Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh

Xuân Phương | 07/07/2020, 16:13

(TN&MT) - Bộ TN&MT đã ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Đây là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông…

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 07 năm 2020 và thay thế Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch

Ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước cho biết: Theo quy định của Luật Quy hoạch và Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật có liên quan đến quy hoạch, thì quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh là quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành để cụ thể hóa quy hoạch tài nguyên nước quốc gia. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật cho các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành trong đó có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Do đó, việc ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quy hoạch được quy định tại Luật Quy hoạch.

Ảnh minh họa

Theo ông Nguyễn Minh Khuyến, để làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; Thông tư đã hướng dẫn nội dung thực hiện, phương pháp thực hiện, kết quả sản phẩm cho 2 công tác lớn, gồm: lập nhiệm vụ quy hoạch và lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh. Bên cạnh đó còn là cơ sở để hướng tới mục tiêu Quy hoạch là công cụ quản lý và góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước trên lưu vực sông.

Việc ban hành Thông tư cũng góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước đồng thời tạo công cụ quản lý, điều chỉnh được các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.

Trong đó, có một số nội dung lớn đã được hướng dẫn trong Thông tư, gồm: quy hoạch chức năng, mục đích sử dụng nước của sông, đoạn sông, hồ chứa trên cơ sở phân đoạn sông, phân vùng mặn, nhạt (ngọt) nước dưới đất; quản lý khai thác của các công trình mới, công trình nâng cấp, vận hành công trình không vượt lượng nước có thể phân bổ, và đảm bảo dòng chảy tối thiểu của sông, đoạn sông, không quá giới hạn cho phép khai thác nước dưới đất; cần chỉ ra được công trình phát triển tài nguyên nước, trữ nước, nguồn nước dự phòng tại tiểu vùng quy hoạch tổng hợp tại nơi thường xuyên thiếu nước; quản lý lấn chiếm bờ, bãi sông trên cơ sở quy định về không gian lòng sông đoạn chảy qua khu đô thị để bảo đảm tiêu thoát lũ.

Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

Nội dung lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 22 Điều 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch và Điều 19 Luật Tài nguyên nước, cụ thể như sau:(1) Tài liệu, số liệu phục vụ lập quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (2) Đánh giá số lượng, chất lượng của nguồn nước và dự báo xu thế biến động dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước; (3) Đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; (4) Dự báo nhu cầu sử dụng nước; (5) Phân vùng chức năng của nguồn nước; (6) Xác định tỷ lệ phân bổ tài nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước; (7) Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước; (8) Xác định thứ tự ưu tiên và tỷ lệ phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; (9) Xác định nhu cầu chuyển nước giữa các tiểu lưu vực trong lưu vực sông, nhu cầu chuyển nước với lưu vực sông khác và các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước; (10) Xác định yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái thủy sinh; (11) Xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước; xác định các công trình, biện pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; (12) Xác định khu vực bờ sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sạt, lở bờ sông; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình hiện có để phòng, chống, khắc phục sạt, lở bờ sông do nước gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sạt, lở bờ sông do nước gây ra; (13) Xác định khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân sụt, lún đất; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu sụt, lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; (14) Xác định khu vực xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác định nguyên nhân xâm nhập mặn; đánh giá tổng quát hiệu quả, tác động của công trình, biện pháp phi công trình phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất gây ra; xác định công trình, biện pháp phi công trình để giảm thiểu xâm nhập mặn do thăm dò, khai thác nước dưới đất; (15) Xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, chất lượng nước và giám sát xả nước thải vào nguồn nước; (16) Xác định các giải pháp thực hiện phân bổ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (17) Xác định kinh phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện; (18) Xây dựng sản phẩm quy hoạch tổng hợp lưu vực sông

Về quy định chuyển tiếp, Thông tư nêu rõ, Quy hoạch tài nguyên nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của pháp luật trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 01 năm 2019) thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.

Quy hoạch tài nguyên nước đã được lập, thẩm định trước ngày Luật quy hoạch năm 2017 có hiệu lực thi hành mà chưa được quyết định hoặc phê duyệt thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật quy hoạch năm 2017.

Thông tư số 04/2020/TT-BTNMT ngày 03/6/2020 quy định kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh, gồm 4 Chương, 36 Điều với mục tiêu: (1) bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Tài nguyên nước đối với quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; (2) là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện việc lập và điều chỉnh quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; (3) góp phần quản lý, khắc phục tồn tại, thách thức ở tình huống cấp bách và lâu dài về tài nguyên nước đồng thời tạo công cụ quản lý, điều chỉnh được các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.

 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
  • Sơn La: Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và VSMT 2023
    (TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO