Ngành TN&MT

Quy hoạch là con đường sáng cho Thanh Hóa phát triển bền vững

Nguyễn Dũng (thực hiện) 13:29 09/05/2023

(TN&MT) - Ngày 27/2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trở thành công cụ quan trọng để Thanh Hóa hoạch định các định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có cuộc trao đổi với ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh xung quanh vấn đề này.

PV: Thanh Hóa là tỉnh thứ tư trong cả nước được phê duyệt Quy hoạch tỉnh, xin ông cho biết công tác lập Quy hoạch và vai trò, ý nghĩa của quyết định của Thủ tướng Chính phủ?

Ông Đỗ Minh Tuấn: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn nhận thức sâu sắc rằng, công tác quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tạo hành lang vững chắc cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Một bản quy hoạch có chất lượng tốt sẽ khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thể hiện được khát vọng vươn lên, giúp cho tỉnh có được đường đi nhanh nhất, hiệu quả nhất để đạt mục tiêu đề ra. Vì vậy, ngay sau khi Luật Quy hoạch ra đời và có hiệu lực thi hành, Thanh Hóa đã khẩn trương triển khai thực hiện với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị tham gia vào công tác lập quy hoạch.

anh-1-4-.jpg
ông Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Bên cạnh đó, trong quá trình lập quy hoạch, các cấp, các ngành trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong khu vực Bắc Trung Bộ, các tỉnh lân cận và các tỉnh là cực tăng trưởng ở phía Bắc để tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ tổ chức các hội nghị, hội thảo tham vấn ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để hoàn thiện quy hoạch, làm cơ sở trình Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thông qua.

Việc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Trước hết, đây là quy hoạch tích hợp đầu tiên được ban hành theo phương pháp tiếp cận mới, với những nội dung hết sức quan trọng, bao gồm quan điểm, mục tiêu tổng quát, mục tiêu chủ yếu, định hướng phát triển các ngành kinh tế quan trọng, định hướng phát triển không gian lãnh thổ, định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến định hướng sử dụng đất, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Như vậy, có thể khẳng định, tầm quan trọng nhất của Quy hoạch tỉnh sau khi được phê duyệt chính là đã tạo ra khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất, là “xương sống” để các ngành, các lĩnh vực của tỉnh phát triển. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh được phê duyệt, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các quy hoạch có tính chất chuyên ngành sẽ tiếp tục được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới để bảo đảm tính thống nhất, khoa học, bền vững, làm căn cứ để huy động nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của Quy hoạch.

Các quan điểm, mục tiêu, phương hướng phát triển trong Quy hoạch tỉnh đã thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; đồng thời, đã kế thừa đầy đủ, sáng tạo các quan điểm, định hướng phát triển của Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước, một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của đất nước.

anh-2.2.jpg
Một góc thành phố Thanh Hóa

PV: Như ông đã đề cập ở trên, Quy hoạch tỉnh là quy hoạch tích hợp tất cả các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh. Vậy có những tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược nào được thể hiện trong Quy hoạch tỉnh, thưa ông?

Ông Đỗ Minh Tuấn: Đối với Quy hoạch tỉnh được phê duyệt lần này, tư duy đột phá được thể hiện trước hết ở ngay các bước triển khai lập quy hoạch cũng như trong nội dung của từng hợp phần được tích hợp trong quy hoạch.

Trong khâu tổ chức lập quy hoạch, tỉnh đã huy động cả hệ thống chính trị, mỗi cấp, mỗi ngành có trách nhiệm hoạch định, cụ thể hóa phương hướng phát triển của ngành, lĩnh vực mình trên cơ sở các quan điểm, chủ trương phát triển đã được xác định theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn mới của tỉnh, của đất nước và quốc tế. Với phạm vi, đối tượng quy hoạch rộng, để bảo đảm sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, chỉ những nội dung thực sự cần thiết, bảo đảm cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh mới được tích hợp vào quy hoạch, các nội dung khác sẽ được vận hành theo quy luật kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Tính đột phá, tầm nhìn chiến lược của Quy hoạch tỉnh còn được thể hiện trong từng nội dung của quy hoạch, đó là việc mạnh dạn xác định các quan điểm, mục tiêu phát triển có tính phấn đấu rất cao, đòi hỏi sự đoàn kết, ý chí khát vọng vươn lên của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân thì mới thực hiện được.

Trong đó, phát triển không gian lãnh thổ như là điểm mới, khác biệt, có tính đột phá chiến lược, Quy hoạch tỉnh đã xác định cụ thể không gian phát triển cho từng ngành, lĩnh vực, xác định các hành lang kinh tế, vùng động lực phát triển cho cả thời kỳ. Trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có và cơ hội nổi trội, khác biệt, Quy hoạch tỉnh đã xác định 3 ngành quan trọng và 3 khâu đột phá chiến lược; đó là: Phát triển mạnh công nghiệp chế biến chế tạo, đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nông nghiệp theo các mô hình nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, giá trị cao, gắn kết chặt chẽ với chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả nông nghiệp và Phát triển du lịch với các sản phẩm du lịch có chất lượng cao để đưa Thanh Hóa trở thành trung tâm lớn về du lịch của cả nước.

Ba khâu đột phá, gồm: Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức uy tín, trách nhiệm, tận tụy với công việc. Huy động, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm mọi nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng và Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

PV: Vậy tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hành những công việc tiếp theo như thế nào để triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh, thưa ông?

Ông Đỗ Minh Tuấn: Để triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch, sớm hiện thực hóa các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Quy hoạch tỉnh, công việc đầu tiên cần thực hiện là tỉnh sẽ công bố và quán triệt các nội dung chính, cốt lõi của Quy hoạch tỉnh đến tất cả các cấp, các ngành, các huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo ngành tuyên giáo, thông tin và truyền thông phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin, báo chí đăng tải rộng rãi các điểm chính, cốt lõi của quy hoạch tỉnh để phổ biến, phổ cập đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức, tạo cơ sở vững chắc để triển khai các bước tiếp theo.

Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh để bảo đảm sự triển khai đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, các ngành. Xác định rõ nhiệm vụ, giao trách nhiệm cho từng cấp, từng ngành, có lộ trình, thời gian thực hiện cụ thể gắn với từng sản phẩm cụ thể, làm cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi đến với tỉnh; nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách mới phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển để huy động hiệu quả các nguồn lực.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Bài liên quan
  • Nhật Bản đầu tư 6,6 tỷ USD vào Thanh Hóa
    Tại Hội nghị kết nối Thanh Hóa - Nhật Bản năm 2023 với chủ đề: "Thanh Hóa - Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác, phát triển nhanh và bền vững" nằm trong chuỗi sự kiện Hội nghị 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam- Nhật Bản. Nhật Bản đang là quốc gia có số vốn đầu tư cao nhất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 6,6 tỷ USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW
    (TN&MT) - Ngày 26/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân chủ trì cuộc họp Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24 - NQ/TW).
  • Ngành TN&MT Điện Biên: 20 năm xây dựng và phát triển
    (TN&MT) - Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Ngành TN&MT tỉnh Điện Biên đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước; khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu.... Ngành đã từng bước khắc phục khó khăn, tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường góp phần tăng trưởng kinh tế và thu hút nguồn đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
  • Bộ TN&MT rà soát TTHC tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 25/9, Cục Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên về nội dung hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực khoáng sản.
  • Kinh tế tuần hoàn - giải pháp tốt nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tách rời ô nhiễm
    (TN&MT) - Đó là nhận định của TS. Nguyễn Trung Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT tại Tọa đàm “Báo chí, truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển xanh” được tổ chức vào ngày 23/9 tại TP.HCM.
  • Sở TN&MT An Giang: Tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2023
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh An Giang hiện đang tập trung triển khai các giải pháp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong năm 2023, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Để hiều rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang.
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT tham gia Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 17/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” và tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Phú Yên.
  • Quảng Ninh có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Hội đồng thi tuyển các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý vừa tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao.
  • Làm cho thế giới sạch hơn từ những hành động nhỏ
    (TN&MT) - Ngày 16/9, tại Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự buổi lễ. Cùng dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Thứ trưởng Lê Minh Ngân dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Chiều 15/9, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở (16/9/2003 - 16/9/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã đến dự Lễ kỷ niệm.
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO