(TN&MT) - Mùa khô, lòng sông Long Châu Hà đang trơ đáy, lởm chởm do nạn khai thác cát, sỏi diễn ra công khai tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh,...
(TN&MT) - Mùa khô, lòng sông Long Châu Hà đang trơ đáy, lởm chởm do nạn khai thác cát, sỏi diễn ra công khai tại xã Quảng Lợi, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh, nhưng dường như không hề bị chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý.
Có mặt tại sông Long Châu Hà, xã Quảng Lợi, chúng tôi chứng kiến 3 điểm khai thác cát sỏi, máy xúc ngoạm xuống lòng sông moi đá, sỏi, cát lên các xe tải chở đi tiêu thụ. Nhiều đoạn sông bị moi sâu tới cả chục mét, tạo thành những hố nước rộng vài trăm mét vuông, nước xanh ngằn ngặt. Từng đoàn xe tải chạy xuống tận lòng sông để chở đá, sỏi, cát phóng rầm rập, cày nát nhiều tuyến đường bê tông liên thôn của xã Quảng Lợi. Điều ngạc nhiên là khi thấy chúng tôi ghi hình, các máy xúc vẫn vô tư “ăn” đá, cát, sỏi.
Việc khai thác cát, sỏi tại sông Long Châu Hà diễn ra trong một thời gian dài, nhưng xem ra không hề có lực lượng chức năng nào kiểm tra, xử lý. Lòng sông bị móc rỗng ruột, dòng chảy bị thay đổi, dẫn đến tình trạng sạt lở hai bên bờ sông diễn ra nghiêm trọng, diện tích đất canh tác hai bên bờ sông ngày càng thu hẹp, khiến người dân địa phương bức xúc.
Lòng sông Long Châu Hà đang bị "móc ruột"
Đặc biệt, theo Báo cáo số 340, ngày 17/8/2017 của UBND huyện Đầm Hà về tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện thì đến thời điểm báo cáo, huyện có 3 doanh nghiệp hoạt động thăm dò, khai thác cát sỏi gồm: Công ty CP Thương mại Minh Sơn, khai thác cát tại xã Tân Lập (Giấy phép khai thác và thuê đất đã hết hạn từ năm 2014); HTX Hải Cường thăm dò khoáng sản tại thôn Tân Thanh và Tân Đông thuộc xã Quảng Tân và Công ty TNHH Xây dựng, Thương mại, Dịch vụ Nhã Mùi được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phéo thu hồi hơn 49 nghìn m3 cát, cuội, sỏi trong quá trình thi công Dự án nuôi trồng thủy sản (không có địa điểm cụ thể).
Như vậy, trong báo cáo số 340 của UBND huyện Hải Hà không hề đề cập đến khu vực sông Long Châu Hà, đoạn chảy qua xã Quảng Lợi. Trong khi tình trạng “móc ruột” dòng sông diễn ra trong một thời gian dài và đến nay vẫn tiếp diễn. Dư luận đặt ra câu hỏi, có hay không sự “tiếp tay” của chính quyền xã và huyện trong việc làm ngơ để cho các tổ chức, cá nhân ngày đêm cày nát sông Long Châu Hà?!
Dòng sông nham nhở
Ngạc nhiên hơn, với những gì đang diễn ra tại các điểm khai thác cát, sỏi trên sông Long Châu Hà thì ngược hẳn với báo cáo số 340 của UBND huyện Đầm Hà, trong đó có đoạn: “Nhìn chung, đến nay tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản nói chung và cát, sỏi nói riêng trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Việc kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên hơn, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm”...
Thậm chí, năm 2017 Ban Thường vụ Huyện ủy Đầm Hà đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/HU “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên (đất đai, khoáng sản) trên địa bàn huyện. Không biết Nghị quyết số 18 đã triển khai tới đâu, trong khi tình trạng khai thác cát, sỏi vẫn diễn ra rầm rộ, ngang nhiên hàng ngày.
Để làm rõ trách nhiệm quản lý, chúng tôi đã liên hệ qua điện thoại với người đứng đầu chính quyền địa phương và nhận được hồi âm “Bên tôi đang đi công tác”. Và tất nhiên, không cho phóng viên bất cứ lịch hẹn cụ thể nào.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
(TN&MT) - Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ có trữ lượng khoáng sản khá phong phú, đa dạng chủng loại như đất sét, đất san lấp, cát, đá… Để đảm bảo nguồn khoáng sản được khai thác đúng quy định và giúp phát triển kinh tế ổn định, UBND tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý, xử lý sai phạm, lập lại trật tự khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
(TN&MT) - Trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của đất nước nói chung và ngành địa chất Việt Nam nói riêng, dấu chân người địa chất đã hằn in lên mọi hành trình chinh phục lòng đất mà họ đã đi qua. Trong hành trình đó, họ đã nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, góp phần hoạch định cho công tác quản lý, khai thác khoáng sản phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
Văn phòng UBND tỉnh Phú Yên đã có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Tạ Anh Tuấn về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản trên địa bàn.
(TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa mới ban hành Văn bản số 1107/UBND-KTN yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản; quản lý chặt chẽ nguồn vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh An Giang.
(TN&MT) - Ngày 29/8/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 2493/QĐ-BTNMT về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
(TN&MT) - UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1443/UBND-TNMT, tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn.
(TN&MT) - Sáng 25/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận Phan Văn Đăng đã đồng chủ trì buổi làm việc để giải quyết một số nội dung liên quan đến điều chỉnh khu vực dữ trữ khoáng sản quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Ngày 25/8, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Văn Minh vừa có kết luận về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khai thác cát trái phép và giải quyết các kiến nghị đối với các mỏ cát trúng đấu giá đã được cấp phép khai thác
(TN&MT) - Sáng 24/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp với Cục Địa chất Việt Nam, Cục Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan về việc triển khai xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản.