Quảng Ngãi sẽ thu hồi những dự án chậm triển khai, “ôm” đất

Võ Hà | 23/08/2022, 14:44

Tỉnh Quảng Ngãi sẽ xem xét, kiên quyết thu hồi theo quy định của pháp luật đối với những dự án chậm tiến độ, sử dụng đất không đúng mục đích, không đưa đất vào sử dụng góp phần giải quyết tình trạng dự án chậm triển khai, “ôm” đất xí phần.

Nhiều dự án chậm triển khai

Khu kinh tế Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) có diện tích hơn 45.000 ha, nhưng lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hiện quỹ đất dành cho đầu tư dự án phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ gần như đã lấp đầy. Tuy nhiên, thực trạng tại Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi, đang có hàng trăm dự án chậm triển khai, có tình trạng "ôm" đất, không đưa vào hoạt động. Nhiều bãi đấy trống, dự án dang dở hàng chục năm qua.

Tính đến nay, trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi có 349 dự án được cấp chủ trương đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 375.695 tỷ đồng. Riêng tại Khu kinh tế Dung Quất có 243 dự án đã đi vào hoạt động, 105 dự án chậm triển khai. Việc các dự án treo, chậm triển khai đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân tại khu kinh tế này và ảnh hưởng đến môi trường thu hút đầu tư của địa phương.

Sau khi rà soát, tỉnh Quảng Ngãi xác định có 53/105 dự án thuộc nhóm thương mại, dịch vụ và khu dân cư. Nhiều dự án sẽ phải thu hồi và đấu thầu chọn nhà đầu tư. Các dự án còn lại sẽ áp dụng điểm dừng kỹ thuật để xem xét gia hạn tiến độ hoặc thu hồi đất, nhất là các dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất.

du-an-1.jpg
Dự án Khu du lịch (KDL) Thiên Đàng ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi dang dở 16 năm nay

Theo ông Hà Hoàng Việt Phương - Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi cho biết, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan mà sau khi được cấp Quyết định chủ trương đầu tư, một số nhà đầu tư vẫn chưa triển khai đầu tư dự án theo đúng tiến độ đã đăng ký.

Khó khăn, vướng mắc chủ yếu là công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khó khăn, kéo dài dẫn đến nhà đầu tư khó tiếp cận đất đai, làm chậm tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, có một số Chủ đầu tư dự án thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ vẫn còn trông chờ vào việc điều chỉnh Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó có Nghị định số 148/2020/NĐ-CP.

Khắc phục tình trạng "dự án treo"

Trước tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh vừa có văn bản chỉ đạo các Sở, Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch để kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ các quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, công khai quy hoạch và kế hoạch thực hiện các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt thuộc địa bàn quản lý theo quy định.

Ông Minh yêu cầu Ban Quản lý phối hợp chặt chẽ với các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường và các sở, ban ngành liên quan trong việc lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm; Lập Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh; chủ động triển khai lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển cho các đô thị, khu vực phát triển đô thị thuộc địa bàn quản lý và kiểm soát chặt chẽ tốc độ, chất lượng phát triển đô thị.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Ban Quản lý kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn; Cung cấp thông tin, theo dõi, đôn đốc tiến độ các dự án thuộc địa bàn quản lý; kiểm tra, rà soát và xử lý theo thẩm quyền các dự án chậm tiến độ thuộc địa bàn quản lý theo quy định.

trungtamdaynghe1.jpg
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tồn tại nhiều dự án treo, "xí" đất rồi để đó

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh còn yêu cầu các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, TN&MT hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị có liên quan trong việc triển khai các nội dung về: lập, thẩm định, phê duyệt và công khai quy hoạch, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt.

Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi có nhiệm vụ tham mưu UBND tỉnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quản lý, sử dụng đất đai tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất; kịp thời phát hiện, xử phạt, xử lý các hành vi vi phạm về đất đai; tham mưu UBND tỉnh xem xét, kiên quyết thu hồi đối với những dự án sử dụng đất không đúng mục đích, không đưa đất vào sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm so với quy định.

Bài liên quan
  • Quảng Nam: Dự án “treo” 25 năm có nguy cơ thành điểm nóng
    (TN&MT) - Đến nay, Dự án Làng Đại học thuộc địa phận Đà Nẵng và Quảng Nam mới chỉ triển khai được một phần thuộc địa phận TP Đà Nẵng. Việc dự án kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống nhân dân, công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội và xây dựng tại địa phương, nguy cơ tạo thành điểm nóng nếu không giải quyết kịp thời

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
  • Nhiều chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai góp phần xóa đói giảm nghèo
    (TN&MT) - Trên cơ sở định hướng tại các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều quy định quan trọng trong quản lý, sử dụng đất nông nghiệp nói chung, trong đó có thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp nói riêng nhằm hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
  • Có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
    Chính phủ yêu cầu Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với một số Bộ ngành địa phương có chính sách phù hợp ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất; có quy định tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sản xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo quy hoạch…
  • Khẩn trương tổng hợp, xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 164/CĐ-TTg ngày 18/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đất
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
  • 32 địa phương đề nghị điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025
    Sáng 16/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã có buổi làm việc với Cục Quy hoạch và phát triển tài nguyên đất và một số đơn vị liên quan về công tác chuẩn bị thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) cấp tỉnh và điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 đã được Thủ tưởng Chính phủ phân bổ.
  • Kon Tum: Nỗ lực cấp đất ở, đất sản xuất cho người đồng bào dân tộc thiểu số
    Hiện tại, tỉnh Kon Tum đã thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đồng thời, Kon Tum còn tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các chính sách trên đạt hiệu quả; phấn đấu đến năm 2025, 100% hộ đồng bào DTTS có đất ở, đất sản xuất để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Chú trọng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn Quỹ phát triển đất
    (TN&MT) - Quỹ phát triển đất của địa phương do UBND cấp tỉnh thành lập, có chức năng nhận vốn từ nguồn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để ứng vốn và chi hỗ trợ trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; tạo quỹ đất và phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tại Quảng Bình, những năm qua, hoạt động hiệu quả của Quỹ phát triển đất đã góp phần tăng thu cho ngân sách địa phương.
  • Lào Cai ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất năm 2023
    (TN&MT) - Để chủ động trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm kịp thời, đáp ứng tiến độ của các dự án và làm cơ sở để bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho việc tổ chức thực hiện định giá đất. Vừa qua, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch số 121/KH-UBND định giá đất cụ thể năm 2023 trên địa bàn toàn tỉnh.
  • UBND tỉnh Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    (TN&MT) - Ngày 14/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước chủ trì Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cụ thể và khoa học hơn
    Sáng 14/3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” với hình thức trực tiếp tại điểm cầu trụ sở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam kết hợp trực tuyến tại 3 điểm cầu tại Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.
  • Lạng Sơn: Tập trung giải phóng mặt bằng hơn 120 dự án
    (TN&MT) - Năm 2023, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục giải phóng mặt bằng (GPMB) hơn 120 dự án. Để bàn giao mặt bằng và đưa các dự án này vào triển khai theo kế hoạch đề ra, tỉnh Lạng Sơn đã và đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ GPMB.
  • Long An: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Long An đã tập trung phát huy tối đa nguồn lực đất đai, nhất là những tiềm năng, lợi thế riêng đưa địa phương phát triển nhanh, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững. PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Út - Chủ tịch UBND tỉnh Long An xung quanh nội dung này.
  • Đẩy nhanh cấp “sổ đỏ” cho bà con dân tộc: Trao giá trị đất để phát triển kinh tế ở Thới Lai (Cần Thơ)
    Trong thời gian qua, nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, UBND huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ) đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) cho hộ gia đình, cá nhân, nhất là đồng bào tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện, giúp họ yên tâm sử dụng đất cũng như đầu tư phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Đồng Hới
    (TN&MT) - Ngày 9/3, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 499/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 thành phố Đồng Hới.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO