Tài nguyên

Quảng Ninh: Kiên quyết xử lý các dự án “treo”

Bài và ảnh: Phạm Hoạch 10:58 08/06/2023

(TN&MT) - Quản lý đất đai là một trong những lĩnh vực khá phức tạp, đa phần các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn hằng năm đều liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, dự án chậm tiến độ. Tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, cũng như kiên quyết xử lý các dự án chậm tiến độ.

Kiên quyết xử lý nhiều dự án “treo”

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, nhất là các dự án trên địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng sở, ban ngành và UBND các địa phương rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục, hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định của pháp luật đất đai.

4-1-.jpg
Tỉnh Quảng Ninh thu hồi hơn 146.000m2 đât thuộc Dự án Trường quay phim cổ trang Việt Nam tại xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí của Công ty CP Việt Nam Tinh Hoa do chậm tiến độ

Thời gian tới, Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra, thanh tra việc sử dụng đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, chậm tiến độ, dự án trì trệ kéo dài việc hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đô thị gây bức xúc cho nhân dân. Kiên quyết không để tái diễn tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, sử dụng không đúng quy hoạch, sai mục đích, phòng, chống lợi ích nhóm, tiêu cực, làm thất thoát ngân sách, lãng phí nguồn lực đất đai, góp phần lành mạnh hóa thị trường bất động sản.

Ông Trần Như Long - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cho biết, các sở, ngành chức năng, địa phương đã tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm, xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các dự án, công trình có vi phạm. Đồng thời, kiên quyết thu hồi đất đối với các dự án, công trình đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư đưa đất vào sử dụng.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ninh gần đây cho thấy, kết quả giai đoạn 2010 đến hết năm 2022, UBND tỉnh Quảng Ninh đã thu hồi 456 dự án với tổng diện tích là 13.085,66ha. Trong đó, đất do hết hạn thời gian thuê đất, do tự nguyện trả lại đất là 331 dự án với diện tích 2.993,57ha; thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi do vi phạm khác là 125 dự án với diện tích 10.155,46ha.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 19 dự án chậm tiến độ đưa đất vào sử dụng, tập trung chủ yếu ở hai địa bàn TP. Hạ Long (6 dự án), TP. Móng Cái (5 dự án) còn lại ở các địa phương như: Uông Bí, Cẩm Phả, Đông Triều, Vân Đồn, Tiên Yên và Hải Hà.

Trong đó có những dự án nằm trên địa bàn TP. Hạ Long chậm đến hàng chục năm, để cỏ hoang mọc, gây lãng phí nguồn lực đất đai, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân như: Khu du lịch Hòn Gạc tại phường Cao Xanh của Công ty CP Tập đoàn INDEVCO; Dự án nuôi trồng thủy sản tại vùng Bắc Cửa Lục của Công ty CP Thủy sản và Thương mại Hạ Long; Khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh C của Công ty CP phát triển dự án Biển Đông.

Ông Nguyễn Hữu Nhã - Phó Chủ tịch UBND TP. Hạ Long cho biết, thời gian qua, thành phố đã quyết liệt triển khai rà soát, báo cáo đề xuất tỉnh xem xét, xử lý, thu hồi đối với một số dự án chậm tiến độ, vi phạm pháp luật, nhằm tránh gây lãng phí nguồn lực đất đai của Nhà nước, cũng như ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của những doanh nghiệp có năng lực thực sự.

Tạo môi trường đầu tư lành mạnh

Chia sẻ với phóng viên, ông Trần Như Long cho biết thêm, thời gian qua, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo, giải quyết nhiều nội dung vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, giá đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các chính sách liên quan đến đất đai. Thông qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giải quyết những vướng mắc các dự án, những vụ việc tồn đọng phức tạp kéo dài của các địa phương.

4-2-.jpg
Sau nhiều năm triển khai, dự án Khu đô thị mới Cao Xanh - Hà Khánh C tại TP. Hạ Long vẫn để hoang gây lãng phí đất đai

Tuy nhiên, việc rà soát thu hồi các dự án là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đan xen lợi ích. Vì vậy, theo UBND tỉnh Quảng Ninh, điều cơ bản sau khi thu hồi các dự án chậm tiến độ, môi trường đầu tư của tỉnh vẫn giữ được tính ổn định và tiếp tục được nâng cao, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp khi đến Quảng Ninh đầu tư sản xuất kinh doanh thực sự.

Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương xây dựng phương án lựa chọn nhà đầu tư có năng lực để thực hiện dự án mới, phát huy hiệu quả sử dụng đất đai. Đồng thời, đẩy mạnh công tác rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các dự án, công trình đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định của pháp luật đất đai.

Với những dự án này, nếu gia hạn tiến độ sử dụng đất thì dự án sẽ tiếp tục kéo dài, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, gây lãng phí tài nguyên đất đai. Trong khi theo quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, các dự án chậm tiến độ sẽ được gia hạn 24 tháng, nếu sau thời gian được gia hạn vẫn không hoàn thành sẽ thu hồi và không được bồi thường.

Quy định là vậy, nhưng trong thực tế rất khó thực hiện, vì có một số dự án kinh doanh hạ tầng chủ đầu tư đã ký hợp đồng góp vốn với nhiều hộ dân, cũng như xây dựng nhiều công trình kiên cố nhà xưởng, máy móc. Vì vậy, nếu thu hồi không bồi thường sẽ phát sinh đơn thư khiếu kiện làm ảnh hưởng an ninh trật tự trên địa bàn.

Đây cũng là một trong những nội dung mà tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ xem xét sửa đổi quy định về thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai để đảm bảo hành lang pháp lý chặt chẽ, đảm bảo quyền lợi của Nhà nước, chủ đầu tư và người dân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Nâng cao hiểu biết về tài nguyên nước cho học sinh tại Hà Nội
    (TN&MT)- Chiều 25/9, tại Hà Nội, Viện Khoa học Tài nguyên nước tổ chức Hội thảo giới thiệu sáng kiến “Nâng cao hiểu biết về giá trị tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm và tái sử dụng nước trong sinh hoạt cho đối tượng học sinh tại Hà Nội.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Vùng ĐBSCL về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Sáng 22/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Việt Nam ký hiệp định mang tính lịch sử về biển cả
    Sáng ngày 20/9 (giờ New York), trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã ký Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia.
  • Quảng Ngãi: Không đạt kế hoạch thu ngân sách từ đất
    Nhiều năm liền, nguồn thu tiền sử dụng đất của Quảng Ngãi đạt rất thấp. Từ đầu năm đến nay, tiến độ thu tiền sử dụng đất chỉ mới đạt 25% kế hoạch đề ra (khoảng 415/1.645 tỉ đồng).
  • Thanh Hóa: Hủy kết quả trúng đấu giá 3 mỏ khoáng sản
    Thông tin từ UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi vừa ký các quyết định hủy kết quả cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với mỏ cát xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, mỏ cát xã Lương Ngoại, huyện Bá Thước và mỏ đất xã Thăng Bình, xã Tượng Lĩnh, huyện Nông Cống.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Chiều 21/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 14 tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 -2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Quy định mới về tách thửa đất
    (TN&MT) - Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc tách thửa đất, bảo đảm đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 44/2023/QĐ-UBND (Quyết định 44) quy định về điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh.
  • Những người hết lòng với biển
    (TN&MT) - Tam Tiến là xã bãi ngang của huyện Núi Thành, Quảng Nam. Tam Tiến không chỉ có bờ biển dài, có rạn Bà Đậu với hệ sinh thái biển đa dạng, có chợ cá nhộn nhịp, tấp nập thuyền, ghe với các loài hải sản tươi roi rói… Tam Tiến còn có những người con hết lòng vì biển.
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO