng "khát lũ". Ảnh minh họa

Thời gian gần đây, tuy “lũ” thượng lưu không lớn nhưng vùng hạ nguồn vẫn bị ngập sâu hơn so với trước. Tại Vĩnh Long, số liệu mực nước cao nhất hàng năm tại các trạm Mỹ Thuận (sông Tiền), Cần Thơ (sông Hậu) cho thấy rõ điều này. Trước đây, chỉ khi có “lũ” cực lớn (năm 2000- 2002, 2011) mực nước mới có thể đạt xấp xỉ và vượt 2m, thì nay, hầu như năm nào cũng có thể vượt trên trị số này. Cụ thể là vào các năm 2011, 2013, 2017- 2019; đặc biệt liên tiếp hai năm 2018, 2019, đỉnh triều cường năm sau cao hơn năm trước, đều vượt mốc lịch sử.

Dự báo đỉnh lũ ĐBSCL vào khoảng cuối tháng 9/2020

Đối với tình hình diễn biến lũ ở sông Cửu Long năm nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, năm 2020 ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ trong năm ở đầu nguồn sông Cửu Long, tại Tân Châu và Châu Đốc dao động khoảng từ BĐ1- BĐ2, thấp hơn đỉnh lũ TBNN từ 0,2- 0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ dự báo khoảng cuối tháng 9/2020.

Trong khi đó, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam dự báo, cuối tháng 7/2020, mực nước ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc dao động mức 2,0 – 2,3m. Với mức lũ không cao này, hầu hết diện tích sản xuất lúa hè thu ở ĐBSCL trong các ô bao kiểm soát lũ đều an toàn. Ngoại trừ một số diện tích ngoài ô bao có nguy cơ bị ảnh hưởng, cần chủ động xuống giống sớm để thu hoạch trước thời gian này.

Đối với đỉnh lũ chính vụ, dự báo khoảng cuối tháng 9/2020, với mức từ 3,40 – 3,80m (xấp xỉ và thấp hơn TBNN), nên kế hoạch sản xuất từ 750.000 – 800.000 ha lúa thu đông ở ĐBSCL đa phần nằm trong các ô bao kiểm soát lũ, không bị ảnh hưởng. Song, cần đề phòng những ô bao có bờ bao xung yếu hoặc rò rỉ, nhằm gia cố an toàn.

Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) lưu ý, khu vực thuộc vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL do ảnh hưởng lũ kết hợp triều cường năm 2020 được dự báo cao hơn TBNN, nên có khoảng 474 ô bao có nguy cơ ảnh hưởng, với tổng diện tích sản xuất khoảng 120.000 ha. Trong số này, Đồng Tháp có 44 ô bao ảnh hưởng khoảng 10.000 ha; Hậu Giang có 136 ô bao ảnh hưởng 26.000 ha; Tiền Giang có 9 ô bao ảnh hưởng 5.900 ha; Vĩnh Long có 158 ô bao ảnh hưởng 38.000 ha; TP Cần Thơ 86 ô bao ảnh hưởng 17.000 ha…

“Các địa phương cần rà soát để gia cố và có giải pháp ứng phó phù hợp. Bên cạnh đó, cần tổ chức sản xuất sớm lúa thu đông để né lũ; sau khi thu hoạch lúa xong cần nhanh chóng xả lũ vào nội đồng để lấy phù sa và vệ sinh đồng ruộng…”, Tổng cục Thủy lợi khuyến nghị.

Bài liên quan
  • Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm trái cây đặc sản vùng ĐBSCL
    Xây dựng Bến Tre trở thành trung tâm giống cây trồng, trái cây đặc sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tiếp tục hoàn thiện chuỗi giá trị nông sản, tổ chức sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái miệt vườn; làm tốt chương trình xây dựng nông thôn mới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Phát triển điện gió ngoài khơi hướng tới mục tiêu giảm phát thải
    (TN&MT) - Theo Quy hoạch điện VIII vừa được phê duyệt, đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đạt khoảng 6.000MW, định hướng đến năm 2050 đạt 70.000 - 91.500MW với điều kiện công nghệ phát triển nhanh, giá điện và chi phí truyền tải hợp lý. Việc hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành công nghiệp điện gió dài hạn sẽ góp phần giảm thiểu hàng triệu tấn các-bon từ nhiệt điện.
  • Phú Thọ ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
    (TN&MT) - Nhằm ứng phó với nguy cơ thiếu hụt nguồn nước, nắng nóng và khô hạn có thể xuất hiện trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã ký ban hành Văn bản số 1854/UBND-CNXD về việc chủ động triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Thời tiết ngày 26/5: Bắc Bộ ít mưa, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa giông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (26/5), ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm (thời gian mưa giông tập trung vào chiều và tối).
  • Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
    (TN&MT) - Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
  • Trấn Yên (Yên Bái): Triển khai mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn
    (TN&MT) - Sáng 25/5, Hội Phụ nữ huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã phối hợp với UBND xã Minh Quán tổ chức Hội nghị ra mắt mô hình điểm phân loại rác thải tại nguồn và hướng dẫn quy trình ủ rác hữu cơ bằng ứng dụng công nghệ vi sinh theo mô hình thùng ủ tại thôn 8.
  • Dạy nghề… bảo tồn động vật hoang dã
    (TN&MT) - Để bảo tồn có thể trở thành một nghề nghiệp phổ biến tại Việt Nam, trong 4 năm qua, một khóa học về phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép đều đặn được tổ chức, giúp các bạn trẻ đam mê với thiên nhiên hoang dã có cái nhìn toàn diện hơn về công việc này.
  • Thanh Hóa: Trồng rừng gỗ lớn thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Việc xây dựng và triển khai đề án trồng rừng gỗ lớn ở huyện Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa) đã cho thấy không những phát huy hiệu quả kinh tế, chống xói mòn, rửa trôi đất, ổn định kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo… mà còn là “công cụ” để thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Lào Cai: Cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Thời gian qua, Lào Cai có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó vai trò của các tổ chức, người dân đã được phát huy, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường tại địa phương ngày càng xanh - sạch - đẹp.
  • Ngày 25/5, Bắc Bộ và Trung Bộ tiếp tục mưa dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm dự báo KTTV quốc gia, dự báo thời tiết hôm nay 25/5, ở Bắc Bộ, khu vực phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, khu vực từ Đà Nẵng đến Phú Yên và Tây Nguyên có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
  • Kế hoạch thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà – Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vừa ký Quyết định ban hành Kế hoạch tổ chức thẩm định Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
  • 99,5% trẻ em Việt Nam đối mặt với các cú sốc về khí hậu
    (TN&MT) - Ở Việt Nam, 99,5% trẻ em (26,2 triệu em) phải đối mặt với 3 loại sốc về khí hậu trở lên, so với mức trung bình 89% trong khu vực và 73% trên toàn cầu.
  • Sơn La: Canh tác thông minh thích ứng biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Dưới tác động ngày càng khó lường của biến đổi khí hậu (BĐKH), chủ động thích ứng, đảm bảo an ninh lương thực là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La quan tâm chú trọng.
  • Điện than gây phát thải nhiều nhất EU
    (TN&MT) - Theo các phân tích của Tổ chức nghiên cứu năng lượng Ember, 10 cơ sở phát thải khí nhà kính lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU) đều là các nhà máy điện than.
  • Dự báo thời tiết ngày 23/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 23/5, khu vực Hà Nội và Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, Gió đông đến đông nam cấp 2-3. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối có mưa, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
  • Long An: Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã và đang chủ động triển khai thực hiện nhiều mô hình, giải pháp ứng phó, nhất là tập trung đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ đó góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO