Quảng Ngãi: Sẽ bơm, hút 8.000 lít dầu từ tàu hàng gãy đôi trên biển để hạn chế ô nhiễm

Lan Anh | 01/02/2023, 16:49

(TN&MT) - Phương án đưa ra là sẽ thả phao quanh tàu hàng gặp nạn, không cho rò rỉ dầu, sau đó sẽ khảo sát để lắp ráp hệ thống ống bơm, hút dầu và đưa vào bờ.

Ngày 1/2, UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã phê duyệt phương án ứng phó sự cố tràn dầu do tàu Hoàng Gia 46 gặp sự cố trên vùng biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo đó, hiện nay trên vùng biển tỉnh Quảng Ngãi đang có gió cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động mạnh. Tàu bị mắc cạn, thân tàu bị vỡ, có thể xảy ra dầu tràn vùng biển trong thời gian đến. Dự kiến lượng dầu tràn tạo ra nguy cơ cháy, nổ trực tiếp đe dọa đến người, tài sản và môi trường toàn bộ khu vực biển, bãi biển, các công trình ven bờ tại khu vực biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

tau2.jpg
Tàu Hoàng Gia 46 gặp sự cố trên vùng biển Sa Huỳnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo phương án ứng phó của tỉnh Quảng Ngãi, trường hợp sự cố dẫn đến lượng dầu tràn vượt quá khả năng ứng phó của Công ty TNHH Hoàng Gia thì Ban Chỉ huy Ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Quảng Ngãi hỗ trợ lực lượng, phương tiện và triển khai phương án ứng phó.

Huy động các phương tiện, trang thiết bị, vật tư, nhân lực từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh, Cảng vụ hàng hải tỉnh, Bệnh viện Đa khoa thị xã Đức Phổ, Sở TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công ty CP Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi thực hiện bơm thu hồi dầu tràn, sử dụng phao quây dầu chuyên dụng 30m/đoạn, bồn chứa cơ động triển khai dưới nước, trên cạn, tấm thấm dầu, thiết bị xử lý ô nhiễm đường bờ, túi đựng chất thải nguy hại…

Sở TN&MT dùng thiết bị để quan trắc, đánh giá mức độ ảnh hưởng môi trường.

Trường hợp sự cố tràn dầu vượt khả năng ứng của của Công ty CP Dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, sẽ huy động lực lượng của các công ty gồm Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn, Công ty CP thép Hòa Phát, Công ty CP Gemadept và Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Miền Trung (SOS).

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Công an tỉnh, UBND thị xã Đức Phổ sơ tán, di chuyển các tàu thuyền đang neo đậu trong khu vực có sự cố ra khỏi khu vực, thiết lập hành lang an toàn trên bờ và trên biển, không cho người và phương tiện không có chức năng ứng phó sự cố tràn dầu đi vào khu vực sự cố, bảo vệ tài sản của chủ tàu, tính mạng của người dân.

tau.jpg
Tàu Hoàng Gia 46 gãy đôi, dự tính khi thời tiết thuận lợi sẽ hút 8.000 lít dầu có nguy cơ tràn ra biển

Đội ứng phó trên bờ của thị xã Đức Phổ huy động trang thiết bị ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở xăng dầu tại địa phương nhanh chóng tiếp cận hiện trường triển khai phao quây dầu dọc theo đường bờ, không cho dầu tràn vào bờ, dùng tấm thấm dầu thấm hút thu hồi dầu tràn…

Được biết, phía chủ tàu đã trình phương án là chủ tàu thuê nhà thầu có chuyên môn cùng thiết bị sẽ tiếp cận tàu khi thời tiết thuận lợi. Đơn vị trục vớt dầu sẽ thả phao quanh tàu mắc cạn, không cho dầu rò rỉ ra ngoài, sau đó các thợ lặn và kỹ sư sẽ khảo sát để ráp hệ thống ống bơm hút dầu, sau đó chở vào bờ...

Trước đó, tàu sắt Hoàng Gia 46 thuộc Công ty TNHH Vận tải biển Hoàng Gia (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), trên tàu có 11 thuyền viên, tàu chở 2.715 tấn gạo và trên tàu còn khoảng 8.000 lít dầu DO. Vào lúc 10 giờ 10 phút ngày 26/1, khi đi vào vùng biển tỉnh Quảng Ngãi, cách Đông Bắc mũi Sa Huỳnh khoảng 2 hải lý, tàu va vào đá ngầm, bị thủng đáy tàu. Đến 14 giờ 50 phút cùng ngày, 11 thuyền viên trên tàu đã được lực lượng chức năng và người dân hỗ trợ đưa vào bờ an toàn, trong đó có 2 thuyền viên bị thương nhẹ và được đưa đi bệnh viện điều trị. Mấy ngày sau, tàu hàng bị sóng đánh gãy đôi.

Bài liên quan
  • Quảng Ngãi: Nguy cơ 8.000 lít dầu DO tràn ra biển do tàu hàng gặp sự cố
    (TN&MT) - Do thời tiết xấu, bị sóng lớn đánh mạnh khiến tàu Hoàng Gia 46 đang trôi dạt vào vùng biển Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi bị gãy đôi và nghiêng. Trong khi đó, trên tàu còn khoảng 8.000 lít dầu D.O, gây nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên biển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Mưa đá xuất hiện tại miền núi Thừa Thiên – Huế
    Một trận mưa đá vừa xảy ra tại huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên – Huế, không thiệt hại về người.
  • Thời tiết ngày 25/3: Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm 25/3, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa vừa, mưa to.
  • Lạng Sơn: Giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học giúp dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Được ví như “lá phổi xanh” vùng Đông Bắc, với trên 8.200ha rừng trải rộng trên địa bàn 5 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Lạng Sơn, rừng đặc dụng Hữu Liên là địa bàn sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc từ bao đời nay. Nhờ được giao khoán bảo vệ rừng, giữ gìn, bảo tồn đa dạng sinh học, làm du lịch sinh thái đã tạo nguồn sinh kế ổn định cho bà con, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Thời tiết ngày 24/3: Nắng nóng gay gắt trước khi giảm nhiệt
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong ngày 24/3, khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ trên 39 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất 35-45%.
  • Ngay sau nắng nóng diện rộng, miền Bắc sắp đón không khí lạnh
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, từ chiều tối và đêm 24/3 trở đi, có một đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Bắc, gây mưa rào và dông mạnh ở khu vực Việt Bắc, Đông Bắc.
  • Các nước Bắc Âu chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Chiều 23/3, tại Hà Nội, Đại sứ quán các nước Bắc Âu tại Việt Nam (Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển) đã phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm “Giải pháp xanh cho kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải: Kinh nghiệm của Bắc Âu và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.
  • Tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì
    (TN&MT) - Sáng 23/03, Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Đại sứ quán Na Uy và một số đơn vị tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng định mức chi phí tái chế sản phẩm, bao bì (Fs).
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Văn Yên (Yên Bái): Sâu rộng phong trào bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức Lễ phát động Phong trào “Mỗi người - Mỗi ngày một việc, góp phần làm sạch môi trường”, phong trào đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân.
  • Hà Tĩnh: Chặn ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật
    (TN&MT) - Nông nghiệp đã và đang chiếm ưu thế về thu hút lực lượng lao động trên địa bàn Hà Tĩnh, nhất là ở khu vực nông thôn. Song song đó làm gia tăng nhiều sức ép lên môi trường, yêu cầu cần triển khai các giải pháp để chủ động kiểm soát, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất.
  • Công nghệ cao - giải pháp đột phá cho dự báo thiên tai
    (TN&MT) - Những năm qua, để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), ngành khí tượng thủy văn (KTTV) luôn chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai. Mục tiêu chung là giảm nhẹ rủi ro thiên tai, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước.
  • Thông tin KTTV: Đầu vào quan trọng của các hoạt động kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Nắm bắt thông tin KTTV giúp con người chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện đảm bảo để quá trình phát triển hạn chế được các rủi ro từ thời tiết, khí hậu. Vì vậy, thông tin KTTV được đánh giá là đầu vào quan trọng của các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO