Quảng Ninh: phát huy thế mạnh đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số - cách làm của xã Đồn Đạc

Bài và ảnh: Phạm Hoạch | 31/08/2021, 11:35

(TN&MT) - Là xã miền núi của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, giao thông đi lại khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực, xã Đồn Đạc đã biết phát huy lợi thế về đất đai, triển khai nhiều mô hình, dự án sản xuất tại các thôn, trồng nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao, từng bước nâng cao đời sống của bà con nhân dân, góp phần phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới.

Phát huy tiềm lực đất đai

Xã Đồn Đạc có diện tích tự nhiên lớn lên tới hơn 13.251ha, trong đó đất nông- lâm nghiệp chiếm tới gần 12.000ha, với 14 thôn, 9 dân tộc với gần 6.000 nhân khẩu, trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 85% dân số. Xác định phải thực hiện tốt các chính sách dân tộc để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, Đồn Đạc đã triển khai thực hiện tốt các phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới,  xây dựng đời sống văn hóa khua dân cư, cũng như các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho bà con.

Trò chuyện với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND xã Đồn Đạc, Triệu Quý Làu chia sẻ, mặc dù địa phương còn gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế, nhưng chúng tôi đã xác định và quyết tâm phải thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát huy vai trò người đứng đầu, người uy tín tại các thôn, bản vận động người dân tham gia các mô hình sản xuất từ gia đình đến thôn, xóm, phát huy tiềm lực đất đai trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu, cây ăn quả có giá trị, từng bước nâng cao đời sống của bà con.

Cây quế có giá trị kinh tế cao được người dân thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc lựa chọn trồng và chăm sóc tốt.

Để phát huy tiềm lực đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, những năm qua, xã Đồn Đạc đã tập trung chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp từ đất nương rẫy trồng cây hàng năm có giá trị sản xuất thấp sang đất trồng cây lâu năm, cây dược liệu có giá trị kinh tế cao. Trong đó, xã tập trung trồng nhiều loại cây cho giá trị cao, như: ba kích, trà hoa vàng, cát sâm, tăng diện tích trồng rừng gỗ lớn, góp phần quan trọng trong đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho nhân dân.

Trên đường dẫn vào khu rừng trồng quế của gia đình bà Chíu Nhì Múi ở thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước một khu đồi phủ một mầu xanh của cây quế, cây keo, trà hoa vàng. Được trồng cách đây gần 4 năm, cây keo, trà hoa vàng bắt đầu cho thu hoạch. Năm 2020, thu nhập từ trồng rừng, cây dược liệu, sau khi trừ chi phí đem về cho gia đình bà hàng chục triệu đồng. Thời gian tới, gia đình bà sẽ mở rộng diện tích trồng rừng, trồng thêm một số cây dược liệu có giá trị như ba kích, cát sâm, mở rộng mô hình chăn nuôi gà.

Dồn lực về đích nông thôn mới

Để giúp xã Đồn Đạc phát triển kinh tế- xã hội, cũng như sớm về đích xây dựng NTM trong năm 2021, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp với các đơn vị tổ chức trao tặng xã Đồn Đạc 1 máy trộn bê tông, 50 tấn xi- măng, 1.000 cây dổi xanh và 500 triệu đồng để xã xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, hỗ trợ phát triển sản xuất, xây nhà ở, nhà tiêu hợp vệ sinh.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức tập huấn cho bà con nhân dân xã Đồn Đạc thực hiện mô hình trồng cây dổi xanh.

Cùng với đó, cán bộ Hội Nông dân tỉnh Quảng Ninh còn trực tiếp hướng dẫn bà con nông dân kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn, tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tư duy, cách làm, mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất. Từng bước chuyển dần diện tích trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn, khuyến khích phát triển kinh tế rừng bền vững, góp phần hoàn thành mục tiêu của huyện là trồng 650ha cây gỗ lớn vào cuối năm 2021.

Ngoài ra, Đồn Đạc cũng sẽ tập trung duy trì phát triển các mô hình có lợi thế của địa phương như: Rượu nấm lim, rượu ba kích, sản phẩm mía tím, măng mai, ba kích, nấm lim khô. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền cán bộ, nhân dân chủ động thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng NTM, xóa bỏ tư duy trông chờ, ỷ lại, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cho bà con. Tập trung phấn đấu 100% tuyến đường trục xã, liên thôn, ngõ xóm không để xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi, 100% cánh đồng sản xuất không có rác thải, vỏ thuốc bảo vệ thực vật, 14/14 thôn có tổ tự quản thu gom rác thải.

Đường giao thông nông thôn từ chương trình NTM đã giúp người dân xã Đồn Đạc đi lại thuận tiện hơn trước.

Ông Triệu Cắm Thành, thôn Làng Cổng, xã Đồn Đạc chia sẻ, trước kia, người dân trong thôn không mặn mà với việc của thôn, việc ăn ở, sinh hoạt chưa được sạch sẽ, gọn gàng, nhưng từ khi được tuyên truyền về bảo vệ môi trường thì bà con trong thôn đã ý thức hơn trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sạch đẹp từ trong nhà tới thôn, bản.

Thời gian tới, Đồn Đạc dồn lực phấn đấu về đích NTM, trong đó tập trung phát triển gắn nông lâm nghiệp với phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm với các mặt hàng nông sản, lâm sản gắn với OCOP của địa phương. Tuyên truyền, vận động bà con tiếp tục bố trí, lựa chọn các diện tích đất phù hợp trồng cây dược liệu, trồng cây gỗ lớn cho giá trị kinh tế cao.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Sắc xanh xứ đạo xã Phú Sơn
    Bà con giáo xứ tại xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn nêu cao phương châm sống “tốt đời đẹp đạo”, tự giác nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm.
  • Theo chân cán bộ kiểm lâm “cắm bản”
    (TN&MT) - Dọc theo những con đường đến với xã vùng biên Phiêng Pằn của huyện Mai Sơn (Sơn La), trên những quả đồi bạc màu, hoang hóa ngày nào, đang xanh lên màu xanh của những cánh rừng. Trong thành công ấy, có bóng dáng, sự nỗ lực quên mình của người kiểm lâm viên địa bàn ngày ngày “bám đất, bám rừng”.
  • Cây dược liệu- Cây xóa nghèo bền vững ở các huyện miền Núi
    Cùng với chính sách xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, trong những năm gần đây, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã đưa ra nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo cho bà con các huyện miền Núi. Trong những chương trình đó thì phát triển nguồn lực tại chỗ là một trong những thế mạnh của người dân như: Phát triển và bảo vệ rừng, trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, trồng dược liệu… Nhờ đó, người dân vùng sâu, vùng xa Xứ Thanh đã thoát nghèo bền vững.
  • Lễ cầu mưa của dân tộc Hà Nhì
    (TN&MT) - Hàng năm từ 15/5 - 15/7 (âm lịch) người Hà Nhì ở Mường Nhé (Điện Biên) lại chuẩn bị cho Tết mùa mưa (Dế khù chà – theo tiếng Hà Nhì). Đây là dịp để người Hà Nhì cầu mong cho mưa thuận gió hòa, vụ mùa tốt tươi, con cháu họ được sum vầy hạnh phúc. Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng tâm linh thì đó còn là thời điểm họ cảm tạ thần mưa đã dâng nước suối đủ tưới mát cây cối, ruộng đồng, không làm lũ ống, lũ quét... Cảm tạ đất trời đã che chở họ trong cả một năm qua.
  • Người Mạ giữ rừng vì giá trị truyền thống
    (TN&MT) - Nghề giữ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng (xã Đắk Som, huyện Đắk G’long) đã mang lại nguồn thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mạ từ khoản kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng. Với đại đa số các hộ dân tại đây, giữ rừng không chỉ mang lại thu nhập mà còn là trách nhiệm với tổ tiên và các thế hệ mai sau bởi nghề rừng được xem như một nghề truyền thống.
  • Đồng bào Cơ Tu giữ rừng
    (TN&MT) - Ngàn đời nay, đồng bào Cơ Tu ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) xem rừng như người Mẹ vĩ đại che chở mang lại sự sống cho dân làng. Chính từ sự ngưỡng vọng, tôn vinh, trân trọng ấy nên người dân Tây Giang luôn yêu quý, bảo vệ rừng.
  • Chính sách cấp nước sạch cho bà con dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Hiện nay, nhiều thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, điều kiện cơ sở hạ tầng còn rất khó khăn và thiếu thốn, đặc biệt là thiếu nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 đã đưa vấn đề hỗ trợ nước sinh hoạt bao gồm hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán và hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung là một trong những trọng điểm.
  • Kinh nghiệm giữ rừng của người Tày Lạng Sơn
    Thôn Đông Đằng, xã Bắc Quỳnh (Bắc Sơn, Lạng Sơn) nằm cạnh một rừng nghiến cổ thụ xanh mướt. Bao đời nay, bằng tấm lòng yêu rừng, giữ rừng của người dân nơi đây, hàng trăm gốc nghiến quý giá vẫn giữ nguyên vẹn, sừng sững như minh chứng sống cho những thăng trầm, đổi thay trên vùng đất cách mạng Bắc Sơn.
  • Đề xuất chính sách, pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của đồng bào dân tộc thiểu số với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
    (TN&MT) - Trong những năm qua, các dự án khai thác mỏ triển khai trên khắp cả nước đã có những tác động đến đời sống dân sinh. Bên cạnh những tác động tích cực như giải quyết việc làm, mở đường giao thông, mang đến ánh sáng, cung cấp điện cho bản làng xa xôi…, những dự án này cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với đồng bào, làm xáo trộn cuộc sống của họ và gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Hà Giang: Nỗ lực đưa nước sạch về cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - Giải quyết nước sinh hoạt cho vùng miền núi nói chung, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng là vấn đề mà Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm trong suốt thời gian qua. Trong nỗ lực “xóa khát” đó, có dấu ấn rất lớn của ngành TN&MT thông qua việc thực hiện thành công nhiều dự án tìm kiếm nguồn nước ở trên núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giải “cơn khát” nhiều đời cho đồng bào nơi đây.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO