Quảng Trị: Tháo gỡ khó khăn về nguồn đất san lấp

Văn Dinh | 14/03/2023, 10:17

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị yêu cầu Sở TN&MT tăng cường công tác quản lý vật liệu san lấp, rà soát quy trình thủ tục để đẩy nhanh tiến độ việc cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ đất làm VLSL sau khi trúng đấu giá. Yêu cầu các doanh nghiêp thực hiện việc khai thác theo đúng giấy phép đã được cấp; bán đúng giá niêm yết; không được gây khan hiếm làm bất ổn thị trường.

Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn tỉnh đang có 3 mỏ đất và mỏ đá có trữ lượng đất làm vật liệu san lấp đã được cấp phép khai thác với tổng trữ lượng khoảng 2,95 triệu m3; hiện tại mới chỉ khai thác khoảng 186.000 m3. Đã cấp phép nạo vét lòng hồ và tận thu đất làm VLSL tại 27 hồ thủy lợi trên địa bàn các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh với khối lượng tương đương 14,44 triệu m3 đất; hiện tại mới chỉ nạo vét và tận thu được khoảng 900.000 m3. Dự kiến năm 2023, nếu thời tiết thuận lợi thì nguồn đất tận thu từ nạo vét lòng hồ có thể đáp ứng được khoảng 5 triệu m3 để làm vật liệu san lấp.

z4126609964522_949269a5589a16a9ebe2193551bd045c.jpg

Khai thác đất tại Quảng Trị

Đối với các mỏ đất đấu giá năm 2022, đến nay đã có 12/16 mỏ đất làm vật liệu san lấp trúng đấu giá đã nộp hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò. Sở TN&MT đã có văn bản đề nghị các doanh nghiệp trúng đấu giá khẩn trương lập và nộp hồ sơ cấp phép khai thác các mỏ đất. Đồng thời đề xuất UBND tỉnh thu hồi quyết định trúng đấu giá đối với 4 tổ chức do không nộp hồ sơ đúng hạn. Dự kiến đến tháng 4 – 5/2023 sẽ có ít nhất từ 1 – 2 mỏ đất đấu giá được cấp phép khai thác với trữ lượng khoảng 6,4 triệu m3.

Về nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp năm 2023, qua rà soát ước tính tổng nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp năm 2023 trên địa bàn tỉnh khoảng 4,2 triệu m3.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị - Võ Văn Hưng yêu cầu Sở TN&MT tiếp tục tăng cường công tác quản lý vật liệu san lấp; rà soát quy trình thủ tục để đẩy nhanh tiến độ việc cấp phép thăm dò, khai thác các mỏ đất làm vật liệu san lấp sau khi trúng đấu giá. Khẩn trương tham mưu UBND tỉnh trong việc trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết trong việc thực hiện cơ chế cấp phép khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp đối với các dự án trọng điểm, dự án động lực của tỉnh.

Rà soát, yêu cầu các doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ đất khẩn trương làm thủ tục cấp phép khai thác; hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc trong GPMB. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh thu hồi đối với những doanh nghiệp không nộp hồ sơ theo quy định. Phối hợp kiểm tra chặt chẽ nhằm ngăn chặn kịp thời hoạt động khai thác đất trái phép làm vật liệu san lấp.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng liên quan cần xây dựng và ban hành giá đất làm vật liệu san lấp sát giá thị trường. Tiến hành thanh tra, kiểm tra giá vật liệu san lấp tại các điểm mỏ, xử lý nghiêm những trường hợp không bán đúng giá niêm yết…

“Các doanh nghiệp khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp phải thực hiện việc khai thác theo đúng giấy phép đã được cấp; bán đúng giá niêm yết; không được gây khan hiếm làm bất ổn thị trường”, ông Hưng nhấn mạnh.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Khơi dậy niềm tin, khát vọng phát triển bền vững kinh tế biển
    (TN&MT) - Năm nay, sự kiện Ngày Đại dương Thế giới (8/6), Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam (1- 8/6) diễn ra trong bối cảnh khí hậu ngày càng khắc nghiệt, nhiệt độ tăng, nước biển dâng và môi trường biển đối mặt với nguy cơ ô nhiễm đáng báo động. Vậy Thế giới và Việt Nam đã lấy chủ đề nào làm phương châm hành động để góp phần đạt mục tiêu “đảo ngược” xu thế ô nhiễm môi trường biển, mất cân bằng sinh thái?
  • Phân bổ hợp lý, hài hòa không gian biển
    (TN&MT) - Thế kỷ XXI được thế giới xem là “Thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch không gian biển.
  • Ăn rừng, ngủ núi Tìm dấu vết thiên tai
    (TN&MT) - 25 bộ Bản đồ Hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000, 15 bộ Bản đồ Phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tỷ lệ 1:50.000 cho 40 tỉnh; 59 bộ Sơ đồ Hiện trạng khối trượt lở đất đá và 59 bộ Sơ đồ Khoanh vùng nguy cơ trượt lở đất đá cho 59 xã trọng điểm…
  • Đà Nẵng: Nghị định số 10/2023/NĐ-CP kịp thời tháo gỡ cấp bách một số nút thắt về đất đai, condotel
    (TN&MT) - Nghị định số 10/2023/NĐ-CP có ý nghĩa đối với Đà Nẵng, nhất là trong năm 2023, thành phố triển khai chủ đề công tác năm “Tập trung khơi thông các nguồn lực, thu hút đầu tư, giữ vững tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội”.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Xu thế tất yếu
    (TN&MT) - Chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
  • Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
  • Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn): Quản lý tốt TNMT góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
    (TN&MT) - Huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) có 21 đơn vị hành chính, 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Huyện đã chú trọng triển khai các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực tài nguyên, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
  • Chuyển đổi số trong khai thác khoáng sản: Hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 28/5, tại Thanh Hóa, Khối Thi đua số I, Khối Thi đua số II, Bộ TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực khai thác khoáng sản hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều
    (TN&MT) - UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kịp thời, dứt điểm vi phạm pháp luật, đảm bảo an toàn công trình đê điều.
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO