Quy hoạch sử dụng đất: Cần đảm bảo tính ổn định và kế thừa

Trường Giang | 05/08/2021, 14:27

(TN&MT) - Để đảm bảo sự ổn định, có tính kế thừa, cân bằng giữa quy hoạch “tĩnh” và quy hoạch “động”, dự kiến kỳ quy hoạch quốc gia là ổn định khoảng 30 năm, tầm nhìn đến 50 năm - Đó là ý kiến của Phó GS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT.

Theo Viện trưởng, khu vực tĩnh là các loại đất cần bảo vệ nghiêm ngặt như: đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên. Đây là khu vực cần xác định đường ranh giới "đường đỏ", thể hiện rõ ranh giới trên ảnh vệ tinh, bản đồ, từng bước xác định trên bản đồ địa chính, cắm mốc ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ cao để giám sát, việc xâm phạm sẽ bị xử lý, ranh giới "đường đỏ" chỉ được điều chỉnh khi được Quốc hội cho phép. Các loại đất cần giữ ổn định như: đất quốc phòng; đất an ninh; đất khu công nghiệp, đất khu kinh tế, đất khu đô thị, đất khu dân cư nông thôn, đất khu du lịch, đất khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Khu vực động là khu vực đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và đất khác được xác định là có thể chuyển mục đích. Đây được gọi là "kho dự trữ" của quốc gia, hàng năm, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, phân bổ cho các địa phương "chỉ tiêu quy hoạch được phép chuyển mục đích sử dụng đất sang mục đích phi nông nghiệp" trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện của năm trước.

Theo đó, cần đổi mới phương pháp lập, thẩm định để lựa chọn phương án quy hoạch thông qua áp dụng các phương pháp: Xác định vùng giá trị để đánh giá tổng nguồn lực, giá trị tài sản đất đai quốc gia. Dùng phương pháp chi phí - lợi ích để đánh giá và lựa chọn phương án quy hoạch, kế hoạch phù hợp, khả thi.

Đảm bảo sự ổn định, có tính kế thừa, cân bằng giữa quy hoạch “tĩnh” và quy hoạch “động”.

Về đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên, ngay trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã yêu cầu phải áp dụng nguyên tắc "chia sẻ lợi ích" thông qua các phương án: góp đất, tham gia đầu tư, tự đầu tư...

Để đảm bảo tính khả thi của phương án quy hoạch, đồng thời mang lại hiệu quả cao về mặt xã hội (là sự đồng thuận của người dân), Nhà nước có nguồn thu, có kinh phí để thực hiện thông qua các kỹ thuật về xây dựng phương án quy hoạch: Ngay từ đầu phải có sự tham gia của người dân, các ban, ngành; Bán quyền phát triển quỹ đất để thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Xác định vị trí, diện tích đất để đấu giá đất.

Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Đề án khai thác quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Đề án khai thác quỹ đất để tạo vốn phát triển kết cấu hạ tầng do UBND cấp tỉnh quyết định; Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khác để đấu giá quyền sử dụng đất.

Thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước do cơ quan có thẩm quyền quyết định; Đất của tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm nhưng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt làm thay đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích phát triển kinh tế - xã hội để đấu giá quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, đưa vào quản lý và sử dụng đất các tầng không gian ngầm và phải đảm bảo các quy tắc chung: Tuân thủ quy hoạch sử dụng đất công trình ngầm (CTN), chiến lược khai thác không gian ngầm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Việc sử dụng đất xây dựng CTN có liên quan đến các công trình liên thông ngầm (cả trên, dưới và cùng tầng) thì người có quyền sử dụng đất xây dựng ngầm phải chấp hành nghĩa vụ liên thông ngầm đồng thời bảo đảm việc thực thi công trình liên thông phù hợp với yêu cầu của các quy phạm thiết kế liên quan. Đơn vị xây dựng trước phải để lại chỗ tiếp nối của công trình ngầm liên thông theo dự tính của quy phạm có liên quan, đơn vị xây dựng sau phải phụ trách nghĩa vụ tiếp nối cho CTN liên thông.

Những CTN đã được xác lập quyền sử dụng đất cùng với công trình trên mặt đất thì nằm ngoài phạm vi không gian ngầm của quyền sử dụng đất xây dựng không gian ngầm mới xác lập. Quyền sử dụng đất xây dựng không gian ngầm mới được xác lập không được làm tổn hại đến CTN đã được thành lập trong quá trình sử dụng khai thác không gian ngầm, nếu gây tổn hại thực tế đến CTN được thành lập đúng pháp luật thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Để có thể khai thác sử dụng không gian ngầm một cách khoa học, hợp lý, hiệu quả, lâu dài và an toàn đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được một chiến lược, quy hoạch sử dụng đất theo các tầng không gian ngầm khác nhau. Như vậy, để có cơ chế quản lý hiệu quả, chủ động cần thiết phải xây dựng cho đượcchiến lược khai thác sử dụng đất không gian ngầm.

Chiến lược này phải đánh giá đúng hiện trạng và dự báo phát triển không gian ngầm; đề xuất chiến lược khai thác lâu dài đảm bảo hài hòa với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Chiến lược cũng phải đưa ra những bước đi của các giai đoạn quy hoạch phát triển công trình ngầm phù hợp với khả năng nền kinh tế và năng lực khoa học kỹ thuật.

Bài liên quan
  • TP. Điện Biên Phủ: Tập trung giải quyết nhiều kiến nghị về đất đai
    (TN&MT) - Trong 2 ngày, 29 và 30/7/2021, HĐND TP. Điện Biên Phủ họp bàn giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm, trong đó chú trọng việc phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình dịch bệnh Covid -19 và giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác đền bù, GPMB, tại các dự án trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, tập trung giải quyết, kiến nghị cử tri về đất đai, môi trường trên địa bàn thành phố.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO