Quảng Trị: Mốc quốc giới trên đất liền Việt Nam - Lào bị dịch chuyển do tác động của mưa lũ

Tiến Nhất | 02/06/2022, 06:00

Ngày 1/6, Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Trị cho biết đoàn song phương cấp chuyên viên biên giới Việt Nam-Lào vừa khảo sát tình trạng sạt lở tại 3 mốc quốc giới ở huyện Hướng Hóa.

a(1).jpg

Cột mốc quốc giới 585 bị sạt lở dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1 m

Đoàn chuyên viên Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Anh Dũng làm trưởng đoàn; Đoàn chuyên viên Lào do Chánh Văn phòng Ủy ban biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao Lào A-nu-xỉn Khắt-ty-nhạ-lạt làm trưởng đoàn.

Khảo sát tại mốc 585, đoàn ghi nhận toàn bộ đế mốc bị đổ nghiêng, đất nền móng đã bị xói sâu hở gần hết phần móng, móng mốc đang nằm trên lớp cuội sỏi đáy sông mới hình thành, sân mốc bị hư hỏng hoàn toàn. Đo thực tế cho thấy mốc đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 1,1 m. Mốc quốc giới này nằm cạnh sông Sê Băng Hiêng, thuộc địa bàn xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa.

Cột mốc số 585 đã bị dịch chuyển do tác động của mưa lũ và không thể khôi phục, xây dựng tại đúng vị trí cũ. Trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng tại thực địa, hai bên thống nhất dịch chuyển cột mốc số 585 đến vị trí mới nằm trên đường biên giới để đảm bảo sự ổn định, bền vững lâu dài.

Ngoài ra, hai mốc quốc giới khác là 607(1) ở xã Thanh và 606(1) ở thị trấn Lao Bảo, cũng bị ảnh hưởng do sạt lở sông Sê Pôn. Mặt sân mốc 607(1) có vết nứt nhỏ với chiều rộng 2-3 mm, dài khoảng 3 m, tường móng sân mốc phía trong đã bị sụt, hư hỏng tại một số vị trí, mặt đất xung quanh sân mốc xuất hiện sụt lún. Bờ sông Sê Pôn cách chân mốc khoảng 10 m, so với mép sông trước đây khoảng 38 m. Ngoài ra, đường bê tông xuống cửa khẩu phụ Thanh – Denvilay bị hư hỏng nặng, gãy vỡ nhiều đoạn và có đoạn đã bị lũ cuốn trôi.

Trong khi đó, mốc 606(1) chưa có dấu hiệu nghiêng, lún, sân mốc còn nguyên vẹn nhưng đoạn sông Sê Pôn cũng bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện, mép sông có một số vị trí sạt lở, cách chân sân mốc khoảng 4 m, so với trước đây khoảng 16 m.

Bờ sông Sê Pôn tại khu vực cột mốc số 606(1) và cột mốc số 607(1) đã bị sạt lở nghiêm trọng, đoàn khảo sát đưa ra phương án kè khẩn cấp dài 740 m ở bờ sông Sê Pôn để ngăn chặn ngay sạt lở nhằm đảm bảo sự an toàn của 2 cột mốc trên và tạo thuận lợi cho việc nhận biết vị trí, hướng đi của đường biên giới trên sông Sê Pôn.

Các cột mốc quốc giới này bị sụt lún do tác động của mưa lũ lịch sử cuối năm 2020, đe dọa đến tính bền vững, lâu dài của hệ thống mốc quốc giới. Tỉnh Quảng Trị có 59,77 km biên giới tự nhiên nằm giữa sông Sê Pôn, qua 7 xã, thị trấn giáp với Lào. Đoạn sông này dốc, có nhiều đoạn gấp khúc, mùa lũ nước dâng cao 5 - 6 m, chảy xiết làm sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy tự nhiên. Việc thay đổi dòng chảy tự nhiên sẽ khiến thay đổi hiện trạng biên giới trên sông Sê Pôn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Thành phố Sơn La trong hành trình phát triển xanh, bền vững
    (TN&MT) - Nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh, những năm qua, thành phố Sơn La đã bứt phá vươn lên, phát huy hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường hướng tới đô thị thông minh, sáng xanh sạch đẹp, nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần nhân dân các dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO