Quảng Ninh: Tạm dừng đón khách du lịch Trung Quốc

Phạm Hoạch | 31/01/2020, 09:36

(TN&MT) - Từ 30/1, tỉnh Quảng Ninh tạm dừng đón khách du lịch Trung Quốc và tạm dừng loại hình dịch vụ xe du lịch tự lái từ Trung Quốc vào Quảng Ninh cho đến khi có công bố chính thức dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) được dập tắt.

Đây là chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đưa ra tại cuộc họp ngày 30/1 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.

Cùng với đó, Quảng Ninh sẽ cấm người qua lại các đường mòn, lối mở biên giới; tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới và các điểm xuất hàng; các địa phương biên giới và các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền, khuyến cáo, hạn chế đến mức tối đa hoạt động xuất cảnh; cấm tuyệt đối và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, hải sản và xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Quang cảnh cuộc họp về việc chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh nCoV

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh: Không đưa lao động của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương biên giới sang Trung Quốc làm việc trong điều kiện dịch bệnh nCoV chưa được dập tắt. Đối với các chuyên gia và lao động nước ngoài từ Trung Quốc sang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, phải thiết lập quy trình giám sát 2 lớp về tình trạng sức khỏe chặt chẽ, thường xuyên, liên tục cho đến khi có công bố hết dịch.

Đối với các địa phương biên giới, đặc biệt là thành phố Móng Cái cần theo dõi sát diễn biến, thông tin, nắm rõ các chỉ báo, kịp thời báo cáo ngay với cấp trên trong tình hình cấp bách, áp dụng ngay các biện pháp hạn chế hoạt động qua lại của cư dân biên giới tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái theo thẩm quyền.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh lưu ý: Ngành Y tế phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để dự phòng, phát hiện sớm, cách ly triệt để các trường hợp nghi nhiễm bệnh. Các địa phương biên giới, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và ngành Y tế cần khẩn trương hoàn thiện các khu cách ly, khởi động phương án xây dựng bệnh viện dã chiến trong tình huống đột xuất xảy ra. Các ngành Công an, Biên phòng thiết lập ngay các kênh theo dõi, giám sát di biến động xuất nhập cảnh qua biên giới.

Về cơ chế phát ngôn, cung cấp thông tin, phải đảm bảo chuẩn xác tuyệt đối, đúng thực tế, chủ động dẫn dắt và định hướng đúng đắn thông tin. Chịu trách nhiệm phát ngôn ở cấp tỉnh là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, ông Cao Tường Huy, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona; ở Sở Y tế - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế; ở các địa phương là Bí thư cấp ủy. Về cơ chế thông tin, báo cáo, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương duy trì thực hiện trạng thái báo cáo 3 lần/ngày (trước 8 giờ, 12 giờ và 18 giờ hàng ngày) và sẵn sàng cho các trạng thái cao hơn (báo cáo 3 tiếng/lần, và báo cáo thường xuyên, liên tục).

Cán bộ, nhân viên Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh phát tờ rơi truyền thông về nCov cho khách du lịch đến tham quan vịnh Hạ Long

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất Quảng Ninh đặt ra là dứt khoát không để xuất hiện dịch bệnh và tuyệt đối không để dịch bệnh bùng phát, lây lan trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa phương biên giới; bảo vệ tuyệt đối an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân dân; hạn chế thấp nhất tử vong do dịch gây ra; đồng thời đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, ổn định đời sống nhân dân và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp.

Đối với ba địa phương biên giới của tỉnh, trong đó trọng điểm là thành phố Móng Cái, nếu để dịch bệnh xuất hiện và bùng phát trên địa bàn do cư dân biên giới, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các địa phương phải chịu trách nhiệm trước Thường trực Tỉnh ủy. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở và thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể của cả hệ thống chính trị phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, phải coi việc phòng, chống dịch như chống giặc, là việc cấp bách, trọng tâm, không được để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Các cấp, các ngành chức năng và các địa phương phải xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ các phương án, điều kiện về cơ sở vật chất và nhân lực để vận hành hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, lấy phòng ngừa là chính, lấy người dân làm trung tâm trong phòng, chống dịch. Đặc biệt, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu thuốc men, vật tư, trang thiết bị y tế và trang bị phòng hộ cho nhân dân, nhân viên y tế và các lực lượng chức năng từ cơ sở đến tỉnh.

Hiện nay, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện đã và đang tiếp tục được triển khai tích cực, đồng bộ theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, các bộ, ngành chức năng và của tỉnh.

Bài liên quan
  •  Quảng Ninh tăng cường tuyên  truyền  cho người dân và du khách về dịch cúm Corona
    (TN&MT) - Trước tình hình diễn biến dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCov) trên thế giới và ở Việt Nam đang diễn ra phức tạp, tỉnh Quảng Ninh và đặc biệt là ngành y tế Quảng Ninh, đã có những giải pháp quyết liệt và đồng bộ để tăng cường giám sát, truyền thông về dịch nCov cho khách du lịch đến Quảng Ninh.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá
    (TN&MT) - Ngày 23/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá dành cho các phóng viên, biên tập viên các báo, đài Trung ương và địa phương.
  • Yên Bái: 93% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh
    (TN&MT) - Đến hết năm 2022 dân số nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh khoảng trên 600.000 người, đạt tỷ lệ 93%.
  • Quảng Trị: Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế
    (TN&MT) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký ban hành Công văn số 2192/UBND-KT ngày 12/5/2023 gửi các Sở: Y tế, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở y tế về việc tăng cường công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
  • Mua sắm, cung ứng kịp thời các vaccine tiêm chủng mở rộng
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 183/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc đấu thầu mua sắm thuốc tại Bộ Y tế và các địa phương.
  • Cơ chế khám chữa bệnh BHYT linh hoạt, bảo đảm quyền lợi người bệnh
    Chiều 16/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, đại diện UBND TP. Hà Nội, TPHCM… về hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Nghị định).
  • Cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam từ bữa sáng đủ chất
    (TN&MT) - Ngày 26/4, trước thực trạng hầu hết trẻ em Việt Nam được ăn sáng nhưng khẩu phần ăn của trẻ chưa cung cấp đủ chất dinh dưỡng, Tập đoàn FrieslandCampina Việt Nam - nhãn hàng sữa Cô Gái Hà Lan đã tiên phong đồng hành cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Dinh dưỡng Quốc gia mang đến giải pháp cải thiện dinh dưỡng cho bữa sáng của trẻ cũng như nâng cao kiến thức dinh dưỡng cho học sinh tại Hội thảo Chuyên đề “Cải thiện dinh dưỡng bữa sáng cho trẻ em Việt Nam”.
  • Kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
  • Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi động hành trình năm thứ 16 tại Quảng Ninh
    (TN&MT) - Vừa qua, tại huyện Bình Liêu (Quảng Ninh), Vinamilk và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam đã chính thức khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2023, năm thứ 16 của chương trình này. Năm 2023, Vinamilk và Quỹ sữa tiếp tục hỗ trợ gần 17.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được uống sữa với hơn 1,5 triệu hộp sữa có giá trị tương đương 10 tỷ đồng. Sự kiện có sự tham dự của Đoàn nữ đại biểu Quốc Hội khóa XV, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam và Vinamilk.
  • Điện Biên: Hai nạn nhân bị bỏng do tập tục đốt nương
    (TN&MT) - Từ đầu mùa khô năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ít nhất 4 vụ cháy rừng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những vụ cháy rừng này là do người dân đốt nương làm rẫy. Tập quán đốt nương đã và đang gây ra nhiều hệ lụy, trong đó có cả tai nạn thương tâm đã xảy ra.
  • Căn bệnh khiến gần 22.000 chị em Việt Nam mắc mỗi năm: Chuyên gia khuyến cáo gì?
    Các chuyên gia ung thư nhấn mạnh ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90% được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp; Trình độ chẩn đoán sớm và điều trị ung thư vú ở Việt Nam đang tiệm cận với các quốc gia có nền y học phát triển...
  • Hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe bị “tuýt còi”
    (TN&MT) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khi hàng loạt sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
  • Quảng Nam: Tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển
    Ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam có Công văn 1798/UBND-KTN về tăng cường theo dõi, phối hợp xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.
  • Việt Nam chung tay hành động chấm dứt bệnh lao
    Vừa qua, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức Chương trình chống lao Quốc gia đã tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao. Chống lao năm 2023 với chủ đề "Việt Nam chiến thắng bệnh lao".
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO