Quảng Ninh: Đảm bảo đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số

Phạm Hoạch 14:57 28/04/2023

(TN&MT) - Những năm qua, để giúp đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản trên địa bàn.

 Ổn định cuộc sống người dân

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã triển khai đạt kết quả nhiều chính sách hỗ trợ người dân, nhất là vùng đồng bào DTTS ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà. Điển hình giai đoạn 2017- 2020, tỉnh Quảng Ninh đã giải ngân gần 60 tỉ đồng hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vốn sản xuất cho trên 4.200 hộ dân. Bằng nguồn vốn hỗ trợ, hàng nghìn hộ dân, nhất là vùng đồng bào DTT đã ổn định nhà cửa, có tư liệu, có đất sản xuất và nguồn vốn để trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo bền vững.

anh-qn-01.jpg
Người dân xã Dực Yên, huyện Đầm Hà tận dụng đất vườn đồi nuôi gà thương phẩm, cho thu nhập ổn định, giúp nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo

Từ nguồn vốn của tỉnh nói trên, huyện Đầm Hà đã có 28 hộ được vay vốn, với số tiền gần 1,5 tỷ đồng, trên 300 hộ được vay vốn xây dựng nhà ở, với số tiền trên 6 tỷ đồng và nhiều hộ đồng bào DTTS được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để phát triển kinh tế. Từ đó, trong vùng đồng bào DTTS huyện xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định, giúp cho người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.

Anh Hoàng Văn Thảo, ở thôn Đồng Tâm, xã Dực Yên, huyện Đầm Hà cho biết, từ năm 2017, được chính quyền xã vận động, gia đình tôi đã mạnh dạn vay vốn xây 2 chuồng nuôi gà thương phẩm rộng 600m2, cách xa nhà ở hơn 150 mét và nuôi theo mô hình bán công nghiệp, nhờ áp dụng kỹ thuật trong chăm sóc đàn gà, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỗi năm gia đình anh cũng có mức thu nhập vài trăm triệu đồng.

Còn tại huyện Bình Liêu, một huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của tỉnh cũng đang triển khai tốt các hoạt động chăm lo, giúp đỡ đồng bào DTTS nghèo bằng những chính sách, cách làm hiệu quả nhất.

Theo ông Triệu Đình Sinh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu chia sẻ, nhu cầu về đất ở, đất sản xuất của người dân trên địa bàn là chính đáng, cần thiết. Tuy nhiên, với điều kiện tự nhiên của xã thì việc mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa là không thể vì địa hình xã chủ yếu là đồi núi, khe, suối. Vì vậy, để khắc phục khó khăn đó, địa phương đã chuyển giao một phần quỹ đất cho bà con phát triển lâm nghiệp.

Có thể nói, việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS ở nhưng vùng khó khăn đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp cho người dân chủ động hơn về nguồn nước sạch trong sinh hoạt, nhất là vào mùa khô hạn. Thông qua đó, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, ổn định cuộc sống lâu dài, đặc biệt đã góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hướng đến giảm nghèo bền vững

Tiếp nối những thành quả đạt được, mục tiêu đặt ra trong năm 2023, Quảng Ninh sẽ triển khai chính sách hỗ trợ cho hơn 270 hộ gia đình có nhà tạm, dột nát với kinh phí hỗ trợ trên 19 tỷ đồng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Đây là chính sách quan trọng giúp cho hàng trăm hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về đất ở, nhà ở được sống trong những căn nhà vững chắc, ổn định cuộc sống, vươn lên làm ăn, thoát nghèo bền vững.

Trao đổi với PV, ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Dân tộc Quảng Ninh cho biết để giúp các địa phương khắc phục khó khăn về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai và đạt kết quả khả quan về chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn.

Nhờ vậy, đến hết năm 2022, tỉnh Quảng Ninh không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo tiêu chí mới; trên 98% đồng bào DTTS có bảo hiểm y tế; 100% hộ đồng bào DTTS được xem truyền hình, nghe đài phát thanh Quốc gia và tỉnh Quảng Ninh; trên 95% người dân được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

anh-qn-03.jpg
Bằng nguồn vốn hỗ trợ và sự giúp đỡ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã xây dựng được hàng trăm ngôi nhà kiên cố cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện Bình Liêu

Theo ông Lê Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh, hiện toàn tỉnh chỉ còn 102 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,067% tổng số hộ dân toàn tỉnh; hơn 2.450 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,635%. Trong đó, thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo, cận nghèo; 3 địa phương là thị xã Quảng Yên, huyện Cô Tô, Vân Đồn không còn hộ nghèo; 9 địa phương còn lại tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%.

Có được kết quả trên là do tỉnh Quảng Ninh đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tạo đồng thuận và thu hút sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân. Nhất là sự tham gia của chính bản thân người nghèo, hộ nghèo, trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, tiếp cận khoa học kỹ thuật, tham gia các mô hình phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện các chính sách hộ trợ người nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo mới, trong đó quan tâm, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến đất đai cho đồng bào vùng DTTS, để tổ chức lại sản xuất vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gia tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt, phải làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự vươn lên thoát nghèo của hộ nghèo, nhất là hộ nghèo DTTS, miền núi, đồng thời phải hướng dẫn cho người nghèo biết tận dụng các cơ hội và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng xã hội để thoát nghèo, ông Lê Minh Sơn nhấn mạnh

Trong năm 2023, Quảng Ninh phấn đấu sẽ không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, xây dựng và triển khai chuẩn nghèo mới của tỉnh; phấu đấu nâng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số; người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 98%; người dân nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ sinh đạt trên 99,9%.

Bài liên quan
  • Quảng Ninh: Giữ rừng ngập mặn tạo sinh kế cho người dân
    (TN&MT) - Rừng ngập mặn có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái, chống xâm nhập mặn, ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng ven biển, ven sông các huyện Đầm Hà, cũng như các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Báo Xây dựng tiếp tục hợp tác với Báo Tin tức Xây dựng và kỹ thuật Nhật Bản
Ngày 3/10/2023, tại Tokyo - Thủ đô Nhật Bản, Báo Xây dựng Việt Nam do ông Nguyễn Anh Dũng – Tổng biên tập làm đại diện đã tiếp tục ký kết biên bản hợp tác với Báo Tin tức Xây dựng và kỹ thuật Nhật Bản. Cùng với sự chứng kiến của Bộ MLIT cùng nhiều doanh nghiệp tại Nhật Bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Khách du lịch đến Quảng Bình trong 9 tháng đã vượt chỉ tiêu cả năm
    Năm 2023, ngành du lịch Quảng Bình đặt mục tiêu đón từ 3-3,5 triệu lượt khách nhưng đến nay đã có gần 3,7 triệu lượt du khách đến với tỉnh này.
  • Bảo hiểm Việt Nam: Kiên định các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2023
    “Toàn Ngành tiếp tục bám sát chủ trương, đường lối, định hướng, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về chính sách BHXH, BHYT; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong xây dựng, hoàn thiện các Luật liên quan đến nhiệm vụ của Ngành thời gian tới”. Đây là yêu cầu của ông Nguyễn Thế Mạnh - Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đưa ra tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn Ngành 2/10/2023.
  • Tôn vinh 100 nông dân xuất sắc và 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 3/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức họp báo về “Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam” năm 2023. Chương trình sẽ tôn vinh 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, và lần đầu tiên tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc.
  • Long An: Lan tỏa các mô hình xanh để thu hút các dự án xanh
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực triển khai nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương.
  • Quảng Nam tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh
    Hiện nay, việc quảng cáo, mua bán các sản phẩm Sâm Ngọc Linh giả, không rõ nguồn gốc trên các nền tảng mạng xã hội đang có diễn biến phức tạp … làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX, KD) của người sản xuất chân chính. Để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời tăng cường quản lý SX, KD Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành công văn số 6689/UBND-KTN về việc tăng cường quản lý chất lượng Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh.
  • Thanh Hóa: Tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn”
    Ngày 2/10/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 237/KH-UBND về việc tổ chức thí điểm “Phiên chợ thực phẩm an toàn” trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2023 – 2025.
  • TP.HCM: Phấn đấu đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước
    (TN&MT) -UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi đoàn giám sát của Quốc hội về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo tiêu chuẩn nghèo Thành phố.
  • Hội Nông dân TP.HCM: Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) Trong nhiệm kỳ 2018 -2023, Hội Nông dân TP.HCM đã thực hiện thành công Công trình “Tư vấn, hỗ trợ 10 chi hội làm điểm không còn hội viên nghèo theo tiêu chí của thành phố để nhân rộng”. Từ thành công này, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được nhân rộng, giúp cho nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
  • Người nông dân trăn trở với mảnh đất quê hương
    (TN&MT)- Đến ấp Tân Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ hỏi thăm ông Huỳnh Thanh Lâm hầu như ai cũng biết. Ông không chỉ là người nông dân sản xuất giỏi, hay giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn là người dám chia sẻ những “bí quyết” về kỹ thuật, kinh nghiệm trồng Sầu Riêng đạt năng suất, chất lượng cho nhiều nông dân khác để cùng nhau làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình.
  • Đồng Nai: Nông dân sản xuất giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính đến tháng 9/ 2023, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn Đồng Nai đạt 64,7 triệu đồng/người/năm, tăng 25% so với năm 2018; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm mạnh, đến nay còn dưới 0,09%.
  • Sữa Cô Gái Hà Lan thắp sáng niềm vui Tết Trung thu cho trẻ em Bình Dương
    (TN&MT) - Trung thu - Tết của sum vầy, Tết của những tiếng cười trẻ thơ khi được ba mẹ mua cho lồng đèn rực rỡ sắc màu, những chiếc bánh nướng thơm ngon, được rước đèn, phá cỗ cùng bạn bè dưới ánh trăng. Hạnh phúc ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải trẻ nào cũng có được, bởi nhiều em đang sống trong cảnh thiếu thốn, không thể tận hưởng trọn vẹn niềm vui hồn nhiên trong ngày Tết của trẻ nhỏ.
  • Xúc tiến, quảng bá điểm đến du lịch: “Vĩnh Phúc - trải nghiệm bốn mùa”
    (TN&MT) - Nhằm góp phần tăng trưởng khách du lịch một cách bền vững, Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới trên cơ sở phát huy thế mạnh của địa phương; tăng cường kết nối điểm đến và chuỗi cung ứng dịch vụ của các địa phương trở thành các sản phẩm du lịch an toàn, có chất lượng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO