Tài nguyên nước

Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn

Hà Anh 10:09 17/05/2023

Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.

Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là du lịch đã dẫn đến nguồn nước ngầm phục vụ sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đảo Lý Sơn hiện đang cạn kiệt dần. Theo UBND huyện Lý Sơn, tình trạng nước nhiễm mặn đã lan rộng toàn đảo Lý Sơn khiến 325ha diện tích đất nông nghiệp và hơn 22.000 dân trên đảo phải chịu cảnh “khát” nước ngọt. Theo kết quả quan trắc, hiện trên địa bàn đảo Lý Sơn, tính độ sâu từ 25- 38 m trở xuống, nước dưới đất đã bị nhiễm mặn hoàn toàn; theo chiều ngang thì tình trạng xâm nhập mặn đã ăn sâu trung tâm đảo 2km.

nuoc11.jpg
Tình trạng khai thác quá mức khiến nguồn nước trên đảo Lý Sơn ngày càng cạn kiệt và nhiễm mặn

Thôn Tây An Vĩnh là khu vực chịu nhiễm mặn nặng nhất trên đảo với gần 1.300 hộ thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Để có nước ăn uống hằng ngày, nhiều hộ gia đình phải xử lý nước nhiễm mặn bằng máy lọc nước hoặc mua nước đóng bình về dùng.

Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới, 2 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Năm 2014 chỉ có 546 giếng, thì nay đã lên tới 2.149 giếng (mật độ hơn 210 giếng/km2). Số lượng giếng nước càng tăng thì đảo Lý Sơn lại càng khát.

nuoc.jpg
Lượng nước sụt giảm khiến đời sống và sản xuất của người dân Lý Sơn gặp nhiều khó khăn

Lượng nước ngầm trên đảo Lý Sơn sụt giảm và nhiễm mặn đang gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân. Bà Phạm Thị Trường (huyện Lý Sơn) cho biết: “Mấy cái giếng đào đã cạn nước, một số nhiễm mặn nên tôi phải chuyển đổi từ trồng hành sang trồng bắp để tiết kiệm nước vào mùa hè. Thế nhưng, nước cũng không đủ để duy trì cho cây phát triển. Một số người dân không có giếng thì phải đi nhờ nước từ các giếng của các hộ lân cận, trung bình họ phải trả khoảng 120.000 đồng/giờ để chạy nước tưới cho đồng ruộng”.

Năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi cấm đào, khoan giếng mới để bảo vệ túi nước ngọt trên đảo Lý Sơn. Bất cứ tổ chức, cá nhân nào muốn khoan giếng đều phải xin phép. Tuy nhiên, tình trạng khoan giếng trái phép vẫn tiếp tục tái diễn. Hằng năm, chính quyền địa phương phát hiện, xử phạt nhiều trường hợp lén lút khoan giếng lấy nước trồng hành, tỏi.

nuoc12.jpg
Công trình Nhà máy lọc nước biển thành nước ngọt tại đảo Bé không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân

Mới đây, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã trực tiếp kiểm tra dự án hệ thống trữ nước sinh hoạt kết hợp tưới tiết kiệm cho nông nghiệp đảo Lý Sơn. Dự án có mức đầu tư 75 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020. Quy mô đầu tư xây dựng các hạng mục như bể chứa, kênh thu gom nước, hệ thống đường ống cấp nước, nhà quản lý. Dự án được thực hiện đến tháng 4 năm 2020 đạt khoảng 21% khối lượng.

Tuy nhiên, hiện dự án đang tạm dừng thi công. Nguyên nhân là do bể chứa nước 2A tại chân núi Giếng Tiền, nằm trong khu vực bảo vệ II của di tích thắng cảnh núi Giếng Tiền. Hiện huyện Lý Sơn đang chờ phê duyệt của Đồ án Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 theo quyết định điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất để có cơ sở cập nhật cho dự án, tiến hành làm các bước điều chỉnh dự án.

nuoc5.jpg
Toàn huyện có một hồ chứa nước là hồ Thới Lới cũng cạn kiệt vào mùa khô

Qua kiểm tra, ông Minh yêu cầu huyện Lý Sơn phải có báo cáo tổng thể, toàn diện và làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn trong quá trình khảo sát, lập dự án. Sau khi có báo cáo giải trình của đơn vị tư vấn, huyện Lý Sơn có báo cáo nhận rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trước UBND tỉnh, chậm nhất trước ngày 30/5/2023. Đồng thời, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành rà soát toàn bộ dự án, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết vướng mắc của dự án theo hướng kết thúc dự án hoặc điều chỉnh thời gian và mục tiêu thực hiện dự án.

Theo tính toán của ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi, với hơn 10km2 diện tích lưu vực, ước tổng lượng nước mưa trên đảo khoảng 9 triệu m3/năm. Nếu trừ lượng nước thấm vào đất và bốc hơi, lượng nước mưa còn lại khoảng 3 triệu m3 chảy tràn ra bề mặt, sau đó đổ ra biển. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng nước cho khoảng 70% hộ gia đình và phục vụ phần diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại (khoảng 200ha) cần hơn 1 triệu m3.

Ông Võ Quốc Hùng, Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi, cho rằng, giải pháp khả thi nhất là đầu tư xây dựng hệ thống kênh xung quanh đảo, để thu gom nước mặt vào các bể trữ tập trung với tổng kinh phí đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.

Sau khi việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và bể chứa hoàn thành, số nước ngọt này (1 triệu m3) dự kiến sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến thủy sản khoảng 600.000 m3, phần còn lại (khoảng 400.000 m3) thông qua hệ thống xử lý phục vụ sinh hoạt và phát triển dịch vụ, du lịch

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • TP. Vinh (Nghệ An): Tất cả các mẫu nước sạch đều đạt yêu cầu
    Mới đây, vào ngày 06/9/2023, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An đã có báo cáo về kết quả giám sát chất lượng nước sạch sử dụng vào mục đích sinh hoạt tại các nhà máy nước cung cấp cho thành phố Vinh và các vùng phụ cận. Theo đó, tất cả 10/10 mẫu nước sạch đều đạt QCĐP 01:2021/NA.
  • Quảng Ngãi: Nhiều bất cập trong đầu tư công trình nước sạch
    Bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, những năm qua tỉnh Quảng Ngãi đầu tư hàng trăm công trình nước sạch, mỗi công trình có kinh phí đầu ít nhất là 500 triệu đồng, thậm chí có những công trình hơn 10 tỷ đồng. Thế nhưng, vì nhiều lý do có hơn 90% các công trình cấp nước ở nông thôn không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả gây lãng phí.
  • Mù Cang Chải (Yên Bái): Nhanh chóng khắc phục kênh mương thuỷ lợi sau mưa lũ
    (TN&MT) – Sau khi bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ra vào đầu tháng 8/2023, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực phối hợp với các đơn vị tu sửa lại hệ thống kênh mương thuỷ lợi đảm bảo đủ nước cho bà con sản xuất vụ mùa.
  • Ninh Thuận: Thực hiện vận hành các hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2023
    (TN&MT) - Theo nhận định xu thế khí tượng thủy văn mùa mưa, bão, lũ năm 2023 của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trên các lưu vực sông cả nước sẽ có những diễn biến hết sức phức tạp, phạm vi ảnh hưởng do mưa bão rộng, đặc biệt là khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, cảnh báo nguy cơ lũ lớn, lũ quét và sạt lở đất tại các tỉnh miền Trung trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.
  • Để những mạch nguồn chảy mãi
    Việt Nam được dệt thêu bởi 3.450 sông, suối - tạo nên sự đa dạng cảnh sắc, con người và văn hóa độc đáo. Thế nhưng, sông ngòi - những mạch sống của các hệ sinh thái đang bị đầu độc bởi con người. Ngày nay, khó có thể kiếm được con sông nào giữ được một vài nét nguyên sơ.
  • Lạng Sơn: Đưa nước sạch đến với người dân vùng khó khăn
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá đa dạng với hơn 270 hồ chứa, trên 970 đập dâng các loại, tỉnh Lạng Sơn đã và đang triển khai nhiều giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn cho khu vực nông thôn, góp phần tiết kiệm, giảm tỷ lệ thất thoát nước, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
  • Đà Nẵng và Quảng Nam thống nhất đề nghị thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn
    Sáng 29/8, UBDN TP. Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam đồng tổ chức Hội thảo ký kết các văn bản làm cơ sở tiếp tục thử nghiệm ban điều phối quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn và vùng bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.
  • Phù Yên (Sơn La): Tăng cường quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 1284/UBND-TNMT, về tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn huyện.
  • Luật hóa quy định bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
    (TN&MT) - Để nâng cao vai trò của cơ quan quản lý tài nguyên nước trong việc thống nhất các hoạt động bảo vệ, quản lý tài nguyên lưu vực sông hiện nay, đồng thời tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế, Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã sửa đổi, bổ sung và luật hóa các quy định liên quan đến bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.
  • Tìm giải pháp làm "sống lại" 4 con sông nội đô
    (TN&MT) - Chiều 22/8, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức Tọa đàm “Làm “sống lại” 4 con sông nội đô: Tô Lịch – Kim Ngưu – Lừ - Sét”. TS.LS Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam và GS.TS Trần Đức Hạ, Ủy viên Ban thường vụ  Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam chủ trì buổi tọa đàm.
  • Kiến tạo quản lý bền vững tài nguyên nước: Đặt niềm tin vào thế hệ trẻ
    (TN&MT) - Diễn đàn các nhà khoa học trẻ vì tài nguyên nước bền vững 2023 (YP4W 2023) với chủ đề "An ninh nguồn nước và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại Việt Nam" vừa được UNESCO Việt Nam phối hợp với Viện Quy hoạch Thủy lợi, Bộ NN&PTNT tổ chức tại tòa nhà Xanh Một Liên hợp quốc (Hà Nội).
  • Tạo hành lang pháp lý đồng bộ quản lý tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”, đến nay, đã có khoảng hơn 24.000 công trình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước được quản lý từ Trung ương đến địa phương thông qua công cụ cấp phép.
  • Hương Khê- Hà Tĩnh: Bất ổn ở một Dự án cấp nước sạch
    Hứng nước mưa, sắm dụng cụ đi xin nước về dùng là cách mà hàng trăm hộ dân ở xã biên giới Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã làm nhiều năm nay để có nước đảm bảo vệ sinh sử dụng. Vậy nhưng, khi Dự án nhà máy cung cấp nước sạch được đầu tư xây dựng chính ngay trên địa bàn thì những người dân này lại không được đưa vào đối tượng phục vụ ?.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO