Quảng Ngãi, Quảng Nam khẩn trương ứng phó với mưa lũ lớn

Lan Anh | 08/11/2021, 18:54

(TN&MT) - Ngoài chủ động cấm các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ dân tại các khu vực có nguy cơ ngập sâu, sạt lở đất, lũ quét, các địa phương Quảng Nam, Quảng Ngãi yêu cầu theo dõi mực nước các hồ chứa nước để kịp thời xử lý các sự cố có thể xảy ra.

Tại Quảng Ngãi: Chiều 8/10, Ban Chỉ huy PCTT&TKKN tỉnh Quảng Ngãi đã có công điện về chủ động ứng phó với với đợt mưa lớn kéo dài, lũ trên các sông khả năng sẽ lên nhanh.

Theo đó, cấm tất cả các phương tiện, tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại) khi vùng biển tỉnh Quảng Ngãi có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Theo dõi chặt chẽ, thông báo cho chủ phương tiện biết về diễn biến của vùng thời tiết nguy hiểm; giữ thông tin tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Tuyệt đối không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè khi có sóng, gió lớn.

Nhiều tuyến đường tại TP.Quảng Ngãi đã bị ngập do mưa lớn

Các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật kịch bản ứng phó với tình huống mưa, lũ lớn, sạt lở đất có thể xảy ra; đối với việc di dời, sơ tán dân trong điều kiện phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh cần ưu tiên tổ chức thực hiện theo hướng xen ghép, dân xen ghép với dân, khu dân cư xen ghép với khu dân cư, hạn chế sơ tán tập trung.

Ông Hồ Trọng Phương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho biết, vừa qua mưa lũ lớn diễn biến phức tạp nhưng một số ít người dân vẫn rất chủ quan nên đã xảy ra thiệt hại về người rất đáng tiếc, do đó các địa phương cần tăng cường thông tin, tuyên truyền về mưa, lũ và các biện pháp ứng phó đến người dân; bố trí lực lượng canh gác 24/24 giờ, cắm biển cảnh báo và quyết liệt trong việc ngăn cấm người dân đi lại qua các khu vực nguy hiểm; không để người dân đánh cá, vớt củi trên sông trong thời gian có mưa, lũ.

Quảng Ngãi lên các phương án ứng phó ngập lụt trên diện rộng do mưa lớn trong những ngày tới

Tỉnh Quảng Ngãi cũng đặc biệt lưu ý các khu vực đã bị sạt lở đất và có nguy cơ cao bị sạt lở đất do mưa, lũ vừa qua tại các huyện miền núi: Trà Bồng, Ba Tơ, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long và khu dân cư vùng trũng, thấp thường xuyên bị ngập sâu thuộc các xã ven sông Vệ, Trà Bồng, Trà Câu, Phước Giang, Thoa tại các huyện Nghĩa Hành, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Bình Sơn, thị xã Đức Phổ.

Tại Quảng Nam: Mưa lớn từ chiều ngày 8/11 đã khiến nước lũ sông suối bắt đầu dâng cao, băng qua một số cầu ngầm trên tuyến giao thông liên thôn, liên xã gây chia cắt cục bộ một số nơi ở các huyện miền núi.

Ông Trương Xuân Tý, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã văn bản yêu cầu các đơn vị quản lý các hồ chứa thủy điện vận hành điều tiết nước.

Theo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, vào lúc 12h, cùng ngày, mực nước hồ thủy điện A Vương là 374.15 m; Đak Mi 4 là 252.90 m; Sông Bung 4 là 217.09 m và Sông Tranh 2 là 170.05 m.

Hồ thủy điện Đak Mi 4 vận hành điều tiết nước

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu bắt đầu vận hành các hồ chứa thủy điện trên. Cụ thể, công ty Thủy điện Sông Tranh vận hành hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 với lưu lượng xả bằng lưu lượng nước về hồ cộng thêm (300 ÷ 450)m3/s nhằm hạ dần mực nước hồ về cao trình +168m trước 16 giờ ngày 9/11. Khi mực nước hồ hạ đến cao trình +168m thì vận hành lưu lượng xả bằng lưu lượng nước về hồ.

Công ty CP Thủy điện Đak Mi, công ty CP Thủy điện A Vương, công ty Thủy điện Sông Bung tổ chức vận hành nhằm hạ dần mực nước hồ thủy điện Đak Mi 4 về mực nước đón lũ thấp nhất (+251,5 m), hồ thủy điện A Vương về cao trình mực nước +373,5 m, hồ thủy điện Sông Bung 2 về cao trình mực nước +597 m trước 4 giờ ngày 9/11.

Ngoài ra, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam đã có văn bản về việc đảm bảo an toàn cho vùng hạ du sông Vu Gia- Thu Bồn. Cụ thể, tổ chức thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông; cơ sở nuôi trồng thủy sản trên sông, phương tiện vận tải thủy; các bến đò, ngầm tràn; các hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác cát sỏi biết thông tin điều tiết các hồ chứa thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh đảm bảo an toàn về người, tài sản.

Bài liên quan
  • Chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt và sạt lở đất
    (TN&MT) - Chiều 7/11, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai đã có Công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng dự Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á Châu
Từ ngày 05-10/6, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Hội đồng Giám mục Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Liên Hội đồng Giám mục Á châu (FABC) với chủ đề “50 năm FABC: Nhìn lại các văn kiện và áp dụng”. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đến tham dự và phát biểu tại Hội nghị.
Đừng bỏ lỡ
  • Chông chênh mùa màng Tây Bắc
    (TN&MT) - Tháng 5, trời Tây Bắc bước vào những ngày nắng nóng kỷ lục. Nhiệt độ ngoài trời có lúc trên 40 độ C. Sông hồ cạn nước, khí hậu oi bức… So với những năm trước đây khí hậu Tây Bắc bây giờ khắc nghiệt hơn nhiều. Nắng lắm, mưa nhiều… nhiệt độ các mùa đều tăng lên rõ rệt.
  • Ấm no từ những cánh rừng
    (TN&MT) - Dưới những tán rừng rộng lớn và xanh thẳm, bà con nông dân ở Thừa Thiên – Huế ngước nhìn với ánh mắt hạnh phúc. Họ đã thoát nghèo. Với họ, vùng đất khó giờ không còn khó nhờ tinh thần vươn lên trong lao động, sản xuất. Màu xanh bạt ngàn của những núi đồi đang thời kỳ sinh trưởng, phát triển tốt khẳng định khát vọng làm giàu của người dân.
  • Phú Thọ hướng tới chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải
    (TN&MT) - Tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch với mục tiêu nhằm phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
  • Đà Nẵng đồng loạt tổ chức ngày hội thu gom rác tái chế
    Ngày 8/6, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND các quận, huyện đồng loạt tổ chức những ngày hội thu gom rác tái chế trên địa bàn thành phố, hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam.
  • Xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên
    (TN&MT) - Ngày 9/6, tại Hà Nội, Tạp chí TN&MT tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2023 với chủ đề “Giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành tài nguyên”. Đây là sự kiện thường niên hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) và Ngày Đại dương thế giới (8/6), đặc biệt là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập Tạp chí TN&MT.
  • Thời tiết ngày 9/6: Mưa dông tập trung về chiều tối
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong hôm nay (9/6), tất cả các khu vực trên cả nước sẽ có mưa,  tập trung vào chiều và tối.
  • Thúc đẩy hợp tác ASEAN về quản lý thiên tai năm 2023
    (TN&MT) - Theo trình tự luân phiên giữa các quốc gia ASEAN, năm 2023, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN về Quản lý thiên tai (ACDM), đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về Quản lý thiên tai lần thứ 11 và các phiên họp liên quan của ACDM, Trung tâm điều khối khu vực ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA)…
  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở TP. Hội An và huyện Núi Thành
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn số 3577/UBND-KTN về việc đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn thành phố Hội An và xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành.
  • El Nino tác động đến đời sống xã hội: cảnh báo và giải pháp - Nhanh chóng xây dựng kịch bản ứng phó
    (TN&MT) - Theo nhận định của cơ quan khí tượng thủy văn (KTTV), năm 2023, có khả năng sẽ xác lập nhiều kỷ lục nắng nóng và các hình thái thời tiết dị thường do tác động của hiện tượng El Nino kết hợp xu thế nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Linh hoạt giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Nằm ở vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, địa hình Mường Lát cơ bản là đồi núi, dân số ít và chủ yếu là đồng bào dân tộc. Nơi đây thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề trước các hiện tượng thời tiết cực đoan do tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, rất cần thiết phải có các giải pháp cụ thể nhằm từng bước nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng và nhận thức của người dân về những hậu quả của thiên tai.
  • Ngành KTTV trước xu hướng thời tiết nguy hiểm: Hướng tới mô hình hóa và dự báo tác động
    (TN&MT) - Việc xây dựng công cụ dự báo, cảnh báo, cũng như cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV rất cấp thiết trong bối cảnh nhiều loại hình thời tiết, thiên tai cực đoan có thể xuất hiện vào nửa cuối mùa hè năm nay do hiện tượng El Nino.
  • Hậu Giang quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường: Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) theo đúng tinh thần Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) đã đề ra, góp phần thúc đẩy các lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển ổn định, bền vững.
  • Đắk Nông: Phí dịch vụ môi trường rừng “tiếp sức” ngành lâm nghiệp
    (TN&MT) - Từ khi triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), tình trạng khó khăn về nguồn kinh phí cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các công ty lâm nghiệp được tháo gỡ một phần. Tính trong giai đoạn 2012 đến tháng 4/2023, tổng số tiền DVMTR đã thu thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Nông là hơn 982,5 tỷ đồng, tổng số tiền DVMTR đã chi là 808,7 tỷ đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO