Quảng Ninh: “Siết chặt” các dự án chậm tiến độ, gây lãng phí đất đai

Phạm Hoạch | 25/10/2022, 15:10

(TN&MT) - Những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh việc rà soát, thu hồi các dự án chậm tiến độ, triển khai không đúng mục đích, gây lãng phí đất đai, mất mỹ quan đô thị.

Mạnh tay loại bỏ dự án treo

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai rà soát, thu hồi những dự án đã được giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ, vi phạm pháp luật đất đai, nhằm lành mạnh hóa môi trường đầu tư kinh doanh, tránh lãng phí tài nguyên đất đai.

Với vai trò là cơ quan đầu mối Sở TN&MT Quảng Ninh đã phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ban Quản lý khu kinh tế Quảng Ninh, Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn tiến hành rà soát, xử lý các dự án đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

anh-qn-02.jpg
Do vướng quy hoạch, nên nhiều khu đất tại phường Phương Nam, TP.Uông Bí để cỏ dại mọc, gây lãng phí đất đai, mất mỹ quan đô thị

Theo Sở TN&MT Quảng Ninh, đến nay, Sở đã thanh, kiểm tra trình UBND tỉnh thu hồi đất đối với 432 dự án, tổng diện tích 12.000ha (124 dự án chậm tiến độ, 300 dự án hết thời hạn thuê đất không được gia hạn hoặc tự nguyện trả đất). Các sở, ban, ngành đã có quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư đối với 135 dự án, thu hồi, hủy bỏ 87 quy hoạch và 162 địa điểm.

Cùng với đó, thời gian qua UBND tỉnh Quảng Ninh đã giao các sở, ngành, địa phương thực hiện tổng rà soát 3 nhóm dự án, bao gồm: Nhóm dự án đã giao đất, cho thuê đất; nhóm dự án đã chấp thuận nhà đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa được giao đất và nhóm dự án đã chấp thuận địa điểm nghiên cứu quy hoạch hoặc phê duyệt quy hoạch chi tiết, chưa lựa chọn nhà đầu tư.

Qua rà soát giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2022, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 184 dự án, 230 địa điểm và quy hoạch đầu tư có sử dụng đất, mặt nước chậm tiến độ, trong đó có 23 dự án chậm tiến độ trên 5 năm, 21 dự án chậm tiến độ trên 2 năm...

Trong đó, điển hình gồm một số dự án chậm tiến độ trên 5 năm như: Cảng cạn tổng hợp và bãi chứa Container, phường Bãi Cháy, TP.Hạ Long của Công ty TNHH Vận tải nhiên liệu Sài Gòn; Dự án bến, bãi xuất nhập nguyên liệu tạm tại sông Mằn, xã Thống Nhất, TP.Hạ Long của Công ty CP Viglacera Hạ Long; Khu dịch vụ kho hàng và bến bãi tại xã Bắc Sơn, TP.Móng Cái của Công ty CP Thương mại Du lịch Kim Tinh; Bệnh viện Quốc tế Hạ Long tại phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long của Công ty TNHH Bệnh viện quốc tế Hạ Long...

Cần có giải pháp hữu hiệu

Mặc dù đã có sự chuyển biến, nhưng trên thực tế, việc xử lý đối với các dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn còn một số khó khăn, tồn tại, chưa thực sự cương quyết và đạt kết quả như mong muốn.

Cụ thể, đối với các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, một số địa phương chưa thực sự tập trung trong công tác tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để tiến hành giải quyết dứt điểm trong công tác bồi thường, GPMB sớm bàn giao đất cho các chủ đầu tư thi công hoàn thành toàn bộ dự án. Trong khi phần khối lượng còn lại của nhiều dự án còn rất ít nhưng chưa quyết liệt trong công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thành dứt điểm, công tác nghiệm thu, bàn giao hạ tầng, quyết toán dự án.

anh-qn-03.jpg
Bệnh viện Quốc tế Hạ Long tại phường Hùng Thắng, TP.Hạ Long được xây dựng nhiều năm qua, nay đang nằm "đắp chiếu" gây lãng phí đất đai

Thậm chí một số dự án phải chờ quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được phê duyệt. Trong khi tại một số địa phương như Hạ Long, Đầm Hà, Quảng Yên, Đông Triều đang hoàn thành việc lập, thẩm định, trình phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu mới có cơ sở để tiếp tục triển khai thực hiện các bước tiếp theo của dự án hoặc làm căn cứ để thu hồi đất, thu hồi dự án.

Bên cạnh đó, một số dự án chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng nhiều năm, trong khi chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính để triển khai tiếp, không tự nguyện trả lại đất cho nhà nước, nếu thu hồi ngay sẽ không đảm bảo quy định của pháp luật đất đai, phát sinh đơn thư khiếu kiện. Tuy nhiên nếu gia hạn tiến độ sử dụng đất, dự án sẽ tiếp tục kéo dài, làm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân và môi trường, cảnh quan đô thị xung quanh khu vực dự án.

anh-qn-01.jpg
Dự án Khu dịch vụ kho hàng và bến bãi tại xã Bắc Sơn, TP.Móng Cái do Công ty CP Thương mại Du lịch Kim Tinh sau nhiều năm triển khai vẫn chỉ là khu đất hoang để cỏ mọc

Nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, đảm bảo trong sạch môi trường đầu tư, tránh tình trạng lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến đời sống người dân, UBND tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị, địa phương liên quan cần đẩy mạnh việc rà soát tất cả các dự án chậm tiến độ, vi phạm quy định pháp luật để có giải pháp xử lý dứt điểm. Trong đó, cần tập trung vào các dự án đã quá hạn trên 5 năm, các dự án được giao đất mà chưa có tác động vào đất, các dự án chưa hoàn thiện thủ tục nhưng đã triển khai đầu tư, nhất là các dự án nằm tại các vị trí đô thị hóa, các KCN, các dự án gắn với hạ tầng giao thông mới của tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương đẩy mạnh kiểm tra, rà soát làm rõ trách nhiệm, nguyên nhân và có biện pháp xử lý dứt điểm đối với từng dự án cụ thể. Qua đó, gắn trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu địa phương và các sở, ngành liên quan. Đồng thời, các địa phương quan tâm, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB để sớm bàn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện.

Bài liên quan
  • TP.Hạ Long: Lan tỏa phong trào hiến đất mở đường
    (TN&MT) - Những tấm gương hiến đất mở đường đang là đề tài “hót” tại các xã vùng cao thuộc TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trong những ngày này, hàng chục hộ đồng bào DTTS tình nguyện hiến đất để mở đường, xây cầu đã trở thành phong trào được đông đảo người dân nhiệt tình hưởng ứng. Điều đáng quý nhất ở đây là cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào DTTS vẫn tự nguyện hiến đất, hoa màu của gia đình mình để nhận lại lợi ích chung vì một cộng đồng phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Giảm 30% tiền thuê đất năm 2023
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bình Định: Đảm bảo đất sản xuất, đất ở cho người nghèo, vùng dân tộc thiểu số
    Các số liệu thống kê cho thấy, tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Định còn khá phổ biến. Do đó, những năm qua, Bình Định đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng này để đồng bào dân tộc thiểu số ổn định đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, vươn lên thoát nghèo.
  • Hà Tĩnh: Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế
    Nhờ làm tốt công tác hòa giải, tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật cho người dân về lĩnh vực đất đai đang góp phần giúp huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) ổn định tình hình, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ chuyển đổi nghề, ổn định sinh kế
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người dân.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO