Quảng Ninh: Cuộc sống mới nơi tái định cư Làng Ngang

Phạm Hoạch | 10/12/2021, 23:04

(TN&MT) - Nhiều năm qua, hàng chục hộ dân ở xã Quảng An, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh sinh sống trên những sườn núi hay bên những con suối lớn, vào mùa mưa luôn đối mặt với nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt. Đến nay, nhiều hộ dân được di dời đến nơi ở mới an toàn với cuộc sống ấm no tại thôn Làng Ngang, xã Quảng An.

Ký ức buồn nơi ở cũ

Mới đây, chúng tôi có dịp đi cùng lãnh đạo xã Quảng An, huyện Đầm Hà, Quảng Ninh đến thăm khu tái định cư Làng Ngang. Đi trên con đường bê tông phẳng lỳ chạy tít tắp lên các triền đồi xuyên qua những cách rừng keo xanh mướt. Cuộc sống của người dân thôn Làng Ngang đã thực sự khoắc lên bộ áo mới.

Trồng cây quế, hồi giúp người dân thôn Làng Ngang có việc làm và thu nhập ổn định

Anh Phạm Tiến Cường, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng An chia sẻ, lần nào đi xuống thôn, tôi cũng thấy rất vui. Nhìn cuộc sống bây giờ của bà con nơi đây, ít ai biết được rằng chỉ gần chục năm trước, nhiều hộ phải sinh sống trong cảnh thiếu thốn và đối mặt với nguy hiểm mỗi khi mùa mưa bão đổ về.

Ngay đầu thôn Làng Ngang, tiếp xúc với một số hộ dân, mới thấy được chính sách từ vận động đến di dời các hộ dân về nơi định cư mới và cố được cuộc sống đủ đầy cũng chính là niềm mơ ước của hàng chục hộ dân nơi đây.

Đang cho đàn gà ăn ở vườn rau, thấy lãnh đạo xã Quảng An dẫn khách đến nhà, ông Trề Mềnh Sênh, người dân tộc Sán Dìu nhà ở giữa thôn Làng Ngang vội vàng về pha nước mời khách rồi vồn vã chuyện trò như người thân thiết.

Chăn nuôi gà, kết hợp trồng rừng giúp gai đình ông Trề Mềnh Sênh có cuộc sống khá giả.

Đưa tay chỉ về phía dãy núi xa tắp đang mờ dần bởi sương chiều, ông Trề Mềnh Sênh kể, nhà tôi trước kia ở thôn Tán Trúc Tùng trong đó. Cả thôn đều là người Sán Dìu sinh sống từ nhiều đời nay. Do đông con, nên cả nhà tôi phải sống tạm bợ trong căn nhà nhỏ dưới chân đồi. Cứ vào mùa mưa bão là cả nhà lo ngay ngáy, bởi đất đá trôi ầm ầm xuống ruộng, vườn ngay sát ngôi nhà, nên cứ mưa to về đêm là cả nhà chạy sang nhà hàng xóm ngủ nhờ.

Những câu chuyện về cuộc sống no ấm đủ đầy được người dân thôn Làng Ngang kể lại thay cho những ký ức buồn và thiếu thốn trước đây. Đó là câu chuyện của chị Chíu Tài Múi nhà ở cuối thôn cho biết, được chính quyền vận động, cả nhà em quyết định chuyển căn nhà cũ nằm cạnh con suối lớn để tránh nguy hiểm khi mùa mưa về. Nay về nơi ở mới, cuộc sống no đủ hơn, con cái được học hành, không còn lo mỗi khi mùa lũ tràn về như trước.

Xẻ đồi đưa dân đến nơi ở mới

Cuộc sống của hàng chục hộ dân xã Quảng An sống thấp thỏm trên những sườn núi, hay bên những con suối cứ vậy trôi qua nhiều thế hệ. Cách đây hơn 10 năm, nhiều đoàn công tác của tỉnh Quảng Ninh, huyện Đầm Hà và xã Quảng An đến từng nhà hỏi han, ghi chép. Và sau đó là vận động bà con di dời đến nơi ở mới mang tên thôn Làng Ngang.

Một góc nơi tái định cư tại thôn Làng Ngang, xã Quảng An

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng An, Phạm Tiến Cường nhớ lại, khoảng năm 2010, qua rà soát, đánh giá, với quyết tâm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của gần 100 hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm trên địa bàn xã Quảng An, UBND tỉnh Quảng Ninh và huyện Đầm Hà đã quyết định triển khai xây dựng khu vực tái định cư tại Làng Ngang để di dân ra sinh sống. Dự án được triển khai từ năm 2012 trên khu vực rộng gần 6ha. Đến giữa năm 2014, đường giao thông, nhà văn hóa, trường học, công trình điện, nước với tổng kinh phí trên 15 tỷ đồng được hoàn thành phục vụ nhu cầu cho 90 hộ dân ra sinh sống.

Điều khó khăn nhất đối với chính quyền là bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số vốn quen tại nơi ở cũ lại có mồ mả ông cha, nên khi vận động họ di dời đến nơi ở mới không phải chuyện dễ. Bằng sự kiên trì vận động, giải thích cùng với chính sách phù hợp về đất ở, đất canh tác lại được ở nhà xây kiên cố, an toàn, dần dần, bà con đã tin theo. Hiện nay, Làng Ngang đã có 56 hộ ra ở với cuộc sống ngày càng tốt hơn- anh Cường cho biết thêm.

Người dân thôn Làng Ngang đang cố gắng phấn đấu xây dựng thành làng văn hóa

Đứng bên ngôi nhà 2 tầng khang trang, ông Trề Mềnh Sênh khoe, ra nơi ở mới gia đình được cấp gần 100m2 đất ở và được hỗ trợ 35 triệu đồng để xây nhà. Gia đình tôi đã vay mượn thêm để làm ngôi nhà này hết hơn 100 triệu đồng. Tận dụng phần đất quanh nhà, vợ chồng tôi đã nuôi gà, nuôi lợn, lúc nông nhàn thì đi chặt gỗ keo thuê. Đến nay gia đình đã trả hết nợ và mua được xe máy, ti vi, tủ lạnh, cuộc sống khấm khá hơn trước rất nhiều.

Trước khi chia tay, Phó Chủ tịch xã Quảng An, Phạm Tiến Cường chia sẻ, hiện xã đang xem xét cấp thêm cho bà con ruộng đất để canh tác giúp họ thực sự an cư tại nơi ở mới. Cùng với đó, xã cũng đang triển khai xây dựng thôn Làng Ngang thành làng văn hóa trong thời gian tới.

Rời khỏi khu tái định cư thôn Làng Ngang khi trời đã xẩm tối. Bà con trong thôn đang chuẩn bị bữa cơm chiều, mùi thơm của đống rơm mới được suốt bên những đống thóc ở góc sân của mỗi nhà, báo hiệu một mùa vàng bội thu, với cuộc sống mới no ấm thay cho cuộc sống vốn khốn khó nơi đầu núi, ven suối đầy nguy hiểm như trước đây.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Tạo sinh kế bền vững từ vườn đồi
    (TN&MT) - Những năm qua, TX.Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung phát triển kinh tế- xã hội và có nhiều các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo về nhà ở, đất ở, vay vốn giúp người dân phát triển sản xuất, vươn lên làm giàu ngay trên quê hương của mình.
  • Hậu Giang: Quản lý, khai thác hiệu quả đất đai giúp giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Xác định đất đai là nguồn lực quan trọng, góp phần phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến giảm nghèo bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • “Trái ngọt” trên vùng đá tai mèo
    Không  cam chịu cái đói, cái nghèo ông Sùng A Thào mạnh dạn vay ngân hàng 300 triệu đồng đầu tư trồng hàng nghìn cây ăn quả. Không ngại khó, ngại khổ thử nghiệm nhiều loại cây để phù hợp với thổ nhưỡng đồi núi đá, ông Thào trở thành người dân tộc Mông điển hình dám nghĩ dám làm, vươn lên thoát nghèo bằng chính sức của mình.
  • Chàng thanh niên trẻ làm giàu từ cây chuối
    Tôi tình cờ biết Chiến qua lời kể của một cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Tân Kỳ. Hay tin cậu thanh niên “mới tí tuổi đầu” đã làm chủ một Hợp tác xã chuối xuất khẩu thì tôi  xin địa chỉ, háo hức “lên đường” tìm hiểu về tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân địa phương nể phục này.
  • Mật ong rừng Năng Cát (Thanh Hóa): Xây dựng thương hiệu để thoát nghèo bền vững
    Nhằm khai thác tiềm năng lợi thế từ rừng, đặc biệt là núi rừng Chí Linh còn tương đối nguyên sinh, thảm thực động vật phong phú, chính quyền và người dân và doanh nghiêp xã Trí Nang, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã và đang tập trung xây dựng sản phẩm Mật ong tự nhiên của núi rừng nơi đây trở thành sản phẩm OCOP vào năm 2023. Góp phần vào công tác xóa đói, giảm nghèo, thay đổi cuộc sống cho bao người dân nơi đây.
  • Thái Nguyên: Người dân bàn giao 6 cá thể hổ
    (TN&MT) - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên, Hạt Kiểm lâm TP. Thái Nguyên phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TP. Hà Nội, Trung tâm Cứu hộ  Động vật hoang dã Hà Nội, UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) tiếp nhận 6 cá thể hổ do người dân nuôi nhốt.
  • Đà Nẵng: Tập huấn “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới”
    Ngày 9/6, Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác báo chí năm 2023 với chuyên đề: “Chuyển đổi số báo chí trong tình hình mới” cho hơn 100 phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương đóng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  • Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc
    Sáng 9/6, Tỉnh Yên Bái phối hợp với Báo Tiền phong, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức hội thảo “Thúc đẩy Chuyển đổi số khu vực trung du và miền núi phía Bắc” với sự tham dự của gần 300 đại biểu.
  • Huyện Đầm Hà, Quảng Ninh: Tạo “cần câu” để hộ nghèo vươn lên ổn định cuộc sống
    (TN&MT) - Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế- xã hội, nhất là công tác giảm nghèo đối với người dân và đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, huyện Đầm Hà đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Để chia sẻ kinh nghiệm cũng như kết quả đạt được, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn ông Lê Bình Phượng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà.
  • Công đoàn Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học: Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 – 2028. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT đã tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Điện Biên: Kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân tỉnh
    (TN&MT) - Sáng nay, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Điện Biên đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày bầu cử HĐND tỉnh Điện Biên (9/6/1963- 9/6/2023).
  • Kịp thời cứu nạn 6 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo
    Ngày 08/6, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: Đơn vị vừa tiến hành các thủ tục tiếp nhận 06 ngư dân trên tàu cá Bình Định bị nạn trên biển Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được một tàu cá Bình Định đưa vào bờ an toàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO