Thứ Hai, 19/5/2025 18:10 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Quy hoạch vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH

Thứ Năm 18/02/2016 , 00:00 (GMT+7)

 (TN&MT) - Ngày 18/2, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Đại sứ quán Hà Lan tổ chức phiên Hội nghị cấp cao về Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hội nghị là sáng kiến của Chính phủ Hà Lan nhằm hỗ trợ Việt Nam trong Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội bền vững cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long trước những tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu; với sự tham dự của lãnh đạo cấp Cục/Vụ và Chuyên gia cao cấp của 6 Bộ/ngành gồm: Văn phòng Chính Phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng; cùng một số chuyên gia trong hoạch định chính sách của Hà Lan.

Ông Tom Kombier, đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng quy hoạch vùng.
Ông Tom Kombier, đại diện Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng quy hoạch vùng.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc xây dựng một phương án quy hoạch phát triển hiệu quả, ông Tom Kombier- Bí thư thứ nhất về nước và khí hậu, Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam cho rằng: Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long – vựa nông sản lớn nhất cả nước đang đứng trước thiên tai hạn, mặn nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp đến kinh tế vùng cũng như đời sống của người dân. Làm thế nào để hạn chế được những ảnh hưởng này? Chính các cơ quan quản lý Nhà nước cần xây dựng một chương trình tổng thể và cho từng địa phương phục vụ thích ứng, chống chịu có tính toán đến những tác động đang và sẽ xảy ra trong tương lai. 

Ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TN&MT) phát biểu tại hội nghị
Ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TN&MT) phát biểu tại hội nghị

Theo khuyến nghị của các chuyên gia Hà Lan, việc xây dựng được quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ giúp những người đứng đầu các địa phương, các Bộ ngành có cái nhìn toàn diện hơn về các phương pháp thích ứng dài hạn trên mọi lĩnh vực: sinh kế người dân, đầu tư cơ sở hạ tầng, quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên… và phải đề cập đến mọi khía cạnh như cách thức tổ chức, kế hoạch thực hiện, giám sát, phân bổ ngân sách, truyền thông như thế nào… So với Hà Lan, Việt Nam có khó khăn hơn là các Bộ ngành tham gia điều chỉnh các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu được chia nhỏ hơn, vì vậy, việc hợp tác, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan này với nhau và với các địa phương chính là chìa khóa cho mọi vấn đề. 

Quy hoạch vùng cũng sẽ được xây dựng trên cơ sở kết quả có được sau các nghiên cứu thực hiện Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long (MDP). Có rất nhiều vấn đề Việt Nam có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Hà Lan, bao gồm cải cách chính trị, tăng cường sự tham gia của công chúng, công nghệ mới, và phân tích chi phí lợi ích.

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý tài nguyên nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, kết quả của MDP là cơ sở các Bộ ngành điều chỉnh quy hoạch của mình, đồng thời nhiều đối tác quốc tế cũng yêu cầu các đơn vị khi triển khai các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu nên tham khảo các kết quả của MDP.

Lãnh đạo đến từ các cục, vụ của nhiều Bộ ngành tham gia Hội nghị
Lãnh đạo đến từ các cục, vụ của nhiều Bộ ngành tham gia Hội nghị

Ông Lê Ngọc Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TN&MT) cũng cho biết, vào ngày 22-24/2 tới đây, Hội nghị về quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long chính thức sẽ được tổ chức tại Thành phố Cần Thơ. Ngoài các đại biểu từ các cơ quan trung ương từ phiên hội nghị này sẽ có sự tham dự của lãnh đạo cấp Tỉnh và cấp Sở của 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đây là 1 trong những hoạt động của Chính phủ Việt Nam và Hà Lan nhằm thực hiện Tuyên bố chung về việc ủng hộ và kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, được ký kết tại cuộc Đối thoại cấp cao "Việt Nam chung tay cùng các đối tác quốc tế ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long” bên lề hội nghị COP 21.

Tin & ảnh: Khánh Ly

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Học về tái chế qua nghệ thuật mosaic

Trường THCS Ngoại ngữ đã phối hợp cùng Viện Goethe tổ chức một buổi hoạt động giáo dục bổ ích dành cho học sinh khối 7 với chủ đề 'Rác thải và Tái chế'.

TP.HCM: Đến 2030, xử lý rác bằng công nghệ đốt phát điện đạt 100%

TP.HCM phấn đấu xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ đốt phát điện và tái chế đến năm 2025 đạt tỷ lệ ít nhất 80%, hướng tới năm 2030 đạt 100%.

Mỗi người dân, mỗi bản làng là thành lũy phòng chống thiên tai

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, người dân có vai trò trung tâm trong phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Đà Nẵng: Chờ phương án mới, bãi rác xây dựng Hòa Xuân tạm ‘đóng cửa’

Trong lúc chờ thành phố Đà Nẵng thống nhất phương án xử lý, vận hành thì bãi tập kết rác xây dựng tại khu vực Sân vận động Hòa Xuân tạm dừng tiếp nhận rác.