Hội đồng Bầu cử quốc gia vừa tổ chức họp báo công bố Nghị quyết về kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Theo danh sách, trong số 499 đại biểu đại biểu Quốc hội khóa XV, có 89 đại biểu là người dân tộc thiểu số.
|
Địa phương có đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số trúng cử nhiều nhất là tỉnh Sơn La với 6 người. Còn các địa phương khác, đại biểu Quốc hội người dân tộc thiểu số trúng cử ở TP. Hà Nội có 1; An Giang có 1; Bà Rịa - Vũng Tàu có 1; Bạc Liêu có 1; Bắc Kạn có 4; Bắc Giang có 1; Bình Phước có 1; Bình Thuận có 1; Cao Bằng có 3; Đắk Lắk có 4; Đắk Nông có 1; Điện Biên có 3; Đồng Nai có 1; Đồng Tháp có 1; Gia Lai có 4; Hà Giang có 5; Hòa Bình có 2; Khánh Hòa có 1; Kon Tum có 3; Lai Châu có 4; Lạng Sơn có 5; Lào Cai có 2; Lâm Đồng có 1; Nghệ An có 3; Ninh Thuận có 2; Phú Thọ có 2; Quảng Ngãi có 1; Quảng Trị có 1; Sóc Trăng có 4; Thái Nguyên có 3; Thanh Hóa có 4; Thừa Thiên - Huế có 1; Trà Vinh có 3; Tuyên Quang có 5; Yên Bái có 3 đại biểu người dân tộc thiểu số.
Chân dung nữ đại biểu Quốc hội khóa XV trẻ nhất. Ảnh: Hà Thuận |
89 đại biểu là người dân tộc thiểu số đại biểu Quốc hội khóa XV thuộc các dân tộc: Thái, Mông, Tày, Mường, Sán Dìu, Khmer, Chăm, Ê Đê, Khơ mú, Nùng, Giáy, Thổ, Xơ Đăng, Brâu, Sán Chay (Cao Lan), Lự, La Chí, Vân Kiều, Lào, Hoa, Cơ Ho…
Đại biểu là nam có 45 người, chiếm 50,56%. Đại biểu nữ có 44 người, chiếm 49,43%. Đại biểu trẻ tuổi nhất là Quàng Thị Nguyệt, 24 tuổi (sinh năm 1997), dân tộc Khơ mú ở tỉnh Điện Biên; Đại biểu cao tuổi nhất là Trương Xuân Cừ, 61 tuổi (sinh năm 1960), dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng.