Quy hoạch đất đai, xây dựng đô thị: Cần quan tâm an sinh xã hội

28/07/2016, 00:00

(TN&MT) - Việc quy hoạch đất đai để xây dựng các khu đô thị mới thường được tính toán trên tổng thể khu vực, cơ sở pháp luật đất đai, xây dựng... Song, với lý do nhu cầu của các hộ thu nhập thấp ngày càng tăng dẫn tới việc có đất trống là chủ đầu tư xin chủ trương xây dựng nhà cao tầng phá vỡ các quy hoạch đất đai, xây dựng, hạ tầng…

Việc quy hoạch đất đai để xây dựng các khu đô thị mới cần quan tâm tới an sinh xã hội. Ảnh: Hoàng Minh
Việc quy hoạch đất đai để xây dựng các khu đô thị mới cần quan tâm tới an sinh xã hội. Ảnh: Hoàng Minh

Ảnh hưởng an sinh xã hội

Để giảm bớt áp lực dân số, chống ùn tắc giao thông, Chính phủ đã ra một quyết định chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường học ra ngoài thành phố, để bớt căng thẳng trong giờ cao điểm. Song, đến nay, không một đơn vị nào phải di chuyển, mà lại mọc ra nhiều đô thị mới với dân số ngày càng tăng.

Chỉ tính riêng tại phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai – Hà Nội), một phường mà trước đây là xã thuần nông với khoảng 4.500 hộ, với dân số gần 14.000 người. Nhưng trong 5 năm qua, do chung cư mọc lên rầm rộ, nên dân số của phường Hoàng Liệt tăng đột biến với khoảng 8.500 hộ, tổng dân số tăng gần gấp 5 lần, 32.000 người. Điều đáng nói, là con số đó chưa hề dừng lại, theo thống kê, đến hết 2017, phường sẽ nhận thêm 12.000 căn hộ và hàng nghìn lô thấp tầng, do đó, dân số sẽ tăng 200%, với khoảng 20.000 hộ, tương ứng 80.000 dân.

Còn tại quận Hai Bà Trưng, với tổng diện tích 1,63km2, trong vòng 8 năm trở lại đây, dân số một phường phía Nam quận Hai Bà Trưng đã tăng thêm hơn 7.000 người. Từ 31.915 dân năm 2008, nay, đã là 39.253.

Đơn cử như tại khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ (Hà Nội), xe đỗ tràn ra vỉa hè, hàng quán nằm san sát nhau, trong khi đó, theo thiết kế ban đầu, quy mô dân số tại khu đô thị này là gần 5.000 người. Tuy vậy, sau khi điều chỉnh, con số dân cư tại dự án đã tăng gấp đôi, lên tới hơn 10.000 người. Số dân tăng cao đồng nghĩa với việc áp lực về diện tích cây xanh, đất trường học, dịch vụ trên mỗi đầu người giảm mạnh. Đây được xem là tình trạng không hiếm ở các khu đô thị tại Hà Nội.

Theo Hội Quy hoạch và Phát triển Hà Nội, một trong những chỉ tiêu phải khống chế là dân số trong các khu đô thị. Đây được xem là định hướng quy hoạch từ nhiều năm nay và mỗi đô thị đều có chỉ tiêu chung. Việc khống chế dân số là một trong những điều cần phải làm để đảm bảo hiệu quả khai thác đất đai.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của việc này là do các đô thị mới mọc lên không theo quy hoạch đất đai, xây dựng mà chạy theo nhu cầu. Điều này làm mất cân đối giữa cơ sở hạ tầng kỹ thuật vì bất kỳ cơ sở hạ tầng kỹ thuật nào khi thiết kế ban đầu chỉ cho phép một lượng dân cư nhất định chứ không phải bao nhiêu cũng được. Đồng thời, hệ quả của việc phá vỡ quy hoạch sẽ dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, tắc đường và đủ những vấn đề dân sinh khác...

Bên cạnh đó, khi xây dựng khu đô thị mới người ta có cho cốt bình quân của khu đô thị, nhưng việc quản lý cốt nền của chính quyền không nhất quán. Dẫn tới việc nước thải sinh hoạt, giao thông phát sinh lớn hơn so với trước, đó là chưa kể tới các cơ sở an sinh như bệnh viện, trường học không đáp ứng nổi nhu cầu.

Cần tính toán trên cơ sở khoa học

Theo nhiều chuyên gia, việc xây dựng phá vỡ quy hoạch tại Hà Nội là do khi xây dựng thực hiện theo 3 luật là: Luật Đất đai, Luật Xây dựng và Luật Thủ đô, các Luật này đều quy định việc quy hoạch có chu kỳ 5 nhưng lại có thể thay đổi 1 năm một. Hệ quả của nó là, căn cứ vào nhu cầu của người dân, các chủ đầu tư lại xin các dự án phát triển nhà ở cao tầng, phá vỡ quy hoạch tổng thể.

Trước tình trạng này, các chuyên gia đều chung nhận định, cần xem xét lại mật độ xây dựng tại các khu đô thị, không thể lấy lý do đáp ứng nhu cầu nhà ở mà bỏ qua các tiêu chuẩn về chất lượng sống của người dân. Theo đó, ph""ải tính đủ các điều kiện cơ bản về hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ như bến bãi đỗ xe, dịch vụ thương mại nhưng đặc biệt là hạ tầng xã hội trường học, nhà trẻ, y tế, các không gian xanh, không gian công cộng phải tính cụ thể. Việc gia tăng dân số phải đi kèm điều kiện mở rộng các hạ tầng kỹ thuật hoặc mở rộng ít nhất là trường học nhằm đảm bảo chỗ học, tiêu chuẩn học cho học sinh.

Ngoài ra, cần coi quy hoạch đất đai là quy hoạch gốc, quy hoạch xây dựng phải dựa trên quy hoạch đó và mật độ dân số theo quy định chứ không dựa vào nhu cầu, mới đảm bảo chất lượng đô thị.

Trường Tuyết

 


(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO